Thursday, April 10, 2014

Nguyễn Hữu Cầu - NGƯỜI TÙ THẾ KỶ




AUDIO (Giống như Audio trên)






Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1947 (Đinh Hợi), quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là một tù nhân lương tâm với 37 năm tù đày lâu nhất lịch sử Việt Nam và thế giới. (5 năm tù cải tạo, và 32 năm tù vì tội chống phá nhà nước CHXHCN Việt nam ). Nguyên là cựu đại úy Địa Phương Quân, quân đội Việt Nam Cộng Hòa được thả về vào cuối năm 1981, sau hơn 6 năm bị tù cải tạo.

Trong suốt  năm 1982, sống bên ngoài ông đã làm đơn tố cáo, cùng nhiều bằng chứng tội ác của các cán bộ cộng sản tỉnh Kiên Giang.

Nhằm bịt miệng ông, và bao che cho cán bộ đảng viên, công an đã bắt giam ông Nguyễn Hữu Cầu với lý do điều tra.

Nhưng sau đó ông bị đem ra xử vội vàng và kết án TỬ HÌNH với tội danh vu khống cán bộ nhà nước, cùng tội danh chống phá nhà nước XHCN Việt nam.

Năm 1985 ông bị đày biệt giam tại một trại giam trong rừng sâu. Mùa Lễ Phục Sinh năm 1986 ông đã được người bạn tù là Linh mục Nguyễn Công Đoan ban Bí tích rửa tội, và đặt tên Thánh là Joan Baptista.

Trong trại tù cộng sản, việc sinh hoạt tôn giáo tuy đều bị cấm ngặt, nhưng với Đức tin vào Đấng Cứu Thế đã giúp ông sống sót, vượt qua những giai đoạn cùng cực tuyệt vọng...

Ông Nguyễn Hữu Cầu có tài làm thơ, sáng tác với bút danh là Nguyễn Tù Si, cùng thiên khiếu về âm nhạc, nên ông đã sáng tác được nhiều bài nhạc, thơ ca và  trường thi hơn 2000 câu.





Những sáng tác này là một trong những bằng chứng cộng sản dùng để buộc tội ông đã chống phá nhà nước, nhưng lý do chính ông bị tuyên án Tử Hình là vì ông đã can đảm đưa đơn tố cáo tội ác của các đảng viên cán bộ cộng sản tỉnh Kiên Giang, với các bằng chứng phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, từng là nạn nhân bị các tên cán bộ hãm hiếp, mà các cán bộ không thể chối cãi được.

Bản tố giác ông có nêu rõ các tội danh như : Tội cán bộ giết người bịt miệng, cán bộ buôn bán xì-ke, ma túy, cán bộ lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng...

Một trong số cán bộ quan chức bị tố cáo là: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Nguyễn Thế Đồng, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Kiên Giang.
Kiên Giang vào những năm của thập niên 70 và đầu 80, là một trong những nơi xuất phát nhiều tàu thuyền vượt biên, của người dân vượt biển tìm tự do.
Các viên chức tỉnh Kiên Giang đã một thời làm giàu nhanh chóng, nổi tiếng với các vụ buôn lậu, bán bãi vượt biển, hối lộ tham nhũng. Một trong những đồng bọn đã quay ra tố cán bộ đồng nghiệp tham nhũng, hối lộ bao che buôn lậu khi đó là Nguyễn Văn Thạnh, tức Năm Thạnh, nguyên trưởng Ban tuyên huấn Tỉnh ủy Kiên Giang. Vào những năm đầu của thập niên 80, Năm Thạnh tố giác hàng ngũ cán bộ tỉnh Kiên Giang cho xây dựng cảng Hòn Chông để tàu bè buôn lậu trú ngụ, bao che cho nhiều vụ buôn lậu hàng hóa, vàng và ngoại tệ. Vụ tố cáo này cũng bị ém nhẹm, và nhờ có chức vụ là  tỉnh ủy viên nên Năm Thạnh (người tố cáo) chỉ bị tước thẻ đảng.

Cùng một trong các cán bộ, quan chức tỉnh Kiên Giang vào thời điểm này là Nguyễn Tấn Dũng, là công an cấp tỉnh, từng làm giàu nhanh chóng qua việc bán bãi cho dân vượt biển và các vụ việc liên quan đến tù vượt biên.

Nhờ số vàng và tài sản hối lộ khổng lồ này mà Nguyễn Tấn Dũng đã mua chức để ngoi lên đến trung ương Đảng và làm Thủ Tướng Việt nam hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Cầu đã chuyển đơn kháng án Tử hình, đến tòa án cấo cao hơn. Nên vụ án phải xử lại tại phiên tòa phúc thẩm tại Sài Gòn. Nhưng phiên tòa phúc thẩm này cũng chỉ kéo dài đúng 60 phút vào ngày 24/5/1987.

Trước ngày xử của phiên tòa này, chánh án tòa phúc thẩm có một cuộc nói chuyện riêng với ông.

Chánh án đã lừa ông qua việc:  Yêu cầu ông KHÔNG trưng ra trước tòa gần 100 chứng cứ phạm tội của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Kiên Giang và các cán bộ quan chức khác, để đổi lại việc ông sẽ được tòa xử trắng án. Thế nhưng điều hứa hẹn này không xảy ra. Kết quả tòa án chỉ giảm từ TỬ HÌNH xuống còn CHUNG THÂN.

Với những tội danh vu khống, chống phá, cùng bản cáo trạng với những điều bịa đặt, suy diễn, do chính Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng dựa vào nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” sáng tác của ông.

Tòa đã phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát Giọt Nước Mắt Chúa với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.

Bị oan ức nên ông Cầu đã kiên trì làm đơn khiếu nại suốt 28 năm trong tù (kể từ năm 1982).Tờ đơn khiếu nại ký ngày 24/08/2009, mà ông nhờ ông Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ ... 500 đã bao năm liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng không bao giờ được trả lời ...

Ông bị giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Với những năm dài tù đày ngoài sức tưởng tượng, đã khiến cho người cháu nội của ông, cháu Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi,  cùng gia đình đi thăm ông

Nguyễn Hữu Cầu tại trại giam Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai, cháu Yến Nhi lần đầu tiên được biết mặt ông nội của mình. Sau đó cháu đã phải viết thư, lên tiếng kêu cứu cho ông. Và cháu đã từng xin thế thân đi tù thay cho ông nội.

Trải qua bao năm tháng giam cầm, gian khổ ông luôn giữ vững tinh thần, cương quyết không nhận tội, không xin ân xá trước một bản án vô lý, bất công của chế độ cộng sản độc tài.Cuối cùng dưới áp lực của thế giới, báo chí quốc tế, các tổ chức nhân quyền, và sức khỏe của ông ngày càng suy giảm, tai gần như điếc, một mắt bị mù lòa không còn thị lực, cuối cùng ông đã được trả về nhà vào 9 giờ tối ngày 21 tháng 3, 2014.

Ông Nguyễn Hữu Cầu - NGƯỜI TÙ THẾ KỶ, đã phải trải qua tổng cộng 37 năm tù đày dài suốt hơn một nửa đời người dưới chế độ cộng sản Việt nam.


http://www.europarl.europa.eu/sides/getDoc.do?type=MOTION&reference=B7-2013-0169&language=EN

https://archive.org/details/AmnestyReport1984VietNamVsNguyenHuuCau

http://www.hrw.org/news/2013/11/05/vietnam-letter-un-human-rights-council-candidacy-prime-minister-nguyen-tan-dung

http://www.hrw.org/sites/default/files/related_material/Vietnam's%20Political%20Prisoners-%20Key%20Cases%20of%20Concern_0.pdf

http://www.diplomatie.gouv.fr/en/country-files/vietnam-718/events-6081/article/vietnam-release-of-political

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/03/140322_prisoner_nguyenhuucau_freed.shtml

http://www.pennederland.nl/aandacht-voor-azie-nguyen-huu-cau

http://www.journee-mondiale.com/52/journee-mondiale-des-ecrivains-en-prison.htm

http://www.chuacuuthe.com/2014/03/tu-nhan-luong-tam-nguyen-huu-cau-nguoi-tu-lau-nhat-viet-nam/

http://www.hrw.org/world-report-2011/vi-t-nam

https://archive.org/details/DonXinCuuXetNguyenHuuCau

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguy-h-cau-indomi-pris-03282014055041.html

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140322-tu-chinh-tri-nguyen-huu-cau-duoc-tu-do-sau-32-nam-giam-cam

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/long-pris-to-be-free-01162014054308.html

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/urgen-cal-obsc-priso-ng-h-cau-07162013064315.html

https://archive.org/details/NguyenHuuCauNguoiTuTheKy

https://archive.org/details/RFAInterviewedFormerPoliticalPrisonerNguyenHuuPhuNguyenBacTruyenNguyenNgocQuang

https://www.youtube.com/watch?v=tthomX3wcT0

https://www.youtube.com/watch?v=UFfqH1JH4OA




Tin liên quan đến vụ án tố cáo tội ác của các cán bộ tỉnh Kiên Giang.
https://archive.org/details/NguyenHuuCauNewsBaomoi
http://www.baomoi.com/Duoc-giai-oan-sau-17-nam/122/4066575.epi









































Nguyễn Hữu Cầu (Sinh 1947) đang được vietnamsaigon THỬ NGHIỆM post trên VN.WIKI (VẸM.WIKI)

VOTE THUẬN ĐỂ GIỮ BÀI VÀ Ý KIẾN CHIẾM ĐA SỐ




VOTE THUẬN ĐỂ GIỮ BÀI VÀ Ý KIẾN CHIẾM ĐA SỐ

https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt_xo%C3%A1_b%C3%A0i#Nguy.E1.BB.85n_H.E1.BB.AFu_C.E1.BA.A7u_.28sinh_1947.29




VOTE THUẬN ĐỂ GIỮ BÀI VÀ Ý KIẾN CHIẾM ĐA SỐ NHƯNG VẪN BỊ XÓA
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt_xo%C3%A1_b%C3%A0i#Nguy.E1.BB.85n_H.E1.BB.AFu_C.E1.BA.A7u_.28sinh_1947.29



   Kết quả tranh luận để bảo vệ bài viết này cập nhật cho đến ngày 5 tháng 5, 2014.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Bi%E1%BB%83u_quy%E1%BA%BFt_xo%C3%A1_b%C3%A0i#Nguy.E1.BB.85n_H.E1.BB.AFu_C.E1.BA.A7u_.28sinh_1947.29





Kết quả tranh luận để bảo vệ bài viết này cập nhật cho đến ngày 7 tháng 5, 2014.










TOÀN BÀI CHÚNG TÔI ĐÃ POST TRÊN TRANG  VẸM. WIKI COPY SANG
Nguyễn Hữu Cầu, sinh năm 1947 (Đinh Hợi), cựu sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, là một là người tù nhân lương tâm bị giam lâu nhất ở Việt Nam với 37 năm ở trong tù.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh năm 1947, quê quán ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã ở 37 năm tù giam tại Việt Nam (5 năm tù cải tạo, và 32 năm tù vì tội chống phá nhà nước CHXHCN Việt nam)[2][1]
Nguyên là cựu đại úy Địa Phương Quân, quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, ông phải tập trung học tập cải tạo và được thả về vào cuối năm 1980, sau hơn 5 năm bị tù cải tạo.[1]
Theo tin gia đình ông, do đã làm đơn tố giác hai lãnh đạo của tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Hữu Cầu đã bị đưa ra xét xử vào năm 1983 và bị kết án tử hình với tội danh « Phá hoại ». Bản án sau đó được giảm xuống thành tù chung thân khi xử phúc thẩm năm 1985.[3]
Năm 1985 ông bị đày biệt giam tại một trại giam trong rừng sâu. [cần dẫn nguồn] (Nguồn Amnesty International Report 1984)
Mùa Lễ Phục Sinh năm 1986, ông đã được người bạn tù là Linh mục Nguyễn Công Đoan đã bí mật ban Bí tích rửa tội, và đặt tên Thánh là Joan Baptista. Vì trong trại tù cộng sản, việc sinh hoạt tôn giáo đều bị cấm ngặt. Nhờ Đức tin vào Đấng Cứu Thế đã giúp ông sống sót, vượt qua những giai đoạn cùng cực tuyệt vọng.[cần dẫn nguồn] (Nguồn DCCT Phút thứ 13:25 - 15:20)
Ông Nguyễn Hữu Cầu làm thơ, sáng tác với bút danh là Nguyễn Tù Sĩ, cùng thiên khiếu về âm nhạc, nên ông đã sáng tác được nhiều bài nhạc, thơ ca và  trường thi hơn 2000 câu. [cần dẫn nguồn] (Nguồn)
Những sáng tác này là một trong những bằng chứng cộng sản dùng để buộc tội ông đã chống phá nhà nước, nhưng lý do chính ông bị tuyên án Tử Hình là vì ông đã can đảm đưa đơn tố cáo tội ác của các đảng viên cán bộ cộng sản tỉnh Kiên Giang, với các bằng chứng phỏng vấn trực tiếp các nhân chứng, trong số đó có cả những nữ nhân chứng từng là tù vượt biển, từng là nạn nhân bị các cán bộ hãm hiếp. [cần dẫn nguồn]  (Nguồn Internet Archive Audio phút thứ 09:42 - 17:02)
Với những tội danh chống phá, cùng bản cáo trạng của Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nguyễn Thế Đồng dựa vào nguyên văn bài “Kinh lạy Cha” sáng tác của ông.[cần dẫn nguồn] (Nguồn Internet Archive Audio phút thứ  23:45 - 26:50)
Tòa đã phán rằng “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát Giọt Nước Mắt Chúa với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn”.[cần dẫn nguồn]  (Nguồn Internet Archive Audio phút thứ 23:40 - 26:57)
Ông Nguyễn Hữu Cầu từ năm 1982 đã kiên trì làm đơn khiếu nại suốt 28 năm trong tù.[cần dẫn nguồn] (Nguồn Internet Archiive PDF file. ) Internet Archiive PDF file.
Đơn khiếu nại ông ký ngày 24/08/2009, đã nhờ ông Nguyễn Ngọc Quang chuyển ra ngoài, là lá đơn khiếu nại thứ... 500 đã bao năm liên tục gởi ra Hà Nội, nhưng không bao giờ được trả lời...[cần dẫn nguồn]
Ông bị giam giữ tại khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.  [cần dẫn nguồn] (Nguồn VOA NEWS)
Sau chuyến thăm tù lần đầu tiên được biết mặt ông nội của mình vào năm 2013, cháu Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, đã viết thư gởi Ủy Ban Nhân Quyền (Human Rights Watch), lên tiếng kêu cứu cho ông. Nguồn[cần dẫn nguồn] (Nguồn)
Và cháu đã từng xin thế thân đi tù thay cho ông nội. [cần dẫn nguồn] (Nguồn)
Trải qua bao năm tháng giam cầm, ông Nguyễn Hữu Cầu luôn giữ vững tinh thần, cương quyết không nhận tội, không xin ân xá trước một bản án vô lý, bất công của chế độ cộng sản độc tài.[cần dẫn nguồn] (Nguồn) (Nguồn BBC NEWS)
Dưới áp lực của thế giới, các báo chí quốc tế (Nguồn - PEN) , tổ chức nhân quyền - Human Rights Watch(Nguồn - HRW ) , và sức khỏe của ông ngày càng suy giảm, tim yếu, tai gần như điếc, một mắt bị mù lòa không còn thị lực, cuối cùng ông đã được nhà cầm quyền trả về nhà vào 9 giờ tối ngày 21 tháng 3, 2014. (Nguồn - RFI) (Nguồn - DCCT) (Nguồn - Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế) [cần dẫn nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. a ă â Tù nhân lương tâm 'lâu năm nhất' ra tù, BBC, 22 tháng 3, 2014
  2. ^ Thỉnh nguyện thư của HRW - Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế gửi TT Nguyễn Tấn Dũng, 5/11/2013
  3. ^ Tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu được tự do sau 32 năm giam cầm , RFI, 22 tháng 3, 2014

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]















No comments:

Post a Comment