Friday, August 24, 2012

Những sự thật về “Cách Mạng Tháng Tám”

Cờ Vàng của tổ quốc đã từng treo rũ trước nhà hát lớn tại thành phố Hà nội 1945  
Buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim ngày 17 tháng 8,1945.
Buổi Mít-tinh của Tổng Đoàn Công Chức để chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim bổng chốc trở thành biểu tình của Mặt Trận Việt Minh:

“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây! (*) Trích đoạn  "Hồi ký của một thằng hèn" Tô Hải kể về ngày CM tháng 8 .

“Đúng ngày 17 tháng 8 năm 1945, chúng tôi kéo nhau đến quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội mít-tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim. Cuộc mít-tinh bắt đầu được mấy phút bỗng hàng loạt cờ đỏ sao vàng được tung ra, cờ quẻ ly bị giật xuống và trên bục diễn giả xuất hiện một người đeo poọc-hoọc, đăng đàn diễn thuyết, kêu gọi đồng bào đi theo Việt Minh, đánh Pháp, đuổi Nhật, đòi lại áo cơm, tự do, xóa bỏ gông xiềng... Những khẩu hiệu vừa phát ra đã có hàng ngàn người hô to hưởng ứng. Không một tiếng súng. Không một sự phản kháng từ ai, từ đâu, dù trại lính Nhật ở cách đó chỉ khoảng 300 mét!

Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh như thế đó!

Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử rằng “Đảng đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy đánh Pháp, đuổi Nhật dành tự do, độc lập cho đất nước!”

Và các nhà viết sử Nhà Nước Cộng Sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối.

Thực tế lúc ấy là…. chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng xiếc, nhất là ông Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau đó còn công khai tuyên bố GIẢI TÁN ĐẢNG của ông ta trước thế giới và đồng bào cả nước! Trong chính phủ có đầy đủ các vị Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh.... và cả “cố vấn” Bảo Đại nữa.

“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây! Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây!

(HAI AUDIO DƯỚI GIỐNG NHAU. BẠN CÓ THỂ NGHE TÙY THEO MÁY CÀI ĐẶT)

AUDIO Phỏng Vấn 
 
AUDIO Phỏng Vấn

Đồng bào miền Bắc mít tinh với Cờ Vàng tổ quốc trước nhà hát thành phố Hà nội 1945





Cờ Vàng Dân Tộc trước Tòa Nhà Toàn Quyền Đông Dương





Nhạc sĩ Tô Hải nói:

 “Cái ngày 19 tháng 8 ấy à? Như trên Blog tôi viết đấy, là tôi đi biểu tình.
Ai hô biểu tình, có ngày ba bốn lần đi biểu tình. Họ biểu tình phố, rồi biểu tình khu, rồi biểu tình thành này.
Ngày 17 thì còn cầm cờ vàng mà, ngày 19 thì là mới bắt đầu cầm cờ đỏ.” 


Nguyễn An, phóng viên RFA
2009-08-25
64 năm trước, những ngày này trên toàn đất nước Việt Nam là những ngày sôi động bởi không khí hực lửa của một cuộc đổi đời sau ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Cho đến nay, ngày này vẫn được sách vở chính thống gọi là ngày tổng khởi nghĩa thành công, cướp chính quyền từ tay Pháp, hay từ tay Pháp và Nhật, hoặc từ tay Pháp, Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim.
Nhưng nếu nhớ lại rằng Nhật đã đảo chính Pháp từ ngày 9 tháng 3, rồi Nhật lại đã đầu hàng Đồng Minh từ đầu tháng 8 cùng năm, thì cách nói “cứơp chính quyền từ tay Pháp và Nhật có lẽ không ổn chút nào” vì lẽ thực dân Pháp và phát xít Nhật đâu còn chính quyền để mà cướp? Vậy chỉ có thể nói là “cướp chính quyền Trần Trọng Kim” mà thôi.
Chính quyền chỉ tại chức tổng cộng 126 ngày này ra sao? Đã sụp đổ thế nào? Có phải là một chính quyền bù nhìn và phản dân hại nước hay không? Những gì đã xẩy ra trên đất nứơc Việt Nam trong thời gian ấy rất ít được nhắc đến trong các sách giáo khoa hiện nay.
Đó là một trong những điều mà nhạc sĩ Tô Hải -năm nay 83 tuổi- gọi là một “lỗ hổng lớn về giai đoạn lịch sử bi-hài-hùng này,” như được viết trong trang Blog của ông, nhân dịp nhớ lại ngày 19 tháng tám của 64 năm trứơc đây.
Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này sẽ nói về “lỗ hổng” ấy, qua lời của một số vị lão thành từng tham gia, hay có mặt trong những diễn biến dồn dập sôi bỏng của những ngày tháng ấy.
Diễn biến của 64 năm trước

Khi biên tập viên Mặc Lâm của Ban Việt Ngữ hỏi về ngày 19 tháng 8 năm 1945, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Hồi ký của một thằng hèn” – Nhạc sĩ Tô Hải nói:  “Cái ngày 19 tháng 8 ấy à? Như trên Blog tôi viết đấy, là tôi đi biểu tình. Ai hô biểu tình, có ngày ba bốn lần đi biểu tình. Họ biểu tình phố, rồi biểu tình khu, rồi biểu tình thành này. Ngày 17 thì còn cầm cờ vàng mà (cười), ngày 19 thì là mới bắt đầu cầm cờ đỏ.”
Trong trang Blog, nhạc sĩ Tô Hải nhắc lại những khoảnh khắc lịch sử ngắn ngủi nhưng vô cùng quan trọng đối với lớp thanh niên tuổi ông thời bấy giờ, những người mà ông nói là đều “ngu ngơ, ngây thơ, dại dột”, cho nên (cũng theo lời ông) “số phận có thể mỉm cười hay xé xác bất kể anh nào.”
Mốc lịch sử thứ nhất của giai đoạn này là ngày 9 tháng 3, khi Nhật bất ngờ đảo chính Pháp, đưa toàn bộ các viên chức và thường dân Pháp vào trại giam. Tình hình ấy khiến cho giới thanh niên có cảm tình với người Nhật, lúc bấy giờ là “kẻ thù của kẻ thù.”
Sau 38 ngày Việt Nam không có một chính quyền thực sự nào để điều hành đất nứơc ngoài lực lượng của phát xít Nhật, ngày 17 tháng 4 năm 1945 thì chính phủ Trần Trọng Kim ra đời với thành phần là các chuyên gia trong nhiều ngành khác nhau mà ông Tô Hải gọi là những người “hy sinh liều mình cứu nước”.

Lá cờ của chính phủ Trần Trọng Kim lúc đó màu vàng, ở giữa có hình quẻ Ly màu đỏ và quốc thiều là bài “Đăng Đàn Cung”, bởi trong giai đoạn ấy, Việt Nam vẫn có vua là Vua Bảo Đại. Đó cũng là mốc lịch sử thứ hai của giai đoạn này.
Mốc lịch sử thứ ba là ngày 17 tháng 8 năm 1945, được nhạc sĩ Tô Hải viết trong Blog của ông như sau:
“Cho tới một ngày (17/8/1945) Đoàn Thanh Niên của chúng tớ tay cầm cờ quẻ li, miệng hát "Này thanh niên ơi…" đi Mít tinh chào mừng chính phủ Trần Trọng Kim" thì mới trắng mắt ra rằng mình đã được huy động đi…" "Cướp chính quyền" từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, do Việt Minh tổ chức mà không biết. 

Tất cả đều diễn biến rất nhanh chóng. Cờ quẻ li hạ xuống! Cờ đỏ sao vàng kéo lên và một người ,"quần nâu áo vải"đầu đội béret, tay cầm súng pặc họoc, thắt lưng đeo một, hai quả lựu đạn OF (lựu đạn khói) ra tuyên bố vài câu gì đó mà tớ đứng xa quá nên nghe chẳng rõ , chỉ nhớ lõm bõm có mấy câu..."Chính quyền đã về tay nhân dân" và sau đó thì…. hàng ngàn người như có gài sẵn kim hỏa trong lòng đã nổ tung ra thành những khẩu hiệu "Muôn năm!muôn năm!" long trời lở đất....  



Hàng chục lá cờ đỏ sao vàng được tung ra,kéo theo cả hàng ngàn người chạy ùa sang phủ thống sứ cũ (ở xế nhà hát lớn) phá cửa, leo hàng rào vào chiếm phủ Khâm sai đại thần. Mọi việc diễn ra nhanh chóng, chẳng khác gì cái cảnh tớ đã được xem sau này trong phim " Lê Nin với Cách Mạng Tháng 10) có trường đoạn chiếm Cung điện Mùa đông"!
Chỉ khác là ,ở V.N,không có súng nổ và chính phủ "bù nhìn" đi đâu? Ở đâu? Lúc đó? Có ai bị bắt,bị vào tù, bị "dựa cột" không thì chẳng có ai được biết,kể cả tớ ,cho tới tận bây giờ!
Cuộc tổng khởi nghĩa như thế là xong. Có mặt tớ cũng như không!Chẳng ai hay,ai biết....”

Bài viết của nhạc sĩ Tô Hải tức khắc nhận được 88 lời góp ý và một bài viết, với nội dung nói chung là cám ơn ông đã nói lên những điều không thấy trong sách sử đang được giảng dậy tại Việt Nam hiện nay. Một người viết như sau:
“Tôi sinh ngày 26-9-1927, là Thanh Niên Cứu Quốc thành hoàng Hiệu, tôi cũng là một người tham gia cướp chính quyền ở Hà Nội như bác. Tôi công nhận những điều bác kể phản ánh hoàn toàn đúng tình hình lớp thanh niên học sinh Hà Nội lúc đó.
Tôi xin bổ sung là đến bây giờ nghĩ lại, tôi phải công nhận là các vị trong chính phủ "bù nhìn Trần Trọng Kim" đều là những người thật sự sạch sẻ, họ có thể yêu nước theo cách này hay cách khác nhưng chắc chắn là họ không có chuyện lợi dụng chức quyền để tham nhũng đến trở thành 'quốc nạn".
Xin cảm ơn bác.”

Lời kể của các chứng nhân

Nhạc sĩ Phạm Duy khi đó 24 tuổi đang ở trong Miền Nam, nhưng trực tiếp tham gia vào dòng thác chuyển động lúc bấy giờ viết trong Hồi Ký của ông như sau:
“Sau khi Nhật đầu hàng, quân đội Nhật ở Việt Nam trao trả Phủ Toàn Quyền cho Phủ Khâm Sai Bắc Bộ. Để tỏ ý chí bảo vệ đất nước, vào ngày 17 tháng 9, công chức Hà Nội -được lệnh của vị Khâm Sai Phan Kế Toại- đứng ra tổ chức một cuộc mít-tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội. 

Cuộc mít-tinh của các ông các bà công chức đang diễn tiến thì bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ bao lơn của nhà hát xuống, rồi một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu và hát bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Thế là cuộc biểu tình của Tổng Đoàn Công Chức bỗng nhiên biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.
Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đích thân đứng ra tổ chức một cuộc mít-tinh khổng lồ, cũng ở trước nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó, đoàn người biểu tình kéo đến bao vây Bắc Bộ Phủ. Ông Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng ngay.
Coi như cướp được quyền hành chánh rồi, đoàn người kéo luôn qua trại Khố Xanh ở đường Đồng Khánh để cướp quyền quân sự. Một ngàn lính Bảo An ở trong trại không kháng cự, cờ quẻ Ly được hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.”
Luật sư Trần Lâm năm đó hơn 19 tuổi, kể lại trong cuộc trao đổi với Biên Tập Viên Trà Mi của Ban Việt Ngữ như sau:
“19 tháng 8 là tôi đang học trung học, thì tôi thôi học. Thế mà tôi ở Hà Nội tôi không - chưa làm việc gì cả, mà tôi cũng có tham gia vào cái chỗ Việt Minh, nhưng mà cái mức độ đến ngày 19 tháng 8 tôi tham gia chỉ là cảm tình thôi. Và tôi được đọc sách báo của Việt Minh chứ tôi chưa tham gia một đoàn thể cụ thể nào.
Hôm Cách Mạng Tháng Tám thì trước ngày CMTT thì có cướp cái Bắc Bộ Phủ. Trước một hai ngày định cướp cái Bắc Bộ Phủ thì hôm cướp cái Bắc Bộ Phủ thì tôi có tham gia. Tôi vẫn còn cái ảnh của tôi (lúc đó) tôi đứng sát cái bờ rào.
Còn cảm nghĩ của tôi thì thưa cô, lúc bấy giờ mình cũng khó nói lắm vì lúc bấy giờ mình mười chín hai mươi tuổi nên học hành cũng vừa phải thôi, rồi là cũng không hiểu biết gì lắm ạ, thế cho nên thấy rằng nó vui mừng là một, với hai nữa là nó mới lạ, và nói tóm lại chữ "độc lập" lúc bấy giờ nó đặc biệt lắm, thì nó như người say ấy cô ạ.
Trong những ngày đó như là cái người mê say, bị choáng ấy mà, bị say, nhưng nói về ý thức thì chưa có gì rõ ràng lắm. Mười chín hai mươi tuổi cũng còn ngây thơ lắm, còn ngố lắm, cho nên bấy giờ ý thức về chính trị cũng chưa có, chỉ thấy rằng là hình như có cái gì mới lạ, hình như có một cái gì tháo củi sổ lồng, thế thôi, chỉ đến mức ấy thôi.
Mà nó lại còn có một cái đặc biệt nữa là lúc bấy giờ nó rầm rộ lắm, mình thì không bước vào cái rầm rộ ấy, chẳng hạn như là đi biểu tình rồi đi làm những cái này, rồi tất cả  mọi việc nó vui mừng tột độ và thấy cái mới tột độ và thấy như mình có cái sự thay đổi gì đặc biệt nữa.”


Nhà báo Bùi Tín
Chúng tôi cũng hỏi nhà báo Bùi Tín, năm đó ngoài 20, về không khí của những ngày ấy, ông kể lại:
“Trước ngày 19 tháng 8 là có cuộc mít-tinh của viên chức của Bắc Bộ (Phủ) là ngày 17 tháng 8, thì trong cuộc mít-tinh đó thì đại biểu của Việt Minh đã tung kênh nhau lên và đưa ra lá cờ đỏ sao vàng rồi chạy vòng quanh cái quảng trường của Nhà Hát Lớn.
Thế mà trong cái ngày 19 tháng 8 thì cái mà tôi có ấn tượng sâu sắc nhất là suốt từ 3 giờ chiều cho đến nửa đêm là chỉ có một khẩu hiệu là "Ủng hộ Việt Minh! - Ủng hộ Việt Minh! - Ủng hộ Việt Minh!", cứ như thế mà ầm cả lên ở Hà Nội, nhắc đi nhắc lại miết làm tôi nhớ mãi cái âm thanh đó.”



Nỗi ngậm ngùi của một thế hệ



Nhạc sĩ Tô Hải

Ngày nay, sau 64 năm với không biết bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, nhìn lại tuổi thanh xuân với bầu máu nóng và lòng yêu nứơc nồng nàn của những ngày Cách Mạng Tháng Tám, nhạc sĩ Tô Hải không khỏi ngậm ngùi cho ông cũng như cho những bạn đồng trang lứa:
“Cho nên là tôi buồn về cái thân phận của tôi nó như thế cho nên cũng như trong  HỒI KÝ (AUDIO BOOK) Hồi Ký tôi viết toàn là sự thật về những chuyện đó, bao nhiêu bạn bè tôi chết oan, tôi dùng cái chữ "mất xác", gọi là đi vào cái rừng chính trị mà là hai bàn tay hoàn toàn trắng, cho nên lạc ở trong cái rừng đó.
Mình đi tham gia chính trị mà mình có biết làm chính trị đâu, cho nên  vừa hôm trước cầm cờ vàng thì hôm sau cầm cờ đỏ mà thấy trong lòng chả thấy cái gì cả, ngây thơ đến tội nghiệp như thế!”  Tô Hải BlogSpothttp://to-hai.blogspot.com/  Multiply  http://tohai01.multiply.com/

Luật sư Trần Lâm cũng nhớ lại:
“Bây giờ mình nhiều tuổi rồi, thế rồi lại gặp bao nhiêu câu chuyện cái thì vừa ý cái thì không vừa ý, rồi những mục tiêu của Cách Mạng Tháng Tám nói thế thì nói chứ đến ngày hôm nay mà nhìn lại nó cũng được chỗ nọ chỗ kia, nhưng mà nói thực thì nó như cái áo vá cô ạ, nó cũng không được hoàn chỉnh lắm.
Thế cho nên (tôi) cũng cảm thấy bây giờ, phải nói cái cảm tưởng bây giờ, nhớ lại thấy rằng cũng buồn buồn.”
Nhà báo Bùi Tín thì tâm sự rằng nhớ lại ngày 19 tháng 8 sáu mươi tư năm trứơc, ông vừa thấy vui mừng, lại vừa có niềm cay đắng. Ông vui vì nhớ đến không khí hừng hực lửa của lòng yêu nứơc rộn ràng trong trái tim thanh xuân, nhưng ông cay đắng bởi vì:
“Cho nên tôi cay đắng là gì? Là cả cái lòng yêu nước mênh mông mạnh mẽ của tuổi thanh xuân chúng tôi lúc bấy giờ đã bị lợi dụng để đảng cộng sản cướp chính quyền cho riêng mình, chứ không phải là cướp chính quyền vì độc lập dân tộc và vì tự do của người công dân.
Cho nên đến bây giờ, cái cay đắng đến bây giờ tất cả 84 triệu người công dân vẫn không có tự do cá nhân.”
Đó chắc cũng là tâm sự của không ít những người vừa độ tuổi đôi mươi khi cuộc cách mạng mùa thu diễn ra sáu mươi tư năm trước.
Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này dừng lại ở đây. Nguyễn An kính chào quý thính giả.




Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945
15/ 4 năm nay đánh dấu 61 năm kỷ niệm ngày thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam sau hơn 8 thập niên bị thực dân Pháp đô hộ. Tuy chỉ nắm quyền trong một thời gian ngắn và cũng chưa hoàn toàn có được chủ quyền, nhưng chính phủ Trần Trọng Kim được đánh giá là đóng góp một phần không nhỏ trong tiến trình dành lại độc lập cho Việt Nam.

Đến nay, những thành tựu của chính phủ này bị lu mờ bởi các sự kiện xảy ra sau đó, bắt đầu bằng cuộc Cách mạng tháng 8 và chính quyền Hồ Chí Minh, rồi đến cuộc chiến Việt-Pháp và cuộc nội chiến Nam-Bắc kéo dài cho đến năm 1975 mới chấm dứt.

Mời quý vị cùng Trà Mi tìm hiểu thêm về sự kiện lịch sử ít được biết đến này, qua cuộc trao đổi với tiến sĩ kinh tế-sử Lê Mạnh Hùng. Trước tiên, ông cho biết về những nguyên nhân dẫn đến việc thành lập chính phủ Trần Trọng Kim vào giữa tháng tư năm 1945.

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập sau khi Nhật Bản lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương vào ngày 9 tháng 3, 1945 và tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam. Nhưng vì độc lâp mà Nhật gọi là trao trả cho Việt Nam rất là giới hạn thành ra việc thành lập chính phủ cũng bị rất nhiều trở ngại.

Phải mất trên một tháng từ khi ông Bảo Đại ra tuyên ngôn tuyên bố độc lập vào ngày 11 tháng 3 cho đến ngày 15 tháng tư mới thành lập được chính phủ. Đó là vì Nhật không chịu bất kỳ những nhà chính trị nào dù là thân Nhật mà họ cho rằng có thể có những ước vọng độc lập nhiều hơn là Nhật dành cho.

Thành ra chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập bao gồm phần lớn là những nhà trí thức, chuyên môn mà trước đó không nằm trong các đảng phái cách mạng chống Pháp. Nói theo ngôn từ hiện nay thì chúng ta có thể nói đây là một chính phủ của những chuyên gia. Nhưng không phải vì trước đó họ không hoạt động chính trị mà họ không ái quốc. Và dù rằng chỉ kéo dài được có bốn tháng chính phủ Trần Trọng Kim cũng đã làm được một số công chuyện đặt cơ sở cho một nước Việt Nam độc lập về sau này.

Những thành công

Trà Mi: Thế chính phủ Trần Trọng Kim đã làm được những chuyện gì?

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Với an ninh, quốc phòng và kinh tế tài chánh đều nằm trong tay quân đội Nhật, tất cả những gì mà chính phủ Trần Trọng Kim có thể đạt được trong việc dành lại chủ quyền cho Việt Nam thực tế là chỉ có tính cách biểu tượng. Nhưng trong tình huống Đông Dương vào năm chót của thế chiến thứ hai, biểu tượng đóng một vai trò rất quan trọng.

Biết rằng thất bại của Nhật Bản chỉ là một vấn đề thời gian, Trần Trọng Kim và chính phủ của ông đưa ra một chương trình nhằm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi chiến tranh chấm dứt, như lời nói sau đây của ông Hoàng Xuân Hãn khi kể lại mục tiêu của cụ Kim khi thành lập cũng như là của ông khi tham gia chính phủ “Chúng tôi muốn đặt trước Đồng Minh khi chiến tranh chấm dứt với một nước Việt Nam độc lập trên thực tế để chúng ta không thể nào trở lại tình trạng cũ là một thuộc địa của Pháp nữa”.

Theo ông Hãn, để đạt được mục tiêu này, họ đề ra ba nhiệm vụ chính. Thứ nhất thương thuyết với Nhật để chuyển nhưọng quyền chính trị và kinh tế về cho Việt Nam cũng như là thống nhất đất nước bị Pháp chia thành ba phần bằng cách đưa Nam Ky và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Tourane trở lại dưới sự cai trị của triều đình Huế.

Thứ hai, Việt Nam hóa cơ cấu hành chán thuộc địa của Pháp bằng cách thay thế các quan chức và chuyên viên Pháp, Nhật với người Việt. Và thứ ba tạo ra trong quần chúng một tinh thần quốc gia mới, một niềm ái quốc mới qua một hệ thống giáo dục hoàn tòan dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dậy. Theo ông Hoàng Xuân Hãn, họ hy vọng rằng sẽ có được từ một năm đến 18 tháng để thực hiện chương trình này.

Các tiến trình

Trà Mi: Ông có thể cho biết một cách cụ thể hơn về những gì chính phủ Trần Trọng Kim đã làm để đạt được ba mục tiêu đó không?

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Một trong những quyết định đầu tiên của chính phủ Trần Trọng Kim là chính thức đổi quốc hiệu của Việt Nam trở lại thành Việt Nam. Đây là một quyết định có ý nghĩa quan trọng. Việt Nam là tên được Gia Long lựa cho khi thống nhất đất nước (dưới thời Minh Mạng đổi tên là Đại Nam) và sau này trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh dành độc lập khi các nhà cách mạng Việt Nam từ Phan Bội Châu cho đến Nguyễn Thái Học chọn cái tên Việt Nam trong các đảng của họ.

Cùng với quốc hiệu, chính phủ Trần Trọng Kim cũng chọn lá cờ là cờ quẻ ly: nền vàng, ba sọc đỏ với sọc đỏ ở giữa bị đứt đoạn (Lá cờ này sau trở thành lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa nhưng với sọc đỏ ở giữa được nối liền lại).

Các cuộc thương thuyết đề thâu hồi Nam Kỳ, Bắc Kỳ và ba thành phố nhượng cho Pháp được tiến hành ngay sau khi chính phủ được thành lập. Bắc Kỳ được trao trả lại cho triều đình Huế vào ngày 27 tháng 4. Ngày 2 tháng 5, tổng đốc Thái Bình Phan Kế Toại được bổ nhiệm làm Khâm Sai Bắc Kỳ, tuy rằng phải đến tháng 6, 1945, chức Khâm Sai này mới được đặt trực tiếp dưới quyền triều đình Huế thay vì dưới quyền viên thống sứ Bắc Kỳ như dưới thời Pháp. “Thống sứ” Bắc Kỳ người Nhật nay đổi tước hiệu là “cố vấn tối cao”.

Ngày 11 tháng 6, 1945, tướng Nhật Tsuchihashi tư lệnh đạo quân chiếm đóng của Nhật tại Đông Dương và được Nhật phong làm toàn quyền Đông Dương gặp Bảo Đại tại Huế để thảo luận về việc trả lại Nam Kỳ, Hà Nội, Hải Phòng và Tourane cho Việt Nam. Ngày 16 tháng 6, 1945 Bảo Đại ra một tuyên bố về việc thống nhất tương lai của ba kỳ.

Sang tháng bảy, Nhật Bản chuyển sang cho chính phủ Việt Nam mọi cơ sở trực thuộc trước đây dưới chính quyền liên bang của Pháp. Hà Nội, Hải Phòng và Tourane được trả về cho triều đình Huế vào tháng bảy sau khi Trần Trọng Kim gặp Tsuchihashi vào ngày 13. Trần văn Lai được bổ nhiệm làm thị trưởng Hà Nội, Vũ Trọng Khanh thị trưởng Hải Phòng và Nguyễn Khoa Phong thị trưởng Tourane. NamKỳ chỉ được trả về cho triều đình Huế vào ngày 14 tháng 8 với Nguyễn văn Sâm được bổ nhiệm làm Khâm Sai Nam Kỳ.

Việc Việt Nam hóa guồng máy hành chánh thuộc địa chỉ thành công một phần. Bởi vì cả Nhật lẫn chính phủ Trần Trọng Kim đều không muốn thấy có những thay đổi quá lớn trong guồng máy hành chánh có thể làm trở ngại đến việc điều hành, thành ra bộ máy hành chánh thuộc địa của Pháp để lại hầu như còn nguyên.

Lúc ban đầu hầu hết những viên chức người Pháp cũng vẫn còn giữ nguyên các chức vụ cũ ngoại trừ những viên chức cao cấp hoặc những viên chức nào liên quan đến các ngành an ninh hoặc chính trị. Chỉ đến cuối tháng sáu những người Pháp này, ngoại trừ những chuyên viên tại những ngành thuần túy kỹ thuật mới bị cho nghỉ. Nhưng vì thiếu những người Việt có đủ khả năng thay thế cho nên việc thay đổi này đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu năng của guồng máy hành chánh.

Việc dùng tiếng Việt thay cho tiếng Pháp trong hành chánh thành công hơn. Tuy rằng các liên lạc với Nhật vẫn còn phải dùng tiếng Pháp và những văn kiện quan trọng vẫn phải dịch sang tiếng Pháp cho người Nhật, nhưng kể từ 22 tháng 5, 1945 hầu như tất cả mọi văn kiện của chính phủ đều dùng tiếng Việt ngoại trừ trong lãnh vực y tế và trong văn thư liên lạc với các công ty Trung Hoa và Pháp. Việc dùng tiếng Việt trong các văn kiện chính thức cũng phù hợp với mục tiêu thứ ba của chính phủ Trần Trọng Kinh tức là tạo ra một tinh thần quốc gia mới.

Với mục đích này, chính quyền đặt nặng tới việc cải tổ giáo dục. Một chương trình trung học mới, dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ thay cho tiếng Pháp được Hoàng Xuân Hãn soạn thảo và áp dụng ngay trong niên học 1945-46 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Chương trình này sau trở thành cơ sở cho chương trình trung học tại Việt Nam, cả miền bắc lẫn miền nam, trong nhiều năm sau này.

Chương trình mới này nhấn mạnh tới lịch sử Việt Nam, đặc biệt là các cuộc kháng chiến bảo vệ hoặc dành lại độc lập cũng như là những thành công của dân tộc trên phương diện văn học và nghệ thuật. Một cuốn từ điển danh từ kỹ thuật do Hoàng Xuân Hãn và một số người khác soạn cho chương trình học mới này đã còn được sử dụng cho đến 1975 tại miền Nam Việt Nam.

Các biện pháp khác bao gồm việc đặt lại tên các đường phố theo các danh nhân Việt Nam và hủy bỏ những pho tượng các quan chức thuộc địa Pháp. Các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu được khuyến khích tìm hiểu lịch sử những cuộc đấu tranh chống Pháp và viết lại về cuộc đời những người như Nguyễn Thái Học.

Chính quyền cũng khuyến khích việc thành lập các hội đoàn. Công chức được tổ chức thành một tổng hội, Tổng Hội Công Chức, với hy vọng rằng biến họ thành một lực lượng chính trị ủng hộ cho chính phủ. Nhưng vừa thiếu kinh nghiệm vừa vừa e ngại không muốn vượt ra ngoài vai trò kỹ thuật, hành chánh của mình những tổ chức quần chúng mà chính quyền khuyến khích thành lập cuối cùng đều rơi vào tay những lực lượng chính trị khác.

Những trở ngại

Trà Mi: Trong khi thực hiện những chương trình như vậy, chính phủ Trần Trọng Kim có gặp những trở ngại gì không?

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Sự thiếu kinh nghiệm của chính phủ cũng như là tình trạng hỗn loạn tại nhiều nơi sau khi Nhật đảo chánh là trở ngại quan trọng nhất. Tại một số nơi, nhất là tại những huyện xa, các quan lại và công chức bỏ chạy về tỉnh sau khi đảo chánh khiến cho nhiều vùng, nhất là vùng quê không có ai kiểm soát.

Trong khi đó, chính quyền đã không nắm được tình hình chung cho nên có quá nhiều những quyết định được thảo ra và ban hành tại Huế, nhưng đã không được các địa phương áp dụng. Tuy nhiên, tại những nơi mà chính quyền có khả năng kiểm soát được, tức là tại những thành phố và thị trấn lớn ở miền bắc và miền trung, chính phủ Trần Trọng Kim cũng làm được một số cải cách. Một số quan lại tham những bị cách chức, có người bị đưa ra tòa. Với sự giúp đỡ của Nhật, tháng 6, 1945 một trường hành chánh được thành lập để huấn luyện công chức. Nhưng khóa đầu tiên của trường chưa tốt nghiệp thì chính phủ Trần Trọng Kim đã sụp đổ.

Nguyên nhân thất bại

Trà Mi: Xin ông cho biết vì sao chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại đựơc trong 1 thời gian ngắn là 4 tháng?

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng: Quan trọng nhất là do sự đầu hàng của Nhật. Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 nổi lên phong trào là người ta muốn thay thế bằng một chính phủ có tính cách chính trị hơn.

Đó là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim phải từ chức vào ngày 7, 8 tháng 8 trong khi chờ đợi tổ chức 1 chính phủ mới. Thế nhưng sau đó xảy ra cuộc cách mạng tháng 8 Việt Minh cướp chính quyền, khiến cho việc tổ chức mới có tính cách chính trị và đấu tranh hơn bị thất bại.

Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Lê Mạnh Hùng đã dành thời gian cho buổi nói chuyện hôm nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TranTrongKimGovernmentIn1945_MHungTMi-20060415.html





7 GIÂY PHIM GIẢ NGỤY TẠO - HỒ CHÍ MINH ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 
(7) giây cảnh phim Hồ Chí Minh đứng đọc Tuyên Ngôn Độc Lập LÀ PHIM GIẢ,NGỤY TẠO
Trong phim tài liệu "Hình ảnh về đời hoạt động của Hồ chủ tịch" năm 1960, có đoạn phim Hồ Chi Minh đọc Tuyên ngôn độc lập dài khoảng (7) bảy giây. Nhưng về sau vì sợ bị lộ tẩy nên Cộng Sản VN đã cắt ngắn;
Trong phim tài liệu " Hồ Chi Minh   chân dung một con người" năm 1990, đoạn phim  Hồ Chi Minh  đọc Tuyên ngôn độc lập đã bị cắt chỉ còn (1) một giây. Và PHÓNG LỚN Hồ Chí Minh để người xem không còn nhìn thấy trời mây, cây cối, đã có những chi tiết sơ hở , vô lý có thể bị người xem phát hiện .
Một (1) giây "PHIM" thì người xem chẳng còn kịp nhận rõ ra được cái gì nữa ! Nhưng vẫn có thể lừa được người xem

 Hãy so sánh các hình liên tiếp 
Chú ý có 3 phần: Khán đài ,micro, mây, cây, và Hồ Chí Minh .
- Khán đài đứng yên, mây và cây di chuyển nhanh hướng xuống và qua trái, micro cũng đi xuống và qua trái. (Chỉ trong 1 giây mà mây di chuyển rất nhanh, cái cây cũng cử động,micro cũng di chuyển )
- Khán đài đứng yên, mây và cây đi qua phải, micro cũng qua phải. (Trước đó mây bay qua trái, sau đó bay qua phải kéo theo cái cây cũng bay qua phải, micro cũng qua phải)
- Khán đài đứng yên, mây và cây đi lên, micro cũng đi lên. (Mây bay lên trời, cây và micro cũng lên trời)
- Khán đài đứng yên,mây và cây đi xuống, micro cũng đi xuống. (Mây rơi xuống đất, cây và micro cũng di chuyển xuống )
- (*) (7 seconds) Khán đài đứng yên không di chuyển

Vì 7 giây " phim" đây chính là cảnh CSVN đã cắt ghép từ nhiều hình:

Nhiều hình phông nền mây và cây, hình micro, và hình Ho Chi Minh với những tư thế khác nhau, sau đó dùng một (1) hình khán đài cố định không thay đổi ghép vào các hình rồi dựng lại thành đoạn phim.

LINK PHIM GỐC SO SÁNH
National anthem of Vietnam (instrumental)





No comments:

Post a Comment