Friday, March 1, 2013

Nguyễn Đắc Kiên "VERSUS" Nguyễn Phú Trọng




Bài viết nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: 
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”





Bài viết nhà báo Nguyễn Đắc Kiên:
https://www.facebook.com/nguyendackien

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng.


Bằng tất cả sự tôn trọng dành cho người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. 
Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. 
Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … 
Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?

Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? 
Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng…  đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc là suy thoái. Ông đương kim Tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.

Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:

1) Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2) Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3) Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4) Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5) Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tước đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.




Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên: Tôi không bất ngờ khi bị thôi việc


Báo Gia Đình & Xã hội kỷ luật buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên do anh có bài viết trên trang blog phản đối những ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lý do anh Nguyễn Đắc Kiên bị buộc thôi việc là do anh có bài viết trên trang blog phản đối những ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về những người góp ý sửa hiến pháp năm 1992, yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, thiết lập thể chế tam quyền phân lập...




Bị mất việc vì phê phán Tổng bí thư


Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, người vừa bị buộc thôi việc do viết bài phê phán Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. 







Anh Nguyễn Đắc Kiên không còn tư cách là phóng viên Báo Gia đình & Xã hội





"Mời nhân dân góp ý mà dùng quân đội, công an đe dọa dân, NPT đã tỏ ra xảo quyệt. Dân góp ý thẳng thắn về các quyền tự do căn bản lại lên án dân suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống... là hỗn xược. Đòi "xử lý" dân khi góp ý là độc ác vì ai cũng biết rằng "làm việc" hay "xử lý" kiểu CS là hăm dọa, đuổi việc, trả thù, khủng bố, tra tấn, giam lỏng, bỏ tù..."

Trong những ngày qua, khắp thế giới đã vang lên lời Tuyên bố công dân của ký giả Nguyễn Đắc Kiên cùng sự phê phán lời phát biểu phản dân chủ của Nguyễn Phú Trọng. Ký giả NĐK được ủng hộ nhiệt liệt trong khi Tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng bị lãnh búa rìu dư luận và phải học nhiều bài học cay đắng về dân chủ, tư cách và đạo đức làm người.

Vì đâu nên nỗi? Nguyên do là Tổng bí CS Trọng mời nhân dân "tự do" đóng góp ý kiến sửa đổi hiếp pháp, liền sau đó, lại răn đe bằng cách yêu cầu lực lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá đảng và Nhà nước". Trắng trợn nhất là, ngày 25/2/2013, NPT cho rằng "đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng, muốn đa nguyên đa đảng, có tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, kí đơn tập thể" là "suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống... Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này".

Mời nhân dân góp ý mà dùng quân đội, công an đe dọa dân, NPT đã tỏ ra xảo quyệt. Dân góp ý thẳng thắn về các quyền tự do căn bản lại lên án dân suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống... là hỗn xược. Đòi "xử lý" dân khi góp ý là độc ác vì ai cũng biết rằng "làm việc" hay "xử lý"kiểu CS là hăm dọa, đuổi việc, trả thù, khủng bố, tra tấn, giam lỏng, bỏ tù...

Nhân dân là cha mẹ của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Trước khi là đảng viên, công an, quân đội hay một ngành nghề gì, mọi người đều là nhân dân và do dân sinh ra, nuôi dưỡng. Đến khi trưởng thành, họ mới gia nhập và trở thành các tầng lớp đó. Hỗn xược với dân là hỗn xược với cha mẹ sẽ không bao giờ được nhân dân yêu mến và ủng hộ. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo trên thế giới chỉ thuyết phục hay kêu gọi dân chúng ủng hộ đường lối do họ đề ra và không bao giờ dám hỗn với dân. Kết án "cha mẹ" suy thoái đạo đức, lối sống... khi "góp ý sửa đổi hiến pháp", NPT quả xứng với hỗn danh "Trọng Lú hỗn hào".

NPT đã hành xử không bằng đứa trẻ con. Với sự thiếu chữ tín và bình đẳng, trong quan hệ xã hội, NPT bị coi như kẻ lường gạt, đàng điếm; trong quan hệ quốc tế, bị coi là kẻ lưu manh chính trị không gây được sự tin cậy, hợp tác. Điều này sẽ đưa đất nước đến chỗ bị cô lập, nghèo nàn và hèn yếu.

Bức xúc với cách hành xử ngang ngược, hỗn hào của NPT, ký giả Nguyễn Đắc Kiên đã sử dụng quyền công dân của mình--mọi người đều bình đẳng trước pháp luật--vạch rõ cho NPT thấy rằng "ông không có tư cách để nói với toàn dân" những điều như trên vì chỉ là chủ tịch băng đảng CS. Những câu hỏi ký giả NĐK nêu ra cũng khiến Trọng phải á khẩu: "Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?"

Lần đầu tiên dưới chế độ độc tài CS, không qua kiến nghị "xin-cho", một người dân--ký giả Nguyễn Đắc Kiên, với tư cách công dân, bất chấp nguy hiểm, can đảm tuyên bố những điều mình muốn: "... tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam... ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam... ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập... ủng hộ phi chính trị hóa quân đội... "

Lời tuyên bố của ký giả Nguyễn Đắc Kiên đã nhanh chóng vang xa trên toàn thế giới và trở thành "Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do" đăng trên Dân Làm Báo với hàng ngàn chữ ký ủng hộ vì hợp lòng dân. Điều này cho thấy nhân dân Việt Nam khao khát tự do, dân chủ và chán ghét đảng CS độc tài, thối nát.

Nguyễn Đắc Kiên và Nguyễn Phú Trọng đã cho thấy hai tư cách khác nhau một trời một vực: một người cương trực, vì dân vì nước bất chấp nguy hiểm bị đe dọa; một người hèn với giặc, ác với dân, ăn gian nói dối, luôn mồm biết ơn giặc Tầu mà lại sẵn sàng dùng bạo lực đàn áp nhân dân VN theo kiểu luật rừng. Đó là lý do tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, công dân can đảmNguyễn Đắc Kiên đã được nhân dân kính trọng, yêu mến; trong khi đó, Nguyễn Phú Trọng bị coi thường, khinh bỉ dù ở vị trí quyền lực cao chót vót.



Nhóm “Công dân tự do” ra tuyên bố ủng hộ PV Nguyễn Đắc Kiên

ndk-305.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, ảnh chụp trước đây.
Courtesy NguyenDacKien's facebook

Tán đồng

Những người ký tên vào Lời Tuyên bố là những blogger, nhà báo, nhân sĩ, sinh viên… Nội dung của Lời tuyên bố cho biết  họ sát cánh với nhà báo Nguyễn Đức Kiên; đồng thời kêu gọi những công dân khác cùng sác cánh với họ nêu ra 5 tuyên bố.
Thứ nhất họ không chỉ muốn bãi bỏ điều 4 qui định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà cũng như trong bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là muốn tiến hành một hội nghị lập hiến. Từ đó lập ra một hiến pháp mà họ cho là thực sự phản ánh ý chí của toàn thể người dân Việt Nam. Nhóm cũng nói họ ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ và vì hòa bình. Nhóm cũng ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập; tăng tính tự trị cho các địa phương , xóa bỏ những tập đoàn quốc gia làm tiêu tốn ngân sách nhà nước… Nhóm cho rằng họ có quyền tự do được tuyên bố những điều như vừa nêu không ai có thể tước đoạt quyền đó của họ.




THƠ   Nguyễn Đắc Kiên
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyendackiens-poems-ml-03022013151638.html


nguyen-dac-kien-305.jpg
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Photo courtesy of NguyenDacKien's facebook



Vì khó khăn và bị bao vây như vậy nên bài viết của Nguyễn Đắc Kiên trở thành một trận sóng thần thông tin khi một nhà báo trẻ, đã vượt lên sợ hãi công khai viết một bài viết phản bác lại tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông này đi ngược lại mọi quy chuẩn chính trị cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là suy thoái đạo đức, khi họ đòi hỏi phải bỏ Điều 4 Hiến pháp, phải tam quyền phân lập và phi chính trị hóa quân đội.










Vì người ta cần ánh mặt trời - THƠ Nguyễn Đắc Kiên

Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
Bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
Hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
Hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
Bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
Chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
Cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
Không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
Lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
Khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
Biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
Mày phải sợ, mày ơi mày phải sợ,
Sợ nữa đi có sợ mãi được không,
Cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
Mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

Bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
Lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
Còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
Sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
Cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
Vì người ta cần ánh mặt trời,
Tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!

Nguyễn Đắc Kiên





















Cô Giáo bị buộc thôi việc vì khuyến khích học sinh tìm hiểu thông tin trên Internet

Báo chí Việt Nam gần đây đưa tin một giáo viên dạy văn tại trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam, là thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, bị cho thôi việc vì “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà Nước.                                                            
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-06-04
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
cogiaohanh-06022009-305.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh.
Photo courtesy of blog Gió Mới
                                                                                Cô Hạnh còn bị buộc tội "xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục.”
Chúng tôi liên lạc với nhà giáo này để tìm hiểu sự việc. Cô cho biết, cô tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại Học Đà Lạt với luận văn có đề tài “Hoàng Cầm Trong Tiến Trình ThơViệt Nam Hiện Đại.”  Và cô cũng nói rằng, chính cô đã chọn Quảng Nam làm mảnh đất khởi đầu cho nghềdạy học của mình. Xin giới thiệu bài phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao với cô Nguyễn Thị Bích Hạnh sau đây.
Quyết định này không rõ ràng. Bản thân họ, những người ra quyết định, cũng không hiểu rõ những chuyện giữa tôi và học trò.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh

Bị điều tra và buộc thôi việc

Thin Giao: Xin được hi, các danh t “thôi vic,” “đui vic,” và “ngưng hp đng,” danh t nào phù hp nht vi hoàn cnh ca ch?
Nguyn Th Bích Hnh: Tôi nghĩ không có danh từ nào phù hợp với hoàn cảnh của tôi cả.
Tôi nghĩ tôi làm việc với tinh thần nghiêm túc và với tâm huyết của một nhà giáo. Quyết định của Sở Giáo Dục làm tôi không hài lòng.
Quyết định này không rõ ràng. Bản thân họ, những người ra quyết định, cũng không hiểu rõ những chuyện giữa tôi và học trò. Họ chỉ nghe thông tin từ học trò, từ công an và từ những người khác. Họ làm việc với nhau rất lâu, và rồi đưa ra quyết định buộc thôi việc tôi.
Tôi thấy rằng hành động của họ là vi phạm quyền dân chủ và không tôn trọng nhân quyền. Họ xử lý công việc liên quan đến tôi mà không hỏi ý kiến tôi và ngay khi công an điều tra sự việc, họ cũng không gặp tôi. Họ chỉ áp lực sang Sở và Sở đưa đến quyết định như vậy.
Thin Giao: Cơ quan nào có tiếng nói quyết đnh trong v ca ch?
Nguyn Th Bích Hnh: Cơ quan có tiếng nói quyết định trong sự thôi việc tôi là Sở Giáo Dục. Nhưng trước đó thì Sở không biết điều gì cả. Công an điều tra trước, điều tra học trò rất kỹ, rất lâu. Sau đó thì họ gặp Hiệu Trưởng, làm việc với Giám Đốc Sở, và Sở đưa ra quyết định buộc thôi việc tôi.
Thin Giao: Gia ch và trường Nguyn Bnh Khiêm có hp đng làm vic không?
Nguyn Th Bích Hnh: Tôi về tỉnh Quảng Nam theo diện thu hút nhân tài. Sở Giáo Dục phân tôi về trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.
****
Quý vị đang theo dõi cuộc phỏng vấn Đài chúng tôi với cô giáo dạy văn Nguyễn Thị Bích Hạnh, người vừa bị cho thôi việc tại trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm vì “xuyên tạc đường lối của Đảng … truyền bá trang web phản động …” Thạc sĩ Bích Hạnh cho biết cô khuyến khích học trò chuyên của mình bớt chơi game mà nên dành thời gian tìm kiếm tri thức trên mạng. Cô đã giới thiệu với học trò các website, chẳng hạn talawas, Hợp Lưu, Tiền Vệ. Liên quan đến luận văn thạc sĩ, cô Bích Hạnh cũng nhận định “Nhân Văn Giai Phẩm cùng nhóm Sáng Tạo là 2 nhóm có khả năng cách tân thơ, cách tân nền văn học Việt Nam. Tiếc rằng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã bị dập tắt nhanh chóng…” Xin tiếp tục theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây.
***
Khi dạy xong theo phân phối chương trình, tôi có nói rằng các bạn về nhà, đào sâu, tự nghiên cứu, tự tìm tòi thêm về tác phẩm. Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu trên mạng vì hiện nay trên mạng có nhiều bài viết đăng tải thông tin rất thú vị.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh

Tuyên truyền chống Nhà nước?

Thin Giao: Báo chí nói ch có nhng bài ging không đúng đường li chính sách lut pháp ca Nhà Nước. Theo trí nh, chcó nói nhng điu như vy vi hc trò ca mình?
Nguyn Th Bích Hnh: Tôi có nói, nhưng với nội dung thế này. Khi lên lớp, tôi dạy bài “Hai Đứa Trẻ,” một bài tiếng Việt, một bài phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
“Hai Đứa Trẻ” là bài giảng văn rất hay, nhưng thời lượng không cho phép. Khi dạy xong theo phân phối chương trình, tôi có nói rằng các bạn về nhà, đào sâu, tự nghiên cứu, tựtìm tòi thêm về tác phẩm. Đây là một tác phẩm hay, các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu trên mạng vì hiện nay trên mạng có nhiều bài viết đăng tải thông tin rất thú vị.
Tôi cũng nói không phải bài viết nào trên mạng cũng hay. Có những bài hay, nhưng cũng có những bài chúng ta đọc và chọn lựa thông tin.
Tôi có nói các bạn cần cẩn thận với thông tin trên mạng, vì gần đây “cô đọc một bài viết trên mạng của giáo sư Lê Hữu Mục nói rằng Nhật Ký Trong Tù không phải của Bác Hồ.”
Tôi nói các bạn cần cẩn thận khi xử lý thông tin. Lúc đó, một em học sinh phát biểu rằng Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy. Tôi trả lời, rằng “cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận, nó vẫn tồn tại.”
Tiếp theo, tôi dạy tiết “phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.” Tôi nói với học trò, cách trả lời phỏng vấn rất quan trọng. Nó cho người ta biết người trả lời phỏng vấn có kiến thức bao nhiêu, văn hóa như thế nào, văn hóa ứng xử ra sao.
Khi đưa ra quyết định, họ kết tội tôi hạ bệlãnh tụ và cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài để làm diễn biến hòa bình.
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh
Tôi có lấy một ví dụ bên lề, là khi Nông Đức Mạnh ra nước ngoài, có người hỏi “ở Việt Nam nhiều người nói ông là con Bác Hồ, ông nghĩ sao về điều này.” Tôi nói với học sinh, tôi nghe phong phanh ông ta không nói có, cũng không trả lời không, chỉ trả lời “ở Việt Nam, ai chẳng là con, là cháu bác Hồ.”
Tôi chỉ dạy học trò cách trả lời phỏng vấn. Tôi không có ý định nói Bác Hồ có con riêng hay chuyện này chuyện kia. Nhưng Ban Tuyên Giáo Tỉnh Ủy Quảng Nam nói cô Hạnh nói Bác Hồ có con riêng, và Tuyên Ngôn Độc Lập và Nhật Ký Trong Tù không phải của Bác. Đồng thời còn có một nội dung trong đó cô nói không nên thần thánh hóa Bác Hồ.
Tôi không nói là không nên thần thánh hóa bác Hồ. Tôi nói rằng mọi thiên tài đều là con người. Trước khi nhìn nhận là một thiên tài, hãy nhìn nhận họ dưới góc cạnh một con người để thấy chất người trong con người của họ. Tôi không hề có ý định hạ bệ lãnh tụ hay xuyên tạc, phản động. Nhưng Ban Tuyên Giáo kết luận tôi nói 4 nội dung như thế.
Khi đưa ra quyết định, họ kết tội tôi hạ bệ lãnh tụ và cấu kết với thế lực thù địch nước ngoài để làm diễn biến hòa bình.
Thin Giao: Bây gi ch đnh như thế nào?
Nguyn Th Bích Hnh: Khi nhận quyết định, tôi nghĩ tội này là tội của một ai đó chứ không phải tội mà người ta gán ghép cho tôi. Vì vậy, tôi có ý định viết bài, đăng báo và gởi đơn khiếu kiện lên Sở, yêu cầu Sở giải trình nguyên do dẫn tới buộc thôi việc tôi.
Thin Giao: Xin cám ơn thi gian ca ch.



Thương người em nhỏ, bây giờ ở đâu.

Phải chăng cô giáo Bích Hạnh là nạn nhân của sự ngăn cản thông tin. Khi chưa có nghị định 72 mới ra vừa xong của CP, cách đây vài năm. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh trên bục giảng, đã gợi ý học sinh của mình chịu khó lên mạng để tìm kiếm thông tin bổ sung cho môn học. Lập tức từ phía tuyên giáo của chính quyền nổi lên một cơn thịnh nộ. Báo Dân Trí lên án hành động này và quy kết cho đó là 

 "đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục".


Cô giáo Bích Hạnh bị đuổi việc, lâu dần không ai nhắc đến cô nữa.


Một chiều nắng năm 2010, tôi đến Yên Thành của đất Nghệ An, đi theo Lê Quốc Quân về quê hắn dự đám giỗ bố hắn. Quân dẫn tôi đi thăm làng quê hắn, đến một góc làng có một ngôi nhà lúp xúp thì hắn dừng lại ngó vào, qua hàng rào tre mục lưa thưa, tôi thấy một mảnh vườn phía trước trồng rau cải bắp và vài loại nữa. Quân nói.

- Ông biết cô giáo Bích Hạnh không.?

- À tôi có nghe, cô ấy ở Quảng Nam à.?

Quân lắc đầu.

- Không , nhà cô ấy ở đây, cô ấy dạy học trong Quảng Nam, nhưng vì bảo học sinh tìm kiếm thông tin trên mạng, bị bọn nó đuổi dạy, giờ về nhà rồi, xin việc chẳng nơi nào nhận.

Quân đẩy cái cổng tre, chúng tôi vào nhà. Ngôi nhà thấp lè tè, nền đất, trong nhà có bộ bàn ghế cũ để giữa nhà đã long tróc. Ở góc nhà có một bộ máy tính bàn sản xuất từ đời nào, một giá sách nhỏ. Tò mò tôi lại gần ngó vài thứ giấy tờ trên bàn, đó là những tờ giấy của ai đó đang soạn về một chương trình giáo dục.

Nhà chẳng có ai, ở quê người ta thường để cổng như vậy, hơn nữa thì ngôi nhà này có gì mà để trộm bõ công vào lấy. Chúng tôi ngồi ở ghế giữa nhà một lúc, thì cô giáo Bích Hạnh đi từ ngoài cổng qua sân, tay cầm thúng, tay cầm liềm. Quân cất tiếng chào, cô giáo chào chúng tôi, cất đồ vào bếp và quay lên nhà rót nước mời chúng tôi uống. Hỏi thăm công việc, cô cho biết chưa xin được nơi nào, chẳng đâu người ta nhận, giờ về nhà làm ruộng vườn cùng mẹ.

Tôi nhìn thân hình gầy gò, mảnh mai của cô, hình dung người con gái chịu khổ quyết chí học hành đến lúc có bằng thạc sĩ , vừa chớm ước mơ đứng trên bục giảng vài bữa thì bị tai họa giáng xuống. Mọi ước mơ, mọi công sức học hành giờ tan tành. Trở về nhà mẹ bên miếng ruộng, mảnh vườn tần tảo sống qua ngày.

 Thế rồi dòng đời trôi, tôi cũng không gặp cô nhiều, thỉnh thoảng lại đi cùng Quân về quê. Chuyện trò hàng xóm, tiện nhắc đến cô thì biết cô vẫn ở nhà làm vườn, ruộng, viết sách gì đó.

Nghệ An xảy ra vụ án chống chính quyền của mười mấy thanh niên xứ Nghệ. Theo dõi tin tức về những người bị bắt, hoàn cảnh từng gia đình, từng con người. Họ ở khắp nơi trên tỉnh Nghệ An, có người ở tít tận cuối tỉnh giáp Lào, người giáp Thanh Hóa. Từ đầu này Nghệ an đến đầy kia hàng trăm cây số. Trên cái xe máy cà tàng tôi đến từng nhà người bị bắt, nghe chuyện gia đình họ. Người con đứa lên ba, đứa trong nôi. Người sắp cưới vợ, người đang nuôi mẹ già, người đang học hành dang dở...tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình họ, để bạn bè và những người quan tâm giúp đỡ là một phần nhỏ tôi thấy sức mình có thể làm được trong lúc họ bị tù đày.

 Thế nhưng, giờ tôi thấy mình đã bỏ sót một gia đình. Đó là gia đình cô giáo Bích Hạnh, thật sự chuyện này tôi cũng mới biết không lâu. Hóa ra trong vụ ấy, có người bỏ trốn được, anh ta đã bị phát lệnh truy nã của cơ an an ninh điều tra bộ công an.





Thái Văn Tự, người đã bỏ trốn, nhờ có sự bỏ trốn của anh mà cơ quan an ninh điều tra đã bế tắc không khai thác được thêm thông tin về những người khác nữa. Bây giờ thì chẳng ai biết Thái Văn Tự ở đâu.

 Tự là chồng của cô giáo Bích Hạnh. Họ cưới nhau lúc nào tôi cũng không biết, dù tôi có gặp Tự trước đó vài lần.  Là một kỹ sư ngành tàu biển, đang có công việc và đồng lương tốt, Thái Văn Tự bỏ việc để theo đuổi con đường mà Tự và những người bạn cùng quê hương đã chọn. Mong cho đất nước có tự do, dân chủ và bác ái.

Giờ thì Thái Văn Tự bặt tăm chim trời cá nước. Những người bạn anh vào tù được người đời nhắc đến, Thái Văn Tự ẩn dật nơi nào không ai rõ, kể cả vợ con anh ta.

Cô giáo Bích Hạnh mang thai và sinh đứa con trai khi chồng cô đang trốn lệnh truy nã, giờ bên mảnh vườn, ruộng xơ xác nắng lửa miền Trung ấy, cái căn nhà lụp xụp thấp tè cũ kỹ ấy phải cưu mang thêm một sinh linh nhỏ bé nữa.

Đằng sau những người đấu tranh, là những mảnh đời,  những số phận của mẹ già, vợ dại, con thơ cùng gánh chịu những gian khó với họ.

Thế nhưng đất nước chưa bao giờ dứt những người đấu tranh. Những lớp người này vào tù ngục, lại có lớp khác đứng lên tiếp tục đòi hỏi tự do, công bằng , chủ quyền cho đất nước, cho dân tộc. Sẵn sàng đối diện với thể chế khắc nghiệt luôn đưa họ vào nhà tù hay khắc chế bằng mọi phương thức.

 Cảm ơn những người phụ nữ gày gò, sớm hôm bên mảnh ruộng vườn, tần tảo nuôi con. Không một lời ca thán, dãi bày như cô giáo Bích Hạnh. Từng ấy năm qua, một mẹ một con sống nhờ mảnh vườn, ruông , cô giáo Bích Hạnh âm thầm vượt bao khó khăn mà chưa bao giờ cô muốn kể cùng ai. 




Chẳng biết bao giờ cô và cháu nhỏ gặp lại người chồng, để sống yên bình như bao gia đình khác. Con đường phía trước của cô thật mịt mờ, nhưng cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh ấy vẫn tràn đầy nghị lực sống,vẫn kiên cường đối diện vật lộn với miếng cơm , manh áo hàng ngày như bao thân nhân của những người tranh đấu khác.

Cô vẫn gầy guộc như cánh hạc, giữa cuộc đời giông tố và khắc nghiệt này. Mong cho mẹ con cô vượt qua được mọi gian khó....những  gian khó mà chưa ai biết được ngày nào sẽ qua.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2013/08/thuong-nguoi-em-nho-bay-gio-o-au.html













Sunday, February 24, 2013

Việt Cộng Pháo Kích Trường Tiểu Học Cai Lậy Ngày 9 Tháng 3 Năm 1974

ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE






Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013, VietNamSaiGon  đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Và phục hồi lại các hình ảnh này vào trưa chủ nhật ngày 24/2/2013.
Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này  đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng.
 Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay.
Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn thấy được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy!??







Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay lúc các em đang trong giờ ra chơi. Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Trước đó vào năm 1972, Việt cộng khủng bố cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.
Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác Việt cộng đã sát hại những em học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá, thủ tiêu chứng tích tấm bia lịch sử này. Hiện nay được biết còn 3 người là nhân chứng đã tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích thảm sát của VC sáng ngày 9/3/1974 tại Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy.Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Cả ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ.                                                             




Tưởng nhớ các em học sinh trường tiểu học thị trấn Cai Lậy, tỉnh 
Định Tường, ngày 9 tháng 3 năm 1974.


Hỡi bé thơ ơi, sao vội lìa đời, khi tuổi còn tươi, khi tuổi còn xanh
Tiếng hát ngây thơ bên trường ngày nào,
bây giờ còn đâu khi đạn thù rơi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi
Hỡi bé thơ ơi, sao vội bỏ thầy, bỏ mẹ, bỏ cha, bỏ bạn, bỏ em
Hỡi bé thơ ơi, em tội tình gì, sao vội bỏ đi, em lại bỏ đi
Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa
Lưu luyến vĩnh viễn ra đi.

Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Bằng







Bài thơ "Sân Trường Cai Lậy" của thi sĩ Ngô Văn Thọ là một trong những bản cáo trạng Việt cộng khủng bố tàn sát trẻ em miền Nam tự do trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. 

Tôi vẫn nhớ buổi kinh hoàng Cai Lậy
Giặc pháo vào trường học lúc giờ chơi

Tuổi thơ ngây đang đùa giỡn vui cười
Nằm phơi xác miệng còn trơ viên kẹo
Tôi thấy những người mẹ đi lẽo đẽo
Quanh ngôi trường tìm nhặt mớ thịt xương
Gỡ tóc tai, lẫn máu dính trên tường
Của hai mươi chín thiên thần bé bỏng
Tôi đã thấy hai hàng lệ nóng 
Chảy không ngừng trên gương mặt xanh xao
Của người mẹ buồn héo hắt khổ đau
Nhận xác con nhờ áo lem mực tím...”.

"Sân Trường Cai Lậy" của thi sĩ Ngô Văn Thọ 































"It is horrible, really so horrible that words cannot describe the hell," said wounded school teacher, Miss Nguyen Thi Le who burst into tears. "The school boys were downed in bunches...."





Đạn cối 82 ly Trung cộng (Hình minh họa) 
Chinese 82mm mortar shell












(Người bắn vô trường ở gần tôi.ông ta không hối hận việc làm của mình .ông ta rất hãnh diện về điều đó.tôi từng phỏng vấn ông ta
Ông ta trước kia là du kích địa phương từng đánh trận ấp bắc .barai và vô số trận giết rất nhiều lính VNCH.)








Còn 1 nhân chứng sống tôi biết, lúc đó anh là Trung úy Thiết giáp đang đóng quân ở Cai Lậy, sau này anh là một tù nhân chính trị, anh kể cho tôi nghe về vụ pháo kích này.

https://www.facebook.com/bactruyen.nguyen?fref=ts



https://www.facebook.com/nguyenThuyvan.nguyenlarvik









Cai Lay Tragedy Degenerates Into Polemics

Published in American Report, April 15, 1974

By John Spragens, Jr.

SAIGON — Nowhere in the world, except perhaps the Middle East, are the real agonies of people turned into the stuff of propaganda more rapidly than in Viet Nam. A moment of terror has only that moment’s life, followed instantly by the tedium of charge and counter-charge, the placing of blame on “the other side.”

Saigon propaganda poster about Cai Lay
Saigon propaganda poster denounces “communist slaughter” of school children

Nothing in recent Vietnamese life illustrates the point more painfully than last month’s shelling of a school in Cai Lay, a village in the province of My Tho. A mortar shell hit the building at 2:55 in the afternoon, on March 9, killing 32 of the children, wounding 50 others and a teacher.

Though it was a moment for tears, ink flowed more freely. Two weeks later the battle of the rhetoricians still continued. The dead bodies of the children might well have been forgotten, except that Saigon was still distributing photos.

Saigon had advantages over the Provisional Revolutionary Government in exploiting the incident. Cai Lay itself is under Republic of Viet Nam (RVN) control, so that an RVN attack seemed pointless. Apart from that logic, there was tactical control. The PRG turned that into an occasion for skepticism, however, asserting that RVN police, troops and militia immediately cut off access to the school, “preventing parents of the students and neighbors from bringing help to the wounded, keeping journalists from entering the grounds.”

That last point has at least some confirmation. One paper, Dai Dan Toc, told of a photographer who was riding a bus near the school when the explosion was heard. He scrambled from the bus and headed for the area but was blocked and threatened with arrest before he could take a single photo. Foreign journalists find the story credible.

The RVN forces also took the wounded to a military instead of a civilian hospital, the PRG charged, and kept them in isolation. Each side accuses the other of maneuvering to prevent immediate inquiry by the full International Commission of Control and Supervision (ICCS).

According to Saigon’s own account, its protest was filed with the ICCS team in neighboring Dinh Tuong on the day of the shelling — and two full days before notification was sent to the PRG.

The following day a six-man ICCS team — three Iranians and three Indonesians — arrived at the school. The Poles and Hungarians refused to join the investigation, adhering — as they have in the past — to a requirement of the Paris Agreement that the ICCS can act only at the invitation of both the RVN and the PRG.

The absence of the communist delegations, plus the 15-to-20-hour interval between the explosion and the arrival of the investigators, takes some of the proof power from the prize exhibit allegedly discovered by the ICCS team at the site: the tail fins of a Chinese-made mortar shell of a calibre (82 mm) used only by PRG forces.

At a special dress briefing by Saigon officials, photographs were distributed showing the ICCS members “discovering” the tail fin from a mortar round resting in a small depression in the ground. This, supposedly, was the hole caused by the mortar blast — and reporters were asked to tell the world that the discovery photo proved that the students were killed by the mortar once attached to that fin.

The investigation by now has become an exercise in forensics — it’s hard to imagine how a team could find evidence to prove anything this late in the game. Both sides, however, continue to demand investigations, each on its own terms.

Saigon wants the inquiry limited to the school grounds, whereas the PRG wants it to include the surrounding area. The PRG hopes for evidence to show that ARVN forces were engaged in shelling the area. (Some Cai Lay residents have said — without offering concrete evidence — that they believe it was a short round from ARVN artillery that hit the school.) The RVN believe the real PRG aim in pushing a wide-area inquiry has to do with its recent territorial advances in the area — they would like an ICCS witness to their gains.

The death of the children, the waste of war — these are irrelevant.

Copyright John Spragens, Jr.


Cai Lay Tragedy Degenerates Into Polemics

http://www.enigmaterial.com/dateline/vn_1974/AR19740415.html

























Trung Học Bán Công VĨNH KIM. 
Việt cộng khủng bố đốt cháy 2 lần và chính phủ miền Nam vẫn tiếp tục xây dựng lại sau những lần bị chúng đốt phá, phá hoại.



( Việt cộng KHỦNG BỐ - Việt cộng PHÁO KÍCH )
Từ ngữ này đã có từ sau 1954. Nhất là khi Việt cộng đã bị thất bại nặng nề trong cuộc "tổng tấn công Tết Mậu Thân" do âm mưu của tội đồ dân tộc hồ chí minh chủ xướng. Sau thất bại này đám tàn quân bộ đội miền Bắc và mặt trận giải phóng miền nam đã ngày,đêm thường xuyên khủng bố, pháo kích bừa bãi các phi đạn, hoả tiễn (122 ly ) "DKB" hoặc "DKZB" , cối 82 ly, vào nhiều khu vực cư dân trong nội và ngoại thành phố để khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam tự do.

Những đoạn phim tài liệu trên là những sử liệu tố cáo tội ác của hồ chí minh và lũ giặc Việt cộng .Bài hát Chuyện Một Đêm là những xúc động bi thương của nhạc sỹ Anh Bằng đã sáng tác và đi vào trang lịch sử đau thương của dân tộc.


Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời
Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi
Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo
Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao
Bà mẹ đau thương như muối đổ đổ trong lòng
Chạy giặc ôm con qua những cảnh cảnh lầm than
Và người con yêu đã chết trên tay lúc nào
Xót xa vạt áo trắng hôm nay hoen máu đào
Ai, ai giết con tôi
Ai cướp con tôi giữa cơn mộng đêm thái bình
Ôi thương lời nói tội tình, hàm bao đớn đau
Giờ mẹ con đành cách nhau
Bà đặt con lên đám cỏ phủ sương mờ
Tội gì con ơi khi lứa tuổi tuổi còn thơ
Bà nhẹ đưa môi hôn trán con yêu giá lạnh
Vuốt ve lần cuối trước khi xa con suốt đời 












"Tội ác Mỹ Ngụy "
A PICTURE SAYS A THOUSAND WORDS
http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2013/05/the-war-remnants-museum-bao-tang-chung.html 

 






  ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE