Để đánh dấu 58 năm, một chặng đường lịch sử đau thương, ngày Quốc Hận 20 tháng 7,1954. Ngày đất nước bị chia đôi hai miền Nam và Bắc do thực dân Pháp và tập đoàn cộng sản Hà nội khởi xướng.
Ngay khi Hiệp định Genève vừa được ký kết, ngày 22 tháng 7 -1954 Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và đồng bào treo cờ rũ toàn miền Nam để tang cuộc chia đôi đất nước, cùng ra bản tuyên cáo cực lực chống đối việc chia đôi Việt Nam, không chấp nhận cuộc chia đôi đất nước.
(Chính phủ miền Nam và Hoa kỳ cùng phản đối và đã không ký vào hiệp định này)
Hệ quả chia cắt đất nước gây nên cảnh hàng trăm ngàn gia đình ly tán: Con mất cha, vợ phải xa chồng, anh chị em mỗi người một ngả...
Để di chuyển hàng triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam, người Pháp và chính quyền Việt nam quốc gia không thể nào cáng đáng nổi.Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã kêu gọi sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ; Eisenhower hưởng ứng lời kêu gọi đã ra lệnh cho đệ thất hạm đội Mỹ đến Việt Nam giúp đỡ việc chuyên chở người di cư qua (Operation Passage to Freedom)
Hơn một triệu đồng bào miền Bắc đã sử dụng mọi phương tiện để di cư vào Nam để tìm tự do sau khi miền Bắc bị đặt dưới sự kiểm soát của cộng sản Hà nội.
Nếu không bị sự ngăn chận và hăm dọa cùng , lừa gạt với nhiều hình thức của cộng sản miền Bắc thì con số người di cư có thể hơn gấp nhiều lần.
Những tin đồn mà các thủy thủ Mỹ thu lượm được qua những người di cư kể lại lúc lên tầu như do cộng sản Hà nội tung ra như:
- Người Mỹ cắt tay của trẻ sơ sinh và quẳng đàn bà xuống biển, còn đàn ông thì bắt đi làm cao su cạo mủ tại các đồn điền cao su.
- Tầu há mồm ra đến biển thì há mồm ra, rồi xô đẩy người ta xuống biển.
- Từng toán xe tải nhà binh tiến vào các làng để bốc hốt đi thật nhanh, kể cả dùng bạo lực cưỡng ép tất cả dân chúng.
Bên cạnh những tuyên truyền làm lung lạc người tỵ nạn, cùng những áp lực đủ kiểu, qua lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng công giáo,cộng sản Hà Nội còn dùng chiêu bài tôn giáo bằng cách nhờ cậy đến phái đoàn tôn giáo Ba Lan nhằm thuyết phục giới lãnh đạo Thiên Chúa giáo miền Bắc theo gương Ba Lan "sống đạo trong lòng thế giới cộng sản".
Những số liệu thống kê tạm thời lúc đó được Việt Nam Cộng chính thức công bố vào tháng 10 năm 1955, đồng bào di cư từ Bắc vào Nam bao gồm 676.348 người Công giáo (76,3 %), 209.132 Phật giáo (23.5 %), và 1041 Tin Lành (0,2 %). Các phân tích này đã không phân loại người di cư theo vùng cư trú trước đây ở miền bắc; tuy nhiên giáo hội đã cung cấp những ước tính về số giáo dân di cư vào Nam từ mười khu vực các giáo xứ :
Hà Nội:50.000 giáo dân, Hải Phòng: 60.000, Vinh: 57.080, Bùi Chu:150.000, Hưng Hóa: 8.000, Bắc Ninh:38.000, Phát Diệm: 80.000, Thanh Hóa: 18.500, Thái Bình: 80.000, Lạng Sơn: 2.500.
(Trong khi đó, số người xin di cư hay hồi cư từ Nam ra Bắc chỉ có 4358 người. Ở đây không kể khoảng 60000 cán bộ Việt Minh ở lại miền Nam, rút vào bí mật. )
Cuộc di cư 1954 mở ra cái dấu mốc lịch sử đánh dấu phân chia lằn ranh Quốc - Cộng. Miền Nam là Quốc Gia Tự Do, miền Bắc là Cộng Sản Độc tài. Cho nên, khi bước chân lên tàu vào Nam, người dân miền Bắc di cư nhận được một message rất rõ ràng: Passage to Freedom. Chính vì hai chữ TỰ DO đó, mà bỏ quê hương miền Bắc ra đi. Chết sống phải ra đi. Liều thân mà đi không cần biết tương lai sẽ ra sao? Nhưng chắc chắn ra đi sẽ tốt hơn là sống với cộng sản.
Ý nghĩa đó cần được ghi khắc cho thế hệ mai sau để sau này, và không cho phép bất cứ ai tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng cuộc di cư lịch sử 1954:
" CUỘC BỎ PHIẾU BẰNG CHÂN " lớn nhất của lịch sử Việt Nam và thế giới.
Bài nhạc “Xa Quê Hương” của Nhạc sỹ Ðan Thọ.Là một nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc hoài hương của âm nhạc Việt Nam.
Ðan Thọ là một trong những nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam, như Thẩm Oánh, Phạm Duy, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Phạm Ðình Chương, Văn Phụng, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Tuấn Khanh.
Lúc ấy, bài “Tình Quê Hương” do ông phổ nhạc từ thơ Phan Lạc Tuyên đã làm mọi người rơi lệ. Thời ấy, những ca khúc của ông viết cùng Nhật Bằng, như “Bóng Quê Xưa” hay “Vọng Cố Ðô” càng làm nghẹn ngào nỗi nhớ quê.
Khi các nghệ sĩ di cư từ miền Bắc đã vui sống tại miền Nam tự do và viết về tình yêu hay chiến tranh, thì Ðan Thọ và Nguyễn Hiền vẫn có một chỗ đứng riêng trong loại tình ca êm đềm về quê hương đã khuất bên kia vĩ tuyến. Bài “Xa Quê Hương” được Ðan Thọ viết cùng Xuân Tiên trong thời kỳ này.Ông gắn bó với quê hương đến cùng, mãi tới 1985 mới đành gạt lệ ra đi, khi đã trên lục tuần.Cùng với Hoàng Trọng, Ðan Thọ xuất thân từ đất Nam Ðịnh vốn có nhiều tài năng về nghệ thuật và cùng chung một khuynh hướng lãng mạn.
Ông tên thật là Ðan Ðình Thọ, sinh năm 1924, học chữ và học nhạc từ trường đạo Saint Thomas d'Aquin tại Nam Ðịnh rồi học đàn, hòa âm và sáng tác trước khi trở thành tay vĩ cầm trẻ trong phòng trà Thiên Thai của Hoàng Trọng tại Nam Ðịnh.
Năm 1948, ông gia nhập ban Quân Nhạc Ðệ Tam Quân Khu Hà Nội, cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nguyễn Cầu, Nhật Bằng, Nguyễn Khắc Cung.
Trong thời gian này, ông học saxophone với quân nhạc trưởng Schmetzler, từ đó sở trường về cả violin lẫn saxophone tenor.
Ðến năm 1954 ông theo ban quân nhạc di cư vào Nha Trang, rồi đặt chân vào Sài Gòn năm 1956. Tại đây, ông chơi nhạc trong đài phát thanh, truyền hình, phòng trà và còn là trưởng ban nhạc nhẹ của đài Quân Ðội. Những năm về sau, ông là một thành viên cột trụ của ban nhạc Shotguns của Ngọc Chánh.
Ngoài việc trình diễn, Ðan Thọ sáng tác nhiều trong thời gian ấy và được bạn bè quý mến vì cả tài năng lẫn tính tình hiền hòa, vui vẻ.
Giới yêu nhạc thì nhớ Ðan Thọ với những bản tình ca nhẹ nhàng, những ca khúc nhớ về đất Bắc.
Nhạc của ông tha thiết, lời của ông trong sáng và các ca khúc của ông đều toát lên vẻ đôn hậu của con người.
Ông có nhân cách đáng kính của người nghệ sĩ không bị lụy vì âm thanh, ánh sáng hay bóng đèn mờ, dù là người kể truyện rất tếu.Ở ngoài đời là sự hòa nhã và chu đáo của ông.Nhạc sĩ đã có những đóng góp đáng kể trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam.Sau 10 năm khốn khổ dưới sự thống trị của Việt cộng tại quê nhà, Cuối cùng vào năm 1985 nhạc sĩ Ðan Thọ đành phải giã từ quê hương lần nữa để sống đời tự do tại Hoa kỳ....
Trẻ em miền Bắc dưới chế dộ Cộng sản
Trẻ em miền Bắc Di Cư vào Nam .. 10 năm sau (1964)
Trẻ em miền Bắc ... 10 năm sau bị bắt trên đường mòn HCM (1964)
Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 có nội dung như sau:
ReplyDelete1.Các đại biểu tham dự hội nghị đã ký hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào và Campuchia; tổ chức cơ quan quốc tế giám sát việc thực hiện các điều khoản trong hiệp định.
2.Hội nghị bày tỏ sự hài lòng trước việc chấm dứt chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cạmpuchia. Hội nghị tin rằng việc thực hiện những điều khoản trình bày trong tuyên bố này và trong những hiệp định đình chiến sẽ tạo điều kiện giúp Việt Nam, Lào, Campuchia có được nền độc lập, tự chủ hoàn toàn.
3.Tại hội nghị, chính phủ Lào và Campuchia đã đưa ra các tuyên bố về việc áp dụng quy tắc cho phép công dân tham gia kỳ tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức trong năm 1955 phù hợp với hiến pháp của mỗi nước, thông qua hình thức bỏ phiếu kín và với điều kiện tôn trọng quyền tự do cơ bản.
4.Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam, cấm các nước đưa quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt Nam. Hội nghị cũng ghi nhận các tuyên bố chung của chính phủ Lào và Campuchia về việc không yêu cầu viện trợ nước ngoài, cả thiết bị chiến tranh, nhân viên hay người hướng dẫn, trừ trường hợp yêu cầu được đưa ra vì mục đích phòng thủ lãnh thổ của họ.
5.Hội nghị ghi nhận những điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt Nam: không thiết lập căn cứ quân sự mới tại vùng tập kết, mỗi bên có trách nhiệm canh chừng những khu vực tập kết của mình để đảm bảo không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào và không sử dụng khu tập kết vì mục đích tiếp tục chiến sự hoặc phục vụ cho một chính sách hiếu chiến. Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Lào và Campuchia về việc không tham gia bất kì hiệp định nào với nước khác nếu hiệp định này bao gồm điều khoản phải tham gia liên minh quân sự trái với Hiến chương Liên hiệp quốc.
6.Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay chính trị. Hội nghị bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực hiện những điều khoản đề ra trong hiệp định đình chiến sẽ tạo cơ sở cho việc đạt được một giải pháp chính trị tại Việt Nam trong tương lai gần.
7.Hội nghị tuyên bố, giải pháp cho những vấn đề chính trị ở Việt Nam dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ sẽ cho phép người dân Việt Nam được hưởng nền tự do cơ bản thông qua kết quả tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức tháng 7/1956.
8.Những điều khoản trong hiệp định đình chiến nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và tài sản phải được tuân thủ một cách nghiêm túc và phải cho phép mỗi người dân Việt Nam được quyền tự do quyết định nơi họ sinh sống.
9.Các bên không được phép trả thù những cá nhân đã hợp tác với đối phương trong thời chiến cũng như gia đình của những người này.
10.Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về việc sẵn sàng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia theo yêu cầu của chính phủ những nước liên quan trong thời gian do các bên lựa chọn.
11.Hội nghị ghi nhận tuyên bố của chính phủ Pháp về giải pháp khôi phục và củng cố hoà bình tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Pháp sẽ tôn trọng sự tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước.
12.Trong quan hệ với Việt Nam, Lào, Campuchia, mỗi thành viên tham dự Hội nghị Genève sẽ tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước.
13.Các thành viên tham dự hội nghị đồng ý hỏi ý kiến nhau về bất kỳ vấn đề nào Uỷ ban Giám sát quốc tế đưa ra.
Không có phái đoàn nào tham dự Hội nghị Genève ký tên vào Bản tuyên bố cuối cùng này. Vì đây chỉ là dự kiến và thông cáo chung, lại không có chữ ký, nên không được xem là có giá trị đồng thuận.