"Chỉ có loài thú mới quay lưng trước nỗi thống khổ của đồng loại để chăm sóc bộ lông của mình"
Vụ một thương gia "làm ăn lớn" tại Sài Gòn là Hoàng Vi Đắc phải trốn sang Mỹ, sau khi bị Việt Cộng trấn lột, "bỏ của chạy lấy người." Đây cũng không phải là trường hợp đầu tiên.
Judge Grants Asylum to Vietnamese Businessman
http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?j107:I05451:j107HILL.html
Judge Ira Bank's ruling this week will allow Dac Vi Hoang, his wife and their 15-year-old daughter to remain in the United States. ...
Vụ một thương gia "làm ăn lớn" tại Sài Gòn là Hoàng Vi Đắc trốn sang Mỹ, sau khi bị Việt Cộng trấn lột, "bỏ của chạy lấy người." Đây không phải là trường hợp đầu tiên. Những năm trước,khi khối Liên Sô xụp đổ, CSVN mất chỗ dựa,lâm vào ngõ bí, và để sống còn, nên Hà Nội bắt buộc phải "mở cửa", để thu hút ngoại tệ của Tư Bản và Việt kiều để sống sót.
Như bất cứ hành động nào của VC, sự "mở cửa" hoàn toàn không phải vì lợi ích dân tộc, mà chỉ để tìm lối thoát cho bạo quyền. Những năm đầu thập niên 90, sau vụ "mở cửa", không ít Tư Bản nước ngoài, ngây thơ tưởng Việt Nam sẽ là một « ùEldoradó » mới, nhào vào đầu tư.
Rút cục sau vài năm đều thua lỗ, "ôm đầu máu" rút ra vì tình trạng vô luật pháp, không làm ăn nổi với sự tham nhũng, tráo trở của VC. Cũng thời gian này, một số Việt Kiều nhẹ dạ, tiêu biểu là Nguyễn Trung Trực từ Úc, Trịnh Vĩnh Bình từ Hòa Lan, đem hàng triệu dollars về "kinh doanh". Làm ăn khấm khá được vài năm, có lúc đã được báo chí quốc tế bình luận, cho đây là điển hình về sự thành công, hợp tác, của Việt kiều.
Nhưng rồi rút cục, tất cả đều tiền mất tật mang, tài sản bị tịch thâu và nằm tù, do bất cứ một tội trạng nào mà VC có thể tưởng tượng ra ! Trường hợp thương gia Hoàng Vi Đắc vừa qua cũng lại thêm một thí dụ điển hình về những "con thiêu thân" Việt kiều.
Thật ra, trong việc bòn rút, ăn chặn tiền đầu tư, VC nhắm vào đám Tư Bản nước ngoài là chính, còn tiền bạc của "tư bản Việt kiều" chúng chỉ coi là thứ "tép riu", không đáng kể.
Vừa qua Thương ước Mỹ-Việt Cộng đã được ký kết, nhưng những gì xảy ra trong quá khứ cho phép tiên đoán tương lai. Người ta có thể dự trù sự việc sẽ diễn ra như sau:
1. Đối với tư bản Mỹ vào làm ăn, nhất là những thứ "gộc" như Nike, Coca Cola..., tiền bạc sẽ được chuyển khỏi Việt Nam dễ dàng hơn, VC không dám ăn chặn như trước. Lợi nhuận sẽ tăng thêm vì thuế nhập vào Mỹ giảm xuống đối với hàng sản xuất từ Việt Nam. Còn phía VC, đang xính vính kiệt quệ vì Tư bản các nước rút hết mấy năm gần đây, nay với Thương ước, chúng hy vọng dụ dỗ họ trở lại. Đám đầu xỏ Mafia Đỏ và lớp người "ăn theo"sống bám quanh, lại có dịp chấm mút.
Bộ máy kìm kẹp Công An, mà nay phải nuôi dưỡng bằng đôla chứ không thể "cho ăn" lý thuyết xuông, lại được hà hơi tiếp sức để giữ vững chế độ. Rút cục đại bộ phận dân đen, thấp cổ bé miệng, vẫn bị bóc lột, sống lê lết bên lề các đô thị và miền quê như hiện nay.
Đây là bằng chứng sau hơn 10 năm "đổi mới" ,với cơ man tiền bạc của Tư Bản ngoại quốc đổ vào, đa số nhân dân vẫn nghèo mạt rệp, tiền bạc chỉ rơi vào túi Tư bản Đỏ. Bởi vì dưới chế độ VC, không hề có vấn đề kinh doanh lành mạnh theo đúng nghĩa, hầu cải thiện xã hội. Tất cả chỉ là nền "kinh tế" của sự mánh mung móc ngoặc, chộp giựt ăn cắp, được nâng cấp lên hàng quốc sách.
Ngoài ra, mặc dầu lần này Thương Ước được ký kết, nhưng như thường lệ, khi áp dụng điều khoản nào bất lợi, đe dọa sự toàn trị của chúng là VC tìm cách xoay xở, trì trệ, ù lì. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy VC không tôn trọng bất cứ thỏa ước nào, nhất là bây giờ chúng càng rảnh tay khi không có đạo luật Nhân Quyền kèm theo Thương ước.
2. Đối với Việt kiều đem tiền về "đầu tư", VC sẽ chẳng thèm đếm xỉa đến quốc tịch Mỹ, vẫn coi là người Việt Nam. Vì chỉ là "Mỹ giấy" chứ không phải Mỹ thiệt, sẽ không được Thương ước và Chính phủ Mỹ tận tình bảo vệ, VC sẽ giở trò biến hóa luật pháp, muốn "bỏ tù" lúc nào cũng được. Thành thử nếu Việt kiều về làm ăn "cò con, hốt bạc cắc" rồi chạy, thì may ra có thể thoát, ôm được chút tiền còm bỏ túi. Còn muốn làm ăn lâu dài, đại qui mô, thì sẽ được VC "vỗ béo" cho tới một ngày nào đó, chúng cảm thấy "con mòng" đã khá nặng ký, là chúng đem ra "làm thịt". Sự việc xảy ra cho các "đại thương gia" Hoàng Vi Đắc, Nguyễn Trung Trực, Trịnh Vĩnh Bình...kể trên là những kinh nghiệm.
Thực ra bài bản của CSVN không thay đổi từ 1945. Chúng chỉ biến dạng với thời gian. Thời 45-46, Hồ Chí Minh phát động "tuần lễ vàng" để trấn lột. Trong chiến tranh, CS "cải cách ruộng đất" để cướp không tài sản của dân quê. Về tiếp thu Hà Nội 1954, CS cải tạo các thương gia. Chiếm được Saigon năm 75, chúng"đánh Tư sản"...
Ngày nay Việt Nam hết Tư sản thì CS dụ Việt kiều về, để vỗ béo dần dần thành Tư sản...rồi...làm thịt ...vân vân và vân vân!
ĐÓNG THUẾ 37 TRIỆU MỸ KIM / 1 NĂM...!
MỘT NHÀ ĐẦU TƯ ĐÀI-LOAN PHẢI TỰ TỬ
"Những lời hứa, những cam kết của các bậc nguyên thủ khi kêu gọi kiều bào về nước có ý nghĩa gì khi những kiều bào tâm huyết nhất trở về quê hương lại bị hành hạ, bị làm khó, bị đối xử bất công bằng những hành động phi đạo lý và bất chấp pháp luật của một số quan chức cấp dưới!"-
Ông Đoàn Minh Tuấn, một Việt kiều 74 tuổi, một nhà giáo vừa có một bức tâm thư gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận phản ánh "những bất công mà những Việt kiều, với tư cách là những nhà đầu tư, nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước đang phải gánh chịu".
Ông Đoàn Minh Tuấn, Việt kiều định cư tại Pháp, từng là bộ đội thời kỳ chống Pháp, từng giảng dạy ở một số trường đại học của Việt Nam. Năm 2007, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ đối với việt kiều, ông về nước cùng với GS TS Hoàng Kỳ, người đã soạn những cuốn sách đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, PGS TS Nguyễn Văn Gia, GS TS Nguyễn Văn Hữu và nhiều bạn bè trong ngành giáo dục cùng nhau xây dựng trường Đại học Công nghệ Đông Á.
Theo trình bày của ông Tuấn, năm 2008, sau khi vị Chủ tịch HĐQT đầu tiên, GS VS Vũ Tuyên Hoàng qua đời, HĐQT đã bầu ông Phạm Ngọc Thăng làm chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT.
Tuy nhiên, ngay sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Thăng đã kéo bè cánh, gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong nội bộ và đặc biệt là vấn đề tài chính hoàn toàn được giữ kín với những biểu hiện hết sức bất minh. Trong suốt một năm đó, ông Thăng tìm mọi cách để Quy chế tổ chức và hoạt động của trường không được thông qua, 4 đại hội cổ đông "chỉ toàn là câu chuyện cãi vã, đấu đá, thậm chí không ra nổi một văn bản, một nghị quyết nào".
Trước những biểu hiện bất minh trong chi tiêu tài chính, các cổ đông sáng lập trường đã tổ chức đại hội vào ngày 20-12-2009. Tại đại hội này, ông Phạm Ngọc Thăng đã bị các cổ đông chiếm 92,43% cổ phần của Trường dự họp bỏ phiếu miễn nhiệm. HĐQT sau đó, với 7/10 phiếu thuận cũng đã đề nghị Bộ GD và ĐT cách chức Chủ tịch HĐQT của ông Thăng. Tuy nhiên, trong một động thái hoàn toàn bất ngờ, Bộ GD và ĐT đã không chấp nhận việc miễn nhiệm vì cho rằng Đại hội cổ đông họp không hợp lệ. Trong khi ông Tuấn và HĐQT cho rằng họ đã thực hiện đúng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục", ban hành kèm theo quyết định 61/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ.
"Chúng tôi thiết nghĩ ông Phạm Ngọc Thăng là do HĐQT chúng tôi bầu và quyền miễn nhiệm là thuộc HĐQT của Đại học Công nghệ Đông Á, đại diện cho 92,43% cổ phần đồng ý, chứ không phải thuộc Bộ GD và ĐT. Việc Bộ cho rằng đại hội của chúng tôi không hợp lệ là cưỡng từ đoạt lý, thậm chí, là xâm phạm vào công việc không thuộc thẩm quyền, chuyên môn của quý Bộ. Những bất thường của Bộ GT và ĐT còn ở chỗ trong khi bác tính hợp pháp của Đại hội cổ đông thì họ lại không hề có ý kiến về tính hợp pháp của cuộc họp HĐQT mà theo đó, 7/10 thành viên đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ HĐQT đối với ông Phạm Ngọc Thăng. Sự việc đã được Bộ GD và ĐT đẩy đi xa hơn nữa khi hai ngày trước đại hội cổ đông của trường chúng tôi dự định tổ chức vào hôm 14-5-2010, Bộ GD và ĐT ra một quyết định kỳ cục là cấm họp. Bộ biết rằng đại hội sẽ ra nghị quyết bất lợi cho ông Thăng? Và Bộ quyết bảo vệ ông Thăng một cách bất chấp pháp luật?"- Ông Tuấn viết trong thư.
Theo ông Tuấn, sự việc quá mù ra mưa khi Bộ GD và ĐT thành lập tổ thanh tra để cắt chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí đe dọa trình Chính phủ giải tán ĐH Công nghệ Đông Á.
Sau khi bãi miễn chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Thăng, HĐQT trường ĐH Công nghệ Đông Á đã quyết định mời cơ quan thanh tra về để kiểm tra,một cách độc lập, toàn bộ các hoạt động tài chính của trường. Kết quả kiểm tra sau đó đã lộ sáng những sự thật kinh hoàng: Không có quy định chế độ chi tiêu. Không có định mức tài chính, kế hoạch tài chính. 13 tỷ đồng đã được chi tiêu hàng năm mà không có quyết toán, không tổ chức phê duyệt. 650 triệu đã được chi thêm cho Ban quản lý Dự án...
HĐQT, Ban giám hiệu và đặc biệt kiều bào Đoàn Minh Tuấn đã sửng sốt trước những khoản chi quá bất minh, quá bí hiểm. Theo báo cáo của thanh tra có tới 1,4 tỷ đã được chi cho việc... tư vấn thành lập trường (Trong khi theo quy định, chi phí tư vấn nhiều nhất chỉ 5 triệu đồng). Bảng kê chi tiền cho thấy người nhận rất nhiều là quan chức của Bộ GT và ĐT. Vô lý đến mức chỉ một buổi họp thẩm định của Bộ GD và ĐT, ông Thăng đã quyết chi tới gần 80 triệu đồng, trong đó một Vụ trưởng được kê trong danh sách đã nhận tới 20 triệu đồng, chỉ cho một buổi họp.
Theo những chứng từ, bảng kê còn lưu lại, Chủ tịch HDQT Phạm Ngọc Thăng đã chi tới 1,8 tỷ để quà cáp, biếu xén cho quan chức của đủ các ban ngành, nhiều nhất đương nhiên vẫn là Bộ GD và ĐT.
"Những khoản quà cáp, biếu xén, phong bì này có thể gọi khác hơn chăng ngoài việc gọi chúng là những khoản hối lộ? Và phải chăng đây chính là lý do mà Bộ GD và ĐT cố gắng bảo vệ bằng được ông Thăng, dù họ bảo vệ bằng những việc làm của họ là vi phạm pháp luật?"- Ông Tuấn, thay mặt HĐQT viết trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.
"Phát biểu với kiều bào đêm 23 tháng chạp Kỷ Sửu vừa rồi, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ trân trọng mọi sự đóng góp của kiều bào, coi đồng bào ta ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Chính ngài Thủ tướng, trong buổi gặp gỡ kiều bào tại Texas năm 2008 cũng đã cam kết trách nhiệm với kiều bào.
Nhưng những lời hứa, những cam kết của các bậc nguyên thủ có ý nghĩa gì khi những kiều bào tâm huyết nhất trở về quê hương lại bị hành hạ, bị làm khó, bị đối xử bất công bằng những hành động phi đạo lý và bất chấp pháp luật của một số quan chức cấp dưới?!"
PS: Thư ông Tuấn gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận còn có đoạn: Chúng tôi được biết ngài là cháu đời thứ tư của Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm- vị Tam khôi cuối cùng có tên trong văn bia Văn Miếu, được chép trong sách Bách khoa toàn thư. Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng, ngài đã về quê hương Đôn Thư kính cáo với tổ tiên dòng họ Vũ Phạm- Phạm Vũ. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự chí công vô tư của ngài cũng như kính ngưỡng cụ Vũ Phạm Hàm với những giai thoại còn truyền trong sử sách. Tuanddk bình rằng: Đúng là một cụ "Việt kiều hồi hộp", ngây thơ đến tội nghiệp
Bài tới sẽ là những nhân vật có tên trong danh sách nhận tiền với những cá mập còn cao cấp hơn cả Bộ trưởng
Địa chỉ ông Đoàn Minh Tuấn dành cho những đồng nghiệp quan tâm đến vụ việc:
Tel: 0902218446
Email: doanminhtuan1937@yahoo.com
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk
Ông Đoàn Minh Tuấn, một Việt kiều 74 tuổi, một nhà giáo vừa có một bức tâm thư gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận phản ánh "những bất công mà những Việt kiều, với tư cách là những nhà đầu tư, nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước đang phải gánh chịu".
Ông Đoàn Minh Tuấn, Việt kiều định cư tại Pháp, từng là bộ đội thời kỳ chống Pháp, từng giảng dạy ở một số trường đại học của Việt Nam. Năm 2007, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ đối với việt kiều, ông về nước cùng với GS TS Hoàng Kỳ, người đã soạn những cuốn sách đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, PGS TS Nguyễn Văn Gia, GS TS Nguyễn Văn Hữu và nhiều bạn bè trong ngành giáo dục cùng nhau xây dựng trường Đại học Công nghệ Đông Á.
Theo trình bày của ông Tuấn, năm 2008, sau khi vị Chủ tịch HĐQT đầu tiên, GS VS Vũ Tuyên Hoàng qua đời, HĐQT đã bầu ông Phạm Ngọc Thăng làm chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT.
Tuy nhiên, ngay sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Thăng đã kéo bè cánh, gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong nội bộ và đặc biệt là vấn đề tài chính hoàn toàn được giữ kín với những biểu hiện hết sức bất minh. Trong suốt một năm đó, ông Thăng tìm mọi cách để Quy chế tổ chức và hoạt động của trường không được thông qua, 4 đại hội cổ đông "chỉ toàn là câu chuyện cãi vã, đấu đá, thậm chí không ra nổi một văn bản, một nghị quyết nào".
Trước những biểu hiện bất minh trong chi tiêu tài chính, các cổ đông sáng lập trường đã tổ chức đại hội vào ngày 20-12-2009. Tại đại hội này, ông Phạm Ngọc Thăng đã bị các cổ đông chiếm 92,43% cổ phần của Trường dự họp bỏ phiếu miễn nhiệm. HĐQT sau đó, với 7/10 phiếu thuận cũng đã đề nghị Bộ GD và ĐT cách chức Chủ tịch HĐQT của ông Thăng. Tuy nhiên, trong một động thái hoàn toàn bất ngờ, Bộ GD và ĐT đã không chấp nhận việc miễn nhiệm vì cho rằng Đại hội cổ đông họp không hợp lệ. Trong khi ông Tuấn và HĐQT cho rằng họ đã thực hiện đúng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục", ban hành kèm theo quyết định 61/2009/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ.
"Chúng tôi thiết nghĩ ông Phạm Ngọc Thăng là do HĐQT chúng tôi bầu và quyền miễn nhiệm là thuộc HĐQT của Đại học Công nghệ Đông Á, đại diện cho 92,43% cổ phần đồng ý, chứ không phải thuộc Bộ GD và ĐT. Việc Bộ cho rằng đại hội của chúng tôi không hợp lệ là cưỡng từ đoạt lý, thậm chí, là xâm phạm vào công việc không thuộc thẩm quyền, chuyên môn của quý Bộ. Những bất thường của Bộ GT và ĐT còn ở chỗ trong khi bác tính hợp pháp của Đại hội cổ đông thì họ lại không hề có ý kiến về tính hợp pháp của cuộc họp HĐQT mà theo đó, 7/10 thành viên đã bỏ phiếu miễn nhiệm chức vụ HĐQT đối với ông Phạm Ngọc Thăng. Sự việc đã được Bộ GD và ĐT đẩy đi xa hơn nữa khi hai ngày trước đại hội cổ đông của trường chúng tôi dự định tổ chức vào hôm 14-5-2010, Bộ GD và ĐT ra một quyết định kỳ cục là cấm họp. Bộ biết rằng đại hội sẽ ra nghị quyết bất lợi cho ông Thăng? Và Bộ quyết bảo vệ ông Thăng một cách bất chấp pháp luật?"- Ông Tuấn viết trong thư.
Theo ông Tuấn, sự việc quá mù ra mưa khi Bộ GD và ĐT thành lập tổ thanh tra để cắt chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí đe dọa trình Chính phủ giải tán ĐH Công nghệ Đông Á.
Sau khi bãi miễn chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Thăng, HĐQT trường ĐH Công nghệ Đông Á đã quyết định mời cơ quan thanh tra về để kiểm tra,một cách độc lập, toàn bộ các hoạt động tài chính của trường. Kết quả kiểm tra sau đó đã lộ sáng những sự thật kinh hoàng: Không có quy định chế độ chi tiêu. Không có định mức tài chính, kế hoạch tài chính. 13 tỷ đồng đã được chi tiêu hàng năm mà không có quyết toán, không tổ chức phê duyệt. 650 triệu đã được chi thêm cho Ban quản lý Dự án...
HĐQT, Ban giám hiệu và đặc biệt kiều bào Đoàn Minh Tuấn đã sửng sốt trước những khoản chi quá bất minh, quá bí hiểm. Theo báo cáo của thanh tra có tới 1,4 tỷ đã được chi cho việc... tư vấn thành lập trường (Trong khi theo quy định, chi phí tư vấn nhiều nhất chỉ 5 triệu đồng). Bảng kê chi tiền cho thấy người nhận rất nhiều là quan chức của Bộ GT và ĐT. Vô lý đến mức chỉ một buổi họp thẩm định của Bộ GD và ĐT, ông Thăng đã quyết chi tới gần 80 triệu đồng, trong đó một Vụ trưởng được kê trong danh sách đã nhận tới 20 triệu đồng, chỉ cho một buổi họp.
Theo những chứng từ, bảng kê còn lưu lại, Chủ tịch HDQT Phạm Ngọc Thăng đã chi tới 1,8 tỷ để quà cáp, biếu xén cho quan chức của đủ các ban ngành, nhiều nhất đương nhiên vẫn là Bộ GD và ĐT.
"Những khoản quà cáp, biếu xén, phong bì này có thể gọi khác hơn chăng ngoài việc gọi chúng là những khoản hối lộ? Và phải chăng đây chính là lý do mà Bộ GD và ĐT cố gắng bảo vệ bằng được ông Thăng, dù họ bảo vệ bằng những việc làm của họ là vi phạm pháp luật?"- Ông Tuấn, thay mặt HĐQT viết trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD và ĐT.
"Phát biểu với kiều bào đêm 23 tháng chạp Kỷ Sửu vừa rồi, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ trân trọng mọi sự đóng góp của kiều bào, coi đồng bào ta ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Chính ngài Thủ tướng, trong buổi gặp gỡ kiều bào tại Texas năm 2008 cũng đã cam kết trách nhiệm với kiều bào.
Nhưng những lời hứa, những cam kết của các bậc nguyên thủ có ý nghĩa gì khi những kiều bào tâm huyết nhất trở về quê hương lại bị hành hạ, bị làm khó, bị đối xử bất công bằng những hành động phi đạo lý và bất chấp pháp luật của một số quan chức cấp dưới?!"
PS: Thư ông Tuấn gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận còn có đoạn: Chúng tôi được biết ngài là cháu đời thứ tư của Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm- vị Tam khôi cuối cùng có tên trong văn bia Văn Miếu, được chép trong sách Bách khoa toàn thư. Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng, ngài đã về quê hương Đôn Thư kính cáo với tổ tiên dòng họ Vũ Phạm- Phạm Vũ. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự chí công vô tư của ngài cũng như kính ngưỡng cụ Vũ Phạm Hàm với những giai thoại còn truyền trong sử sách. Tuanddk bình rằng: Đúng là một cụ "Việt kiều hồi hộp", ngây thơ đến tội nghiệp
Bài tới sẽ là những nhân vật có tên trong danh sách nhận tiền với những cá mập còn cao cấp hơn cả Bộ trưởng
Địa chỉ ông Đoàn Minh Tuấn dành cho những đồng nghiệp quan tâm đến vụ việc:
Tel: 0902218446
Email: doanminhtuan1937@yahoo.com
http://vn.360plus.yahoo.com/tuanddk
Ed Oshiro, MPH (Master of Public Health)
Bài viết “Goodbye Vietnam” của ông Ed Oshiro, một người Mỹ gốc Nhật, đăng trên tạp chí của Hiệp Hội Y Khoa thuộc hạt King (King county Medical Society) tại Seattle,Hoa kỳ, tháng 11 năm 1996, tố cáo chính quyền VN tham nhũng, tống tiền mà nạn nhân là ông - một người làm việc thiện nguyện tại đó. Ed Oshiro nguyên là phụ tá giám đốc chương trình Giáo dục Y tế của Group Health Corporatives đã tình nguyện qua Việt Nam làm quản lý cho một bệnh xá, một cô nhị viện với 125 trẻ em do tổ chức “Đông Tây hội ngộ” (East Meets West Organization) bảo trợ tại 4 làng nhỏ vùng ngoại ô thành phố Đà Nẵng.
(Những ai có ý định về Việt Nam làm ăn hay làm việc thiện nguyện, xin hãy đọc kỹ bài này).
Ba mươi phút sau khi chuyến bay của hãng Hàng Không Việt Nam chở chúng tôi rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất, chúng tôi nhìn xuống những đồng bằng màu đỏ trơ trụi của xứ Cambodia, tôi và vợ tôi bỗng dưng có một cảm giác kỳ lạ của sự thoải mái và tự do. Hú vía, chúng tôi thực sự đã thoát khỏi những sự sách nhiễu, hăm dọa và tham nhũng thường nhật của các giới chức Việt Nam, và cái gánh nặng đè trên vai trong ba tháng qua chợt trút mất.
Mọi chuyện như bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, khi tôi nhận làm quản lý hải ngoại vụ cho Cơ Sở Đông Gặp Tây (East Meets West Foundation) hiện đang trông coi một bệnh xá toàn khoa cho “kẻ nghèo nhất trong đám nghèo” và một cô nhi viện với 125 trẻ em ở ngoại ô thành phố Đà Nẳng, Việt Nam. Tôi đã quyết định chụp lấy cơ hội hưu trí sớm với đầy đủ cấp dưỡng do Group Health đề nghị và về hưu vào đầu tháng Giêng với ý định đi phục vụ tình nguyện khoảng một đến hai năm tại Việt Nam, bắt đầu vào giữa tháng giêng.
Công tác của tôi là giúp bệnh xá hoạt động được hữu hiệu hơn và hướng dẫn những chương trình về giáo dục y tế công cộng cho bốn làng hẻo lánh. Vợ tôi thì được giao việc ở cô nhi viện như là giáo viên mỹ thuật và dạy Anh ngữ cho các nhân viên.
Một điều báo trước cho những việc sẽ gặp ở trong nước Việt Nam thực ra đã bắt đầu khi chúng tôi bay xuống San Francisco để nhận giấy chiếu khán đi Việt Nam. Khi đến San Francisco thì chúng tôi được báo rằng viên chức Bộ Ngoại Giao (Việt cộng) muốn chúng tôi phải thuê căn phòng của y ở Đà Nẳng với giá 700 đô la mỗi tháng, với sáu tháng tiền nhà đưa trước. Chúng tôi phản đối và y không chịu cấp giấy nhập cảnh nữa, chúng tôi đành phải quay về lại Seattle để chờ Cơ sở tiếp tục thương lượng. Cuối cùng đến tháng Hai, sau khi đồng ý với vụ sắp xếp, trả cho y 4200 đô la, và dấu nhập cảnh cho ba tháng thay vì một năm, chúng tôi bay đi Việt Nam. Khi đến nơi thì căn phòng, hỡi ôi! còn đang sửa chữa và chúng tôi đành ở khách sạn với giá 15 đô la một ngày.
Vừa vào đến Việt Nam thì tất cả đĩa điện toán của chúng tôi đều bị tịch thâu ngay, và mãi đến ba tuần mới được trả sau khi đóng 40 đô la gọi là “lệ phí bảo quản” và có cả khối bản phụ được sao chép (để bán về sau).
Ngày đầu làm việc trong văn phòng, tôi nhắc máy điện thoại để gọi con gái tôi ở Seattle và đã có thể nghe rõ tiếng nhạc quân hành văng vẳng trong máy suốt cuộc điện đàm. Tôi nhắc lại chuyện đó với nhân viên người Việt thì được họ cho biết là công an và quân đội luôn theo dõi nghe trộm mọi cuộc điện đàm.
Chúng tôi được khuyến cáo là ngay cả thư từ cũng được mở ra đọc ngang xương, cho nên phải cẩn thận khi viết. Có một lần công an gọi tôi phải đem tờ báo cáo tài chính cuối tháng cho họ xem để họ quyết định cho gởi hay không.
Vài ngày sau khi tôi bắt đầu làm việc, thì cô kế toán viên bay đi Florida để làm đám cưới với anh bác sĩ Mỹ mà cô đã quen trong thời gian anh ta phục vụ tình nguyện cho bệnh xá. Khi chúng tôi rao tuyển người thay thế thì viên Bộ Trưởng chuyển đến một danh sách ứng viên mà y muốn chúng tôi thâu dụng. Chúng tôi bác ngay vì họ không biết tí gì về kế toán và chẳng có chút năng khiếu gì về Anh ngữ. Chúng tôi tuyển được một cô có bằng kế toán và nói giỏi tiếng Anh, nhưng viên Bộ trưởng và Sở Công An lại trì hoản việc chuẩn y thâu dụng, cho mãi đến khi tôi nghĩ rằng, có chút tiền đút lót hoặc cô ta chịu chia một phần lương của cô.
Chúng tôi được biết rằng tất cả nhân viên người Việt đều buộc phải đóng một phần tiền lương cho công an, các viên chức nhà nước, đảng viên, v.v... Đã mấy lần công an đến văn phòng chúng tôi hạch hỏi vì sao chúng tôi không dùng người của họ.
Bất ngờ có một bác sĩ người Việt lại nộp đơn xin làm kế toán bởi vì anh đã thất nghiệp đến hơn 5 năm nay. Quả có hàng trăm bác sĩ thất nghiệp mặc dù họ thuộc hạng lao động có lương thấp nhất ở Việt Nam... 30 đô la một tháng. Tôi chẳng thể nào hiểu được vì sao lại có quá nhiều bác sĩ thất nghiệp tại Việt Nam. Tôi được nghe kể rằng họ buộc phải ghi danh quỹ 1,500 đô la để được thực tập và lấy kinh nghiệm ở bệnh viện sau khi học xong. Không có kinh nghiệm ở bệnh viện là thất nghiệp. Tôi lại được biết có một sự kỳ thị nặng nề đối với dân trong Nam, đặc biệt là những người đã từng phục vụ cho chế độ cũ. Hầu hết những bác sĩ thất nghiệp mà chúng tôi đã gặp là dân miền Nam.
Trong phần họp định hướng tại Hoa Kỳ, chúng tôi được báo cho biết rằng các bác sĩ tại bệnh xá làng Hòa Bình rất lười và ù lì, vì họ chỉ biết có một điều là viết toa cho thuốc bổ sinh tố. Sau khi làm việc với họ vài ngày, tôi nhận thấy họ rất thông minh, rất ham học để hành nghề tốt và sẵn sàng đón nhận những sự giúp đỡ để trở thành thầy thuốc giỏi. Điều đáng tiếc là sự đào tạo của họ tệ quá, cho nên họ chỉ giỏi viết toa sinh tố cho mọi bệnh trạng.
Mỗi ngày trong một tuần, các bác sĩ đi khám bệnh ở một trong những làng lân cận. Tôi đi theo họ vài lần và nhận thấy rằng sinh tố được cấp cho mọi chứng: sốt rét, mù lòa, sốt nóng, bệnh ký sinh trùng, tiểu ra máu, tiêu chảy, v.v... Họ đâu có thể làm gì khác hơn được? Họ chẳng có món thuốc nào ngoài vài lọ Ampicilin. Mấy bác sĩ bảo rằng ít ra cũng nên cho bệnh nhân món gì để đem về nhà, và họ cấp sinh tố. À ra thế! Trụ sinh thì ai cũng có thể mua được chẳng cần toa cho nên nhà nào cũng có vài lọ trữ sẵn. Ngay cả thông dịch viên của tôi cũng dùng trụ sinh cho nhức đầu, cảm, tiêu chảy, đau lưng, hoặc khi cô ta cảm thấy không được khỏe.
Một bác sĩ Sản Phụ Khoa từ San Diego đã làm việc vài ngày tại bệnh xá và bà chỉ cho các bác sĩ cách sử dụng mỏ vịt đế khám âm đạo. Năm sau, ông ta quay lại và bất bình vì các bác sĩ không dùng mỏ vịt. Ông ta báo cáo với Ban Quan Trị Cơ Sở Đông Gặp Tây ở San Francisco rằng các bác sĩ ở bệnh xá ù lì và lười biếng. Tôi báo cáo về Ban Quản Trị chất vấn sự giám định của ông ta. Các bác sĩ tại bệnh xá không thể nào học khám và chữa bệnh phụ khoa trong vài ngày được, và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm chỉ làm được dăm ba xét nghiệm đơn giản mà thôi. Cho dù họ có khám ra được điều gì đi nữa thì cũng chẳng có thuốc men và dụng cụ để điều trị. Tại sao phải đi học những chuyện mà dù có biết mình cũng đành bó tay? Tôi cảm thấy rằng bác sĩ Mỹ tình nguyện làm việc tại bệnh xá làng Hòa Bình thiếu nhạy bén và làm hại nhiều hơn là giúp đỡ.
Sau khi ổn định công việc, tôi liền gặp viên Bộ trưởng Y Tế (Việt Cộng) để đề nghị xúc tiến dự án hướng dẫn y tế công cộng cho bốn làng, và ông ta cũng thích thú về ý kiến đó. Ông ta nhận bản dự án đó và bảo rằng ông ta sẽ thảo luận với Ủy Ban Nhân Dân rồi cho tôi biết sau, hai tuần sau, ông ta gửi cho chúng tôi một lá thư nói rằng bản dự án đó đã được chấp thuận và Bộ sẽ thi hành, nhưng họ lại muốn tôi tài trợ 25 ngàn đô la. Tôi trả lời rằng tôi không có tiền mà chỉ có sự hiểu biết, thời giờ và lòng nhiệt thành muốn huấn luyện và làm việc với các nhân viên y tế mà thôi, nhưng họ chẳng tha thiết mấy đến sự tham gia của tôi – mà chỉ nghĩ đến tiền của tôi thôi. Tôi không được mời trở lại Bộ Y Tế nữa.
Khi tôi đi thăm ngôi làng đầu tiên để lượng định về y tế thì tôi được gặp Chủ Tịch Nhân Dân xã và y dẫn tôi đi thăm những gia đình nghèo nhất. Tại mỗi nhà y đòi tôi giúp cho những món mà gia đình đó cần như một mái nhà mới, tiền mua gạo, áo quần, xe lăn, v.v... Đến khi tôi nhắc đi nhắc lại rằng tôi đến đây không phải để cho tiền, y liền bảo thông dịch viên dẫn tôi ra khỏi làng ngay.
Ở một làng khác, các viên chức đòi tôi phải cấp một ngân khoản để xây một ngôi chợ mới, và khi họ biết tôi không thể làm được, họ bắt giữ tôi lại tại chỗ rồi ra lệnh cấm tôi rời khỏi trụ sở ủy ban. Đêm đó tôi bị buộc phải ngủ trên sàn gỗ bẩn thỉu với một mảnh mền rách, và một tên an ninh nằm ngủ bên cạnh canh phòng tôi trốn. Cho thêm phần khốn khổ, tên an ninh này lại bị cụt tay vì mìn, y đặt cánh tay cụt lên bụng tôi suốt đêm mà ngủ. Còn tôi thì làm sao mà ngủ được, nằm nghĩ ngợi lung tung, mấy ai tin được rằng tôi lại ngủ trên sàn nhà một văn phòng đảng Cộng Sản, cạnh một tên công an Cộng Sản, mà cánh tay cụt của hắn lại đặt trên bụng tôi! Đó là một trong những đêm kinh dị và hãi hùng nhất trong đời. Tôi cứ ngỡ mình bị ác mộng.
Vì tôi trú trong khách sạn nên phải đi ăn tiệm. Chỉ có một nơi mà chúng tôi và hầu hết các du khách đến ăn mà không sợ bệnh là nhà hàng mang tên Christies. Mỗi đêm chúng tôi gặp nhóm Thủy Quân Lục Chiến và quân nhân Mỹ đến Việt Nam tìm kiếm lính mất tích trong cuộc chiến (MIA’s). Họ bảo ràng mỗi làng đều có mánh khóe làm ăn trong vụ này. Chức sắc ở làng có thể báo cáo là đã chôn hai hay ba xác lính Mỹ ngoài ruộng. Thế là Hoa Kỳ phải mất khoảng 10 ngàn đô la cho việc đào xới và mướn phu phen địa phương.
Các giới chức Mỹ mà tôi chuyện trò bảo rằng từ năm 1991, họ chẳng tìm ra cái gì ráo và cũng chẳng mong mỏi tìm thêm cái gì khác. Họ được yêu cầu trú tại khách sạn của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam với giá 75 đô la một đêm và phải thuê phi cơ trực thăng chở họ đến các làng, mà giá của một giờ bay trực thăng là 750 đô la. Có khoảng 30 quân nhân Hoa Kỳ tìm kiếm MIAs tại Đà Nẳng và ở mỗi thành phố lớn đều có một nhóm như vậy. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ tốn hàng triệu đô la vào túi các viên chức người Việt!
Sau hai tháng rõ ràng là chẳng ai cần đến chúng tôi tại Việt Nam. Cô nhi viện thì đã được Chính Phủ Hoa Kỳ tài trợ dồi dào và nhân viên Việt Nam thì làm việc xuất sắc. Trẻ em học ở trường nhà nước, được dạy nghề mộc, may vá, điện toán, v.v... và một bác sĩ toàn thời chăm sóc sức khỏe cho chúng. Chúng có cả sân bóng rổ, bóng bàn, máy truyền hình, mày chiếu hình, xe đạp, máy điện toán, một nông trại trồng rau, chúng nuôi gà và lợn để sinh lợi. Ai cũng biết rằng chúng sống khá hơn đại đa số trẻ con khác ở Việt Nam! Tôi đã tìm cách tăng lương cho tất cả các bác sĩ và nhân viên (Việt Nam) tại bệnh xá từ 30 đô la đến 50 đô la mỗi tháng. Nhà cầm quyền lại đòi rằng ai cũng được trả đồng hạng dù là bác sĩ hay y công.
Tôi cũng đã giúp vào một chương trình phát triển dài hạn giáo dục liên tục cho các bác sĩ. Một bác sĩ tim mạch ở Nhật chịu đỡ đầu hàng năm, trong nhiều năm về sau, cho một bác sĩ của bệnh xá luân phiên qua tu học tại bệnh viện Okasa khoảng sáu tháng. Người đầu tiên đi Osaka đã rời hồi tháng Sáu. Tôi cũng đã bắt liên lạc với bệnh viện Huế xin các bác sĩ của bệnh viện thực tập và chúng tôi chịu trả tiền phí tổn huấn luyện. Tôi đã đệ trình dự án này với Ban Quản Trị Cơ Sở Đông Gặp Tây vào ngày công tác cuối cùng của tôi ở Việt Nam. Hy vọng rằng Ban Quản Trị sẽ biểu quyết tán đồng chương trình này. Tôi cảm thấy quá rẻ để huấn luyện một bác sĩ với giá 1500 đô la.
Vài tuần sau khi đến Đà Nẳng, viên chức Bộ Ngoại Giao đòi thêm tiền để dứt điểm việc tu bổ căn phòng và mua đồ bày biện. Nhưng chúng tôi được biết rằng một bác sĩ Việt Nam kiếm được 30 đô la một tháng và đã trả, có lẽ từ 10 đến 15 đô la tiền thuê căn phòng như thế nên chúng tôi đã lịch sự phất lờ đòi hỏi thêm tiền của y. Y bèn trở mặt chèn ép, đòi chúng tôi phải báo cáo trước chi tiết lộ trình mỗi hai tuần, không cứu xét yêu cầu gia hạn chiếu khán và làm khó dễ các nhân viên người Việt của bệnh xá.
Ba tháng sau khi đến Việt Nam viên chức Bộ Ngoại Giao bảo rằng chúng tôi có thể vào ở được rồi, và chúng tôi chỉ trú – có mỗi một đêm. Căn phòng chỉ được tu sửa nửa chừng với dây điện còn lòng thòng từ trần nhà, tường được sơn một phần, ống nước chưa được nối vào, không có bàn ghế và gián thì ôi thôi, bò lổn ngổn khắp nơi. Chỉ trong mấy phút mà tôi xài hết một lọ xịt côn trùng và sàn nhà đầy la liệt cả gián dài khoảng 2 đốt tay đang nằm ngửa ngo ngoe.
Chúng tôi dọn trở lại khách sạn sau đúng một đêm. Viên chức Bộ Ngoại Giao rất bực dọc và gay gắt bảo chúng tôi nên rời khỏi nước nếu không hài lòng. Lần đầu tiên chúng tôi cảm thấy sợ hãi, chúng tôi biết rằng y có thể bỏ tù chúng tôi hoặc dàn cảnh một tai nạn mà chẳng ai có thể làm gì được.
Biết rõ rằng chẳng ai muốn và cần đến chúng tôi tại Việt Nam, sự đóng góp của chúng tôi cũng nhỏ nhoi, và có một sự đe dọa đến an ninh của chúng tôi, chúng tôi quyết định rời khỏi Việt Nam. Chúng tôi cũng bị dằn vặt bởi quyết định này vì chúng tôi đã đến và mến yêu trẻ mồ côi, những người làm việc chung và cái bệnh xá làng Hòa Bình. Chúng tôi mang theo một tình cảm rất nồng nàn đối với dân Việt, đối với đất nước tuyệt đẹp này, và mong một ngày nào đó sẽ trở lại để hoàn tất những công tác đã phát khởi.
Một ngày kia, cái thế hệ lãnh đạo hiện nay sẽ trao quyền lại và Việt Nam sẽ vươn mình như con bướm sặc sỡ của vùng Đông Nam Á.
Ed Oshiro hiện về hưu và ngụ tại Mercer Island (thành phố Seattle, tiểu bang Washington) nguyên là Phụ Tá Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Y Tế của Group Health Cooperatives.
GOOD-BYE VIETNAM
by Ed Oshiro, MPH (Master of Public Health)
Thirty minutes after our Vietnam Airline flight departed from Tan Son Nhut airport in Ho Chi Minh City, we looked down upon the denuded red plains and my wife and I instantaneously felt an incredible sense of relief and freedom. We were finally free from the daily harassment, intimidation and greed of the Vietnamese officials and we could actually feel the weight of the last three months lift off our shoulders.
It all began last fall when I was accepted as the overseas manager for the East Meets West Foundation which operated primary care clinic for the “poorest of the poor” and an orphanage for 125 children on the outkirts of Da Nang, Vietnam. I had decided to take advantage of the early retirement package offered by Group Health and retired in January with the intention of volunteering in Vietnam for a year or two, beginning in mid-January. My mission was to help the clinic become more efficient and effective and to conduct=2 0pilot public health education programs in four remote villages. My wife was assigned to work with the orphanage as an art and recreation instructor, and to teach English to the staff.
A preview of what we were to experience in country actually began when we flew to San Francisco to pick up our visa on our way to Vietnam. Upon our arrival in San Francisco, we were advised that the Foreign Minister, who issues the visas, wanted us to rent his appartment in Da Nang for $700 a month, with a six month advance payment. We objected, he refused to issue the visas, so we return to Seattle while the Foundation continued the negotiations. Finally, in February, we agreed to the arrangement, paid him $4200, and with a 3 month instead of a 12-month visa, flew to Vietnam. When we arrived, the apartment, of course, still being renovated so we were compelled to stay in a hotel at $45 a day. Upon entering Vietnam, all of our computer discs were cofiscated and only after paying a $40 “handling fee” and copies had been made (for later resale) were they returned to us three weeks later.
On our first day in the office, I picked up the telephone to call my daughter in Seattle and noticed that martial music could be heard in the background during our conversation. I later mentioned that to the Vietnamese staff and they stated the police and military were listening in on all of our telephone calls. We were also warned that our letters were opened and read by the government, so we h ad to be careful what we wrote. Once, I was required to take a month-end financial report to the police and they decided whether it should be sent off or not.
A few days after we began working in the office, the Vietnamese accountant left for Florida to marry an American doctor she had met when he came to Da Nang to volunteer at the clinic. When we announced the position, the minister sent us candidates who had no accounting training nor English language skills and hired a certified accountant who spoke fluent English. The Minister and the Security Police delayed approval of the new employee, untill, we suspect, some money changed hands or she agreed to kick back a percentage of her salary. We were informed that all the Vietnamese employees were required to pay the police, government offcials, party member, ect, a portion of their salary. The Security Police came to our office to demand, several times, why we refused to hire their candidates.
Incidentally, a Vietnamese physician applied for the accounting job because he had been unemployed for over five years. Apparently, there were hundreds of doctors that were unemployed in spite of the fact that they are some of the lowest paid workers in Vietnam… $30 a month. I never learned why there were so many unemployed doctors. I was told that they had to pay upwards of $1500 to get practical training and experience in a hospital after they completed their training. Without the training, they were unemployable. I also became aware20that there was tremendous discrimination against the South Vietnamese, especially these whose family members supported the defeated government. Most of the unemployed doctors we met were South Vietnamese.
During my orientation in the States, I was warned that the doctors at the Peace Village Clinic were lazy and unmotivated, and only knew how to prescribe vitamins. After spending a few days with the doctors, I found them to be very intelligent, very willing to learn to practice good medicine and were eager to receive any assistance that would enable them to become good practitioners. Unfortunately, their medical training was so poor and inadequate that they were only qualified to prescribe vitamins for every affliction. One day a week, the doctors visited one of the surrounding villages and provided care to the people. I accompanied them on several visits and noted that vitamins were precribed for every ailment, malaria, blindness, fevers, parasites, blood in the urine, diarrhea, ect. What else could they do? They didn’t have any other drugs except a few bottles of Ampicillin. The doctors claim that they had to give the patients something to take home so they prescribed vitamins. Made sense to me. Antibiotics may be purchased over the counter so every Vietnamese already had several bottles at home. My translater took antibiotics for headaches, colds, diarrhea, backache, and when she just was not feeling well.
An OB/GYN doctor from San Diego spent a few days at the clinic and showed the doctors how to use a vaginal speculum. A year later, he returned and was very upset that the doctors were not using the speculum and complained to the East Meets West Foundation Board in San Francisco that the doctors were unmotivated and lazy. My report to the Board questioned his assessment. The doctors could not be trained in diagnose and treat gynecological diseases in a few days and the lab tech was only able to do very simple tests. Even if they did, find something, there were no drugs or equipment to treat the problem. Why look for something if you can’t do anything about it? I felt that some of the American doctors who volunteered at the Peace Village Clinic were very insensitive and did more harm than good.
As soon as I had settled in, I met with the Minister of Health with a proposal to conduct a pilot public health project in four villages and he seemed to be very enthusiastic about the idea. He accepted the proposal and informed me that he would discuss it with the People’s Commitee and get back to me. Two weeks later, he sent me a letter stating that the project was approved and that the Ministry would implement it, but they wanted me to provide them with $20,000. I stated that I did not have the money, only the knowledge, time and willingness to do the training and work with the health workers, but they were not interested in my participation – only my money. I was not invited back to the Ministry.
When I visited my first village to do a health assessment. I was met by the Director of the People’s Committee who took me around to the homes of the poorest families. At each farm house, he requested that I pay for something that the family needed, for example: a new roof, a new well, a new house, money for rice, clothes, wheel chair, etc. When I stated over and over that I was not there to give them money, he finally told my translator to get me out of the village. At another village, the officials demanded that I provide them with funds to build a new school and when they realized that I would not provide the funds, I was immediately put under house arrest and ordered not to leave the grounds of the People’s Committe office. That night, I was ordered to sleep on the dirty wood floor of the office with only a tattered blanket, and one of the security police officer slept next to me to assure that I did not leave the building. To add to my misery, the officer, whose hand had been blown off by a land mine, place his stump on my stomatch all night while he slept. I, of couse, did not sleep a wink and keep thinking who would ever believe that I would be sleeping on the floor of a Communist party office, next to a Viet Cong policeman whose handless arm rested on my belly! It was one of strangest and scarrest night I have experienced. I kept wondering if I was having a nightmare.
Because we were living in a hotel, we had to eat our meals in restaurants. The only place we and most visitors c ould eat in Da Nang without getting sick was a restaurant called Christies. Every night, we met American marrines and soldiers who were in Vietnam searching for MIA’s. They stated that every village had a scam in operation. The village leaders would claim to have burried in the rice fields two or three Americans who had died during the war. It would cost the American $10,000 to dig in the fields and to hire local workers. The officers we talked to claimed that since 1991 they had found nothing and they didn’t expect to find anything. They were required to stay in Vietnam Army Hotel for $75 a night and hire the Vietnam helicopter to take them to the village. We were informed that it cost $750 an hour for the helicopter ride. There were about 30 US military personel looking for MIA’s in Da Nang and every major city had a silmilar team. It is coating the US milion of dollars and the Vietnamese are laughing all the way to the bank!
After a couple of months, it became very evident to us that we were not needed in VietNam. The orphanage was being very adequately funded by the US Government and the Vietnamese staff was excellent. The kids were attended in the government school, being provided with training in carpentry, sewing, computer, etc … and a full time physician took care of the medical needs of the children. They had a basketball court, ping-pong tables, television, videos, bicycles, computers, a vegetable farm, and they raised chickens and pigs for income. The Vietnamese cl aimed that these chidren, in fact, lived better than all other children in Vietnam.
I was able to raise the salaries of all the doctors, and the rest of clinic staff from $30 to $50 a month. The government required every employee to be paid the same amount whether he/she were a doctor or janitor. I also assisted in development of a long term continuing education program for the doctors.. A cadiologist from Japan is sponsoring each year, one doctor from the Peace Village Clinic, who will spend six months in her hospital in Osaka for next few years. The first doctor left Osaka in June. I also opened communication with the Hue hospital to accept our doctors into their resisdency program with us paying for the training. I presented this proposal to East Meets West Foundation Board on my last day in the country. Hopefully, the Boad will vote favourably on this program. I feel that it is very inexpensive to train the doctor for $1600.
Several weeks after we arrived in Da Nang, the Forein Minister demanded more money to finish renovating the apartment to purchase furniture. We were aware of this fact that a Vietnamese doctor makes $30 a month and he would pay, perhaps $10-$15 a month to rent that apartment so we politely ignore his demand for more money. He tightened the screws by requiring us to to provide him with a detailed itinerary as to where we would be every hour, two weeks in advance, by holding up our request for a visa extention and by intimidating our Viet namese office staff. Three months after we arrived, the Foreign Minister said we could move into the house and we did – for one night. It was only partially completed with electric wires dangling from the ceiling, walls partially painted, plumbing unconnected, no furniture and cockroaches crawling everywhere. In a few minutes, I used up a can of insecticide and the floor was covered with two-inch long cockroaches lying on their backs, leg flailing away. We moved back to the hotel after one night. The minister became very upset and advised us to leave the country if we were unhappy. For the first time ever, we experience real fear. We realized that he could jail us or arrange an accident and no one could do anything about it.
Realizing that we were not really wanted or needed in the country, that our contributions would be negligible, and that there was a real threat to our safety, we made the decision to leave Vietnam. We agonized over the decision because we had come to love the children in the orphanage and the people working there as well as at the Peace Village Clinic. We have very warm feelings for the Vietnamese people and the incredibly beautiful country, and we would, someday, like to return there complete the work we have begun.
One day, this generation of leaders will pass on and then Vietnamese will emerge to become to the butterfly of Southeast Asia.
Phần âm thanh | |
Tải xuống âm thanh |
Việt kiều Pháp về làm từ thiện bị công an hăm dọa
Tường An hỏi chuyện bà Hồ Quì để tìm hiểu lý do tại sau bà phải rời khỏi VN khi chuyến đi nhân đạo chưa hoàn thành.
Việt kiều Na Uy về nước bị chận tại Tân Sơn Nhất
Gia Minh hỏi chuyện người trong cuộc là cô Mi Vân. Sau khi kể lại việc bị từ chối không cho nhập cảnh mà không nêu rõ lý do,
No comments:
Post a Comment