ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Thursday, December 20, 2012

‎(Đội ơn Tàu - Căm thù Mỹ ) - Chính sách của Việt cộng

ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE

"... Phải biết ơn Trung quốc, căm thù Mỹ..." Trần Đăng Thanh, Đại tá thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vindictive-amer-gratef-cn-policy-ml-12192012154851.html
Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-19
Một giảng viên thuộc học viện Chính trị Bộ quốc Phòng vừa có bài diễn thuyết về Biển Đông khiến ai nghe cũng phải ngạc nhiên trước lập luận giữ lòng thù hận với Mỹ và cố xoa dịu những gì mà Trung Quốc đang làm.

Chủ trương của Đảng?

Những phát biểu của ông phản ánh lập trường của chính phủ Việt Nam trước mối quan hệ Việt-Trung-Mỹ về Biển Đông đã phần nào giải mã các động thái của chính phủ chống biểu tình hay phản ứng yếu ớt trước các hành vi xâm lấn của Bắc Kinh.
Trên trang mạng Ba Sàm vừa phổ biến một băng ghi âm quan trọng bài diễn thuyết của ông Trần Đăng Thanh, được giới thiệu là Nhà giáo ưu tú, Đại tá Phó giáo sư Tiến sĩ thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng nói chuyện trước một cử tọa gồm các nhân sự về mặt Đảng trong các trường Đại học như: lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội.
Trước một số người nghe quan trọng như vậy chứng tỏ ông Trần Đăng Thanh là người có thẩm quyền nói tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù trong một môi trường khép kín và không công khai với dư luận.
Thông thường, các bài giảng chính trị luôn được phổ biến nội bộ và đó là kim chỉ nam trong các chính sách, đặc biệt là an ninh quốc phòng và ngoại giao. Nó thể hiện lập trường của đảng trong tình hình đang xảy ra và đảng viên phải tuân theo mà không được tranh cãi hay bàn thảo.
Cuốn băng dài và khá đơn điệu. Sau khi giảng giải những gì đang xảy ra hầu như khắp thế giới ông Phó giáo sư quay lại tình hình Biển Đông với các chi tiết mà nhiều học giả đã nói trong sách hay trong các cuộc hội thảo. Không có điều gì mới do ông Thanh phát hiện, cái mới là những điểm ông nêu ra về lập trường, nhận định và giải pháp mà Việt Nam đang theo và ông yêu cầu cử tọa phải lĩnh hội để uốn nắn sinh viên vào quỹ đạo này.
Mặc dù cố minh chứng rằng chính phủ không ưa gì Trung Quốc bằng cách trích dẫn những chiến thắng lịch sử mà sách vở đã ghi, ông Trần Đăng Thanh đã làm người ngồi nghe nếu ai có ý thức về vai trò Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với Việt Nam phải tức giận bỏ ghế đứng lên rời phòng họp nếu không sợ mất nồi cơm của mình. Ông Phó giáo sư Tiến sĩ nói:
Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên (*).
Chính ông Thanh mới là người không được quên khi ông không nhắc lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 cướp Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.
Ba cuộc chiến ấy đã vượt xa con số tiền bạc, khí tài mà ông Thanh luôn nặng nợ với Trung Quốc. Bao nhiêu bộ đội, anh hùng liệt sĩ cùng người dân vô tội đã ngã xuống dưới họng súng của Trung Quốc đã bị ông Thanh bỏ quên một cách cố ý trong bài giảng chính trị này. Lời kêu gọi nhớ ơn Trung Quốc giúp Việt Nam chiến thắng trở thành lạc điệu đối với những người đã ngã xuống để cho ông Thanh có cơ hội đăng đàn diễn thuyết hôm nay.
Trung Quốc không giúp Việt Nam vì tình nghĩa mà lý do thật sự là dùng Việt Nam để đánh Mỹ nhằm phát triển hệ thống Cộng sản Chủ nghĩa, vì vậy công ơn mà Trung Quốc nếu có thì chỉ riêng bản thân Đảng Cộng Sản Việt Nam phải mang chứ không liên can tới người dân Việt.
Cũng vậy, Mỹ tham dự vào chiến tranh Việt Nam trong chiến lược ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản mà nước này thấy rất sớm sự nguy hại của nó, vì vậy nếu căm thù Mỹ thì người Cộng Sản có lý do hơn người dân Việt Nam.
Trung Quốc vào Việt Nam bằng tiền, Mỹ vào Việt Nam bằng cả hai thứ: tiền và sinh mạng. Giữa Mỹ và Trung Quốc khác nhau chỗ đó và ông Thanh nên tỉnh táo nhìn nhận bi kịch lịch sử để không ngộ nhận về lòng tốt của Trung Quốc và nhắc nhở cái mà ông gọi là tội ác trời không dung đất không tha của Mỹ khi ông nói:
Các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.


Phải biết ơn TQ, căm thù Mỹ
Nhà giáo ưu tú, Đại tá-PGS-TS Trần Đăng Thanh, giảng viên Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng chưa ngừng ở đó, giữa hội trường Đại học ông công kích sự mở rộng giáo dục của người Mỹ tại Việt Nam là diễn tiến hòa bình của các đại học Mỹ. Ông Thanh khẳng định:
Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.
Một mặt kỳ vọng vào Hoa Kỳ điều này điều khác nhưng mặt khác trong một buổi lên lớp kín đáo lại không tiếc lời mạt sát đối tác của mình là một hành động thiếu lương thiện không nên có đối với một người mang học vị Phó giáo sư.
Tuy nhiên những điều vừa nêu không có ý nghĩa gì nếu so với ý đồ thật sự bài nói chuyện của ông Đại tá giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh.
Điều then chốt mà ông muốn gửi tới người nghe là thuyết phục họ không nên đả kích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông nói:
Chúng ta không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc. Xin thưa với các đồng chí nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một mình ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.
Nếu theo dõi tình hình Biển Đông không ai là không thấy sự quyết đoán và lộng hành của Trung Quốc đối với hai nước Việt Nam và Philippines. Khi kêu gọi đừng chĩa mũi dùi vào Trung Quốc phải chăng ông Thanh muốn thay mặt Bắc Kinh để phân trần cho hành động bá quyền của họ?
Ông Trần Đăng Thanh còn nói thay tiếng nói của Đảng và chính quyền hiện nay trong chính sách Biển Đông qua thông điệp:
Cái không được mất thứ ba đó là mối tình đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này thì có người bĩu môi, có người chưa đồng tình. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự, cứ bảo tư tưởng nước lớn, họ nước lớn ,không phải tư tưởng, thật sự!
Trong khi cả nước chán ngán cái khẩu hiệu “Mối tình đoàn kết nhân dân hai nuớc” kể từ sau bài học chiến tranh biên giới thì đến năm 2012, hơn ba mươi năm sau, ông Trần Đăng Thanh đem con số 1 tỷ 354 triệu người Trung Quốc để đe dọa đất nước và con người Việt Nam. Người có lòng tự trọng không ai lại sợ đất nước của người khác đến như thế.
Bài thuyết giảng của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh làm cho những nghi ngờ bấy lâu trong người dân được giải mã một cách trọn vẹn. Chỉ tiếc một điều bài nói chuyện này chưa được chuyển sang tiếng Anh để các học giả Hoa Kỳ, nhất là những người khuynh tả còn tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và chính phủ Việt Nam thấy rõ hơn một góc tối khác của “tư duy căm thù đế quốc Mỹ” vẫn còn đó, ăn sâu và mòn ruỗng trong từng tế bào của một bộ phận không nhỏ ngày nay.



State secrets revealed in Vietnam
By David Brown

http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/NL22Ae06.html










RFA phỏng vấn nhà ngoại giao David Brown:

Người vừa có bài viết về vấn đề này trên báo Asia Times Online để biết thêm quan điểm của một người làm công tác ngoại giao trước những khẳng định của ông Thanh đối với chính phủ Mỹ. Căm thù Mỹ Mặc Lâm: Thưa ông David Brown, rất cám ơn ông đã dành cho Đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn này, xin được hỏi câu đầu tiên: là một nhà ngoại giao và chuyên gia trong vấn đề Việt Nam từ nhiều năm nay, ông nghĩ gì về tâm lý hận thù Hoa Kỳ xuất hiện trong bài giảng chính trị của Đại tá Trần Đăng Thanh? David Brown: Đại tá Thanh đúng là đã đi vào một khía cạnh rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam, đó là Hoa Kỳ làm bất cứ điều gì thì trước tiên vẫn phải là có lợi ích riêng cho họ trước đã. Đó là sự thật của tất cả các nước kể cả Việt Nam chứ không riêng gì Mỹ. Chúng ta cũng nên nhìn nhận sự thật này như một chân lý vì quyền lợi quốc gia của nước nào cũng vẫn là tối thượng.




http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/NL22Ae06.html
State secrets revealed in Vietnam
By David Brown 

One afternoon in mid-December, Colonel Tran Dang Thanh shared his views on foreign affairs with an audience of deans and professors drawn from Hanoi's many universities. Like all Vietnamese Communist Party business, Thanh's comments were considered state secrets. However, unbeknownst to Thanh, who teaches at Vietnam's top military college, someone in the audience was wired. A full text was soon uploaded to the Internet and went viral. 

The occasion was a meeting of senior Party cadre who administer or teach at colleges and universities in the capital area, and who double as functionaries charged with propaganda and training. They had been convened to hear Thanh lecture on the situation in the South China Sea. 

China's relentless encroachments on islets and sea areas
claimed by Vietnam have been an intractable problem for the regime. For several years now, the government has been the object of trenchant online criticism for what bloggers regard as a limp response to Chinese provocations. 

Thanh's principal mission was to explain why, in the view of Vietnam's leaders, a policy of restraint is the nation's only rational course vis-เ-vis its huge neighbor. Had he stuck to that theme, the recording might not have made much of a splash. However, Thanh chose to embroider his two-hour talk with riffs on the treachery of Americans, the admirable qualities of the North Korean and Iranian regimes, the likely return of Russia to the region, and a lengthy, sometimes impenetrable discussion of Vietnam's millennium-plus co-existence with the resurgent giant to the north.

For critics of the Vietnamese regime, the rambling remarks of this hitherto obscure professor epitomize what's wrong with the nation's politics. It is not the foreign policy discussion that has most energized the blogosphere, however. 

Domestic attention has riveted on a short passage near the beginning of Thanh's talk, when he noted that in his first term as President of Russia, Vladimir Putin had banned Communist Party activities and abolished the pensions of former Soviet Union officials. That could also happen in Vietnam if the Party were to fall from power, Thanh warned. 

"Comrades now working don't yet have a pension but sooner or later, we'll all be eligible for our retirement pay, and we hope every one of us will draw it in full. I'm explaining this so that each of you realizes that defending our nation and socialist ideology covers a lot of things, and among these is the very practical fact that we are protecting our own pensions and the pensions of those who will come after us... So, I have to say clearly, we must do everything we can to protect our socialist Vietnamese regime at all costs." 

Not once did Thanh bother to mention the Party's familiar propaganda themes, snorted blogger Dong Phung Viet. He said nothing about striving to create a nation that's "peaceful, independent and socialist, just and democratic, sovereign and secure throughout its entire territory." 

For their part, resident diplomats are doubtless poring over Thanh's tour of the world as viewed from Hanoi. He singled out five nations for discussion: the United States, Russia, Iran, North Korea and China. In summary, Thanh said: 

On the United States: "To tell the truth, the US is implementing a two-faced policy. One face uses Vietnam as an advanced force to block China. The other face employs every means to destroy the long-standing solidarity between the people of Vietnam and the people of China. ... The Americans really want to set up a naval base at Cam Ranh Bay, one of the three best harbors in the world. ... The Americans are pushing a strategy of 'peaceful change' [of the Vietnamese regime] and they seek to implement it through 'educational cooperation' with us." 

On Russia: "Resurgent, with an economy powered by endless reserves of oil and gas and cutting edge defense industries, what does Russia want of us?... It is intent on returning to East Asia. In the past, Russia gave strong support to our army and navy. Now through us, they see a way back to the region. The Russians have a high opinion of Vietnam. They see us as loyal and faithful. ... and like the Americans, they really want us to rent Cam Ranh Bay to them. ... which of course we're not going to do." 

On Iran: "There are 1.1 billion Muslims between us and Europe. They are warrior peoples... who want to remold the world according to Allah's plan. Now the Islamic Republic of Iran is determined to pursue its nuclear development plan to secure a peaceful environment. I won't go into whether Iran is building nuclear weapons or not... but certainly the Iranians have enough strength to defend their interests." 

On North Korea: "Its people are economically poor, but overflowing with love of country, like us Vietnamese in the 1960s and '70s. They're on a war footing. They launch rockets ... and get respect. Whatever the North Koreans say, they do. They're also determined to become a nuclear nation. They cause the big countries to lose sleep worrying about their rockets. That's something we need to study." 

On China: (At this point, Thanh launched into a 20-minute digression on Vietnam's long history of cultural borrowing from China whilst fighting off invading armies every 200 years or so. Eventually he got to China's economic take-off under former leader Deng Xiaoping and "Deng's burning desire", mastery of the South China Sea.) 

Defensive considerations and the lure of vast supplies of oil and gas not far from home are driving China's policy, Thanh said. That's made China the principal threat to Vietnam's claims to its offshore waters and islands. But not, Thanh emphasized, the only threat. 

Segueing into a discussion of South China Sea issues, Thanh pounded away at the notion that war with China is unthinkable, without ever quite saying so. There are 1.3 billion of them, and only 90 million of us, he noted. Thus, for Vietnam, China must be a special case. "We must never forget that they've invaded us over and over, yet we also must always remember that China made great sacrifices to supply us in our wars against France and the US. We must not seem ungrateful for that." 

Thanh heaped scorn on the notion that Vietnam could rely on American support. "They never have and never will treat us well. If they're nice here, if they praise us there, support us in the South China Sea, it's because they're trying to use a small fish to catch a big one." 

The first principal of Vietnam's strategy therefore must be to safeguard its independence and self-determination, Thanh asserted, stealing an oft-repeated line from independence hero Ho Chi Minh. But it must also give top priority to preserving a peaceful environment, he argued. This was not an easy task, indeed a contradictory one, and the key to accomplishing it is preserving solidarity between the people of Vietnam and the people of China. 

Four things must be avoided, Thanh declared: military confrontation, economic confrontation, isolation and dependence on a foreign country. 

Getting back the Paracel Islands (from which China evicted South Vietnamese troops in 1974) will be difficult, Thanh acknowledged, but we've got to try, going at it cleverly, avoiding a direct clash. We told the Chinese, he said, that our historical claim to the islands is better than yours. Let's fight it out in the International Court of Justice. If it rules against us, we'll accept that. 

Finally, Thanh double-underscored the relevance of his presentation to the assembled dons. Illegal demonstrations against Chinese aggression do not serve Vietnam's interest, he declared. Enemies of Vietnam have been using the South China Sea problem to stir up students. There have been too many demonstrations and they must stop now, he argued. 

"It's up to all of you school leaders," Thanh said bluntly. "The Party expects you to manage your kids. If we find that students from your school are taking part in demonstrations, you can be sure there will be a black mark on your record." 

David Brown is a retired American diplomat who writes on contemporary Vietnam. 
He may be reached at nworbd@gmail.com. 








http://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-giang-ve-bien-dong-cho-lanh-dao-cac-truong-dai-hoc/
- “Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy”. 

- “Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa .

- … các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả ... Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô’. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.

- … không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình.

- Trước mắt là chúng ta phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng chúng ta, sự điều hành của Chính phủ…

- … nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đó”.








Bản ghi âm: Cộng tác viên T.L.
Bản gỡ băng: Blog Ba Sàm


Tham dự và là Báo cáo viên của Hội nghị hôm nay xin trân trọng giới thiệu đồng chí Đại tá, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh – Học viện Chính trị Bộ quốc phòng.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu có đồng chí Nguyễn Thị Hường – Bí thư Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội.
Xin giới thiệu đồng chí Vũ Tuấn Dũng – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối.
Xin giới thiệu đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Bí thư Đảng ủy khối.
Dự hội nghị hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu còn có các đồng chí là ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy khối, các đồng chí là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối, trưởng, phó các Ban Đảng ủy khối. Các đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, ủy viên thường vụ. Các đồng chí là đảng ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo hoặc Trưởng ban Tuyên giáo ở các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Các đồng chí là trưởng phòng công tác chính trị, quản lý sinh viên. Các đồng chí Bí thư đoàn thanh niên và chủ tịch Hội sinh viên trong toàn khối. Đề nghị Hội nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng! (Vỗ tay)
Kính thưa các đồng chí, thưa toàn thể hội nghị. Hội nghị của chúng ta hôm nay sẽ diễn ra dự kiến khoảng hai tiếng đồng hồ, chúng ta sẽ không có nghỉ giải lao và dự kiến khoảng 16 giờ 15 phút hội nghị của chúng ta sẽ kết thúc. Và sau đây tôi xin giới thiệu và kính mời đồng chí Báo cáo viên Trần Đăng Thanh sẽ truyền đạt tới Hội nghị của chúng ta về tình hình Biển Đông. Xin trân trọng kính mời đồng chí!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Ban lãnh đạo Đảng ủy khối các trường Đại học. Kính thưa các thầy Hiệu trưởng, Hiệu phó, các đồng chí trong lãnh đạo các trường Đại học hay nói một cách nôm na nhất, gia đình nhất tức là các đồng chí làm công tác giáo dục đào tạo. Trước hết là tôi rất cảm ơn Ban lãnh đạo và Đảng ủy khối đã cho tôi một điều kiện, một cơ hội để tiếp xúc, để trao đổi với tất cả các đồng chí một số vấn đề về tình hình Biển Đông. Đây là một vấn đề rất nóng và ngay trong lòng thủ đô Hà Nội của chúng ta cũng rất nóng. Trước hết xin cảm ơn các đồng chí và kính chúc các đồng chí sức khỏe, làm tốt cái nhiệm vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo của chúng ta đó là thực hiện ba chức năng. Chức năng đầu tiên và là quan trọng nhất đó là dạy người. Và chức năng thứ hai là dạy chữ và thứ ba là dạy nghề. Xin trân trọng cám ơn các đồng chí! (Vỗ tay).
Theo đề nghị của các đồng chí thì chiều hôm nay tôi đặt vấn đề nói về tình hình Biển Đông và chủ trương của nhà nước chúng ta về chủ quyền trên biển của chúng ta hiện nay. Thế thì nội dung sẽ gồm hai phần:
Phần thứ nhất là một, mời các đồng chí xem một đoạn video clip khoảng độ 20 phút hoặc 18 phút về 5 sự kiện của thế giới 2009. Nói 2009, bây giờ là 2012 chúng ta mới xem thì có vẻ là lạc hậu nhưng thực ra mà nói là mãi ngày 2010 chúng ta mới tổng hợp được. Và 5 sự kiện đó đến nay chúng ta vẫn còn giữ nguyên giá trị và phát triển thêm. Sau khi xem xong thì tôi sẽ nói thêm 5 nước tình hình gọi là dạng tổng quan, gọi là tổng quan tình hình thế giới một chút về nước Mỹ, nước Nga, về Trung Quốc, về Cộng hòa dân chủ hồi giáo Iran và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Sau đó chúng ta sẽ nói về tình hình Biển Đông của chúng ta. Bởi vì báo cáo các đồng chí là theo đề nghị của các đồng chí tôi sẽ nói thêm một số vấn đề về các thế lực thù địch mà đang chống phá chúng ta trong tình hình hiện nay, đặc biệt là đối với các khối trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Trước hết là như vậy! Và trong quá trình trao đổi thì có gì tôi xin tiếp thu ý kiến của các đồng chí để làm sao chúng ta làm tốt công tác tuyên truyền bởi vì chúng ta phải thừa nhận một điều là so với Trung Quốc thì công tác tuyên truyền của chúng ta còn kém hơn họ. Họ tuyên truyền có bài bản hơn chúng ta, chúng ta còn nhiều điều phải phấn đấu. Báo cáo các đồng chí là như vậy! Trước hết là mời các đồng chí xem một đoạn video clip đã:


Kính thưa các đồng chí, chúng ta vừa xem 5 sự kiện của 2009, nhưng 5 sự kiện này đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và tôi xin nói thêm gọi là dạng tổng quan để các đồng chí hình 1dung thêm.
Trước hết là tôi xin nói về nước Mỹ, sau đó đến nước Nga, đến nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, và cuối cùng là anh bạn là sơn thủy thì tương liên, lý tưởng thì tương thông, văn hóa thì tương đồng, vận mệnh thì tương quanAnh bạn đấy là cuối cùng và nói nhiều nhất với các đồng chí.
Trước hết là cảm nhận của tôi về ngày hôm nay là đời người có rất nhiều điều hạnh phúc nhưng hôm nay có lẽ là một trong những hạnh phúc của tôi là được đi nói, có giảng bài tới bốn Hội nghị phật giáo Đại Cửu viện và hôm nay được nói với đội ngũ trí tuệ nhất của đất nước chúng ta đó là các thầy các cô Hiệu trưởng, Hiệu phó rồi các Bí thư Đảng ủy, các Trưởng phòng sinh viên. Đương nhiên là trong số này có một số đồng chí đã qua Học viện chính trị học bồi dưỡng quốc phòng an ninh đối tượng 2 (?) và các đồng chí đều là những học viên giỏi thậm chí là có những đồng chí là học viên xuất sắc như là thầy Hiệu trưởng trường Đại học Y chẳng hạn là vừa luận văn giỏi này, bắn súng giỏi này. Rồi đồng chí Phó giám đốc …trường  … Học viện Tuệ Tĩnh này, cô Yến chẳng hạn, rồi thầy Phó Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp chẳng hạn, đều là những học viên giỏi cả. Tôi rất tự hào về đội ngũ trí thức của chúng ta bởi vì vừa có tâm, vừa có tầm và hôm nay là được báo cáo trước các thầy. Trước hết là phần nào cũng tâm lý nhưng thôi cũng xin phép là lượng thứ cho chuyện đó.
Trước hết là tôi nói về tình hình nước Mỹ, báo cáo các đồng chí nước Mỹ đến năm 2011 tên của họ vẫn không có gì thay đổi, vẫn là Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ. Rồi dân số nước Mỹ hiện nay đến năm 2011 là 301 triệu người dân mà theo tin báo là đến năm 2030, 2040, 2050 thì chưa có một cường quốc nào vượt qua nước Mỹ. Và nói như cựu Tổng thống Mỹ George Bush nước Mỹ phải có trách nhiệm định hình thế giới, không để cho thế giới định hình nước Mỹ. Và tại sao ông Bush nói câu đó bởi vì ông Bush dựa vào cơ sở thực tế của nước Mỹ. Nước Mỹ nói được điều đó bởi vì nước Mỹ có một số vấn đề cụ thể như sau.
Trước hết về sức mạnh kinh tế. Hiện nay nước Mỹ vẫn là đầu tầu số 1 thế giới về kinh tế, tổng thu nhập GDP của nước Mỹ là một năm 14.700 tỷ đô la, gấp chúng ta khoảng 150 lần. Thứ hai về sức mạnh quốc phòng của Mỹ thì hiện nay một năm nước Mỹ, tính đến năm 2011 nước Mỹ chi mỗi năm khoảng 680 tỷ đô la đến 700 tỷ đô la cho quốc phòng. Và hiện nay nước Mỹ vẫn đang thực hiện chiến lược quốc phòng tiến công chặn trước, đánh đòn phủ đầu, và nước Mỹ vẫn thực hiện công thức 10-30-30. 10-30-30 nghĩa là gì? Chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh 10 ngày, tiến hành một cuộc chiến tranh 30 ngày và kết thúc một cuộc chiến tranh 30 ngày. Có nghĩa một năm nước Mỹ có thể tổ chức 5 cuộc chiến tranh, mỗi cuộc chiến tranh 70 ngày. Nước Mỹ hiện nay có hơn 80 căn cứ quân sự ở nước ngoài và ngay khu vực Đông Bắc Á, báo cáo các đồng chí riêng Đông Bắc Á là nước Mỹ đang đóng quân đồn trú tại Nhật Bản là 70.000 quân, Hàn Quốc là 28.000 quân. Và các nước này, Nhật Bản và Hàn Quốc phải nuôi toàn bộ từ A tới Z cho nước Mỹ để bảo vệ an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc. Nước Mỹ đang có hai liên minh quân sự ở Đông Nam Á là liên minh quân sự Mỹ – Philippines, liên minh quân sự Mỹ – Thái Lan v.v… Và hiện nay báo cáo các đồng chí là nước Mỹ vẫn là cường quốc số 1 và có lẽ là đối trọng về mặt quân sự có lẽ chỉ là Nga hoặc Trung Quốc. Về khoa học công nghệ, thì các đồng chí đây là các nhà khoa học tôi cũng xin thông báo với các đồng chí cứ 100 cái phát minh trên thế giới thì nước Mỹ có 51 cái phát minh trên thế giới. Như vậy nước Mỹ là chiếm tỷ trọng 51%  phát minh thế giới.


Tất nhiên họ không dùng sức mạnh quân sự như trước kia mà họ dùng phương pháp khác. Lát nữa tôi sẽ nói thủ đoạn chống phá của phương Tây đối với Việt Nam chúng ta ở phần cuối. Và hiện nay, nước Mỹ đang tìm mọi cách kể cả vấn đề là đề nghị, ca ngợi đưa Trung Quốc ra vấn đề luật pháp quốc tế, rồi ủng hộ Việt Nam giải quyết vấn đề đa phương, vấn đề song phương v.v… Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ. Về mặt quốc phòng an ninh, người Mỹ đang muốn quay lại Biển Đông bởi vì 70% đến 90% thiết kế cho lực lượng hạm đội 7 ở Thái Bình Dương là phải qua Biển Đông. Cái thứ hai, các công ty dầu khí của Mỹ cũng đang muốn có vị trí ở Biển Đông. Và vấn đề thứ ba, vấn đề nữa là Mỹ đang tìm mọi cách để kiềm chế bởi vì Mỹ xác định Trung Quốc hiện nay là kẻ thù giả định trong hai thập niên vừa qua. Hiện nay Trung Quốc mới là đối trọng tương đương với Mỹ, mặc dù thương mại hai bên là …(không nghe rõ) một năm. Về mặt thương mại là khoảng 500 tỷ đô la. Nhưng Mỹ và Trung Quốc hiện nay đang xác định nhau là kẻ thù ổn định do đó Mỹ đang tìm mọi cách để có mặt tại vị trí Đông Nam Á qua Philippines, qua Thái Lan và đặc biệt là Mỹ đánh giá rất đúng vai trò của Việt Nam. Về mặt quốc phòng nói riêng thì Mỹ cũng đang rất muốn là có được quân cảng Cam Ranh bởi vì quân cảng Cam Ranh là một trong ba cảng tốt nhất thế giới. Một cái cảng của Canada, một cái cảng ở nước Mỹ và một cái cảng ở Cam Ranh của chúng ta. Nó tốt nhất thế giới bởi vì sao, đường dẫn tức là luồng dẫn rộng 50 cây số mà từ rất xa và sát bờ là độ sâu đến tận bờ là 50m. Tàu ngầm có thể cập bến cập bờ không cần phải cầu cảng. Xin thưa với các đồng chí về mặt quân sự là như vậy. Trước hết nói về nước Mỹ.
Thứ hai nói với Liên bang Nga. Thưa các đồng chí, năm 1989, ông cựu tổng thống Mỹ Nixon viết cuốn sách “1999 – chiến thắng không cần chiến tranh” có nghĩa là nước Mỹ dự báo rằng mười năm nữa Liên Xô mới sụp đổ. Nhưng sau hai năm, 1991 Liên Xô sụp đổ. Hôm nào có điều kiện tôi sẽ nói về diễn biến hòa bình, nói sâu hơn về tại sao Liên Xô sụp đổ sau hai năm? Đấy là tôi xin hẹn các đồng chí ở dịp khác nếu có điều kiện. Và nếu các đồng chí mời và mời người khác thì thôi. Và xin thưa với các đồng chí là sau năm 1991 Liên Xô sụp đổ, năm 1992 Liên bang Nga ra đời với một tư cách là một quốc gia độc lập trong một cộng đồng các quốc gia SNG và Liên bang Nga được thừa hưởng mọi quyền lợi của Liên Xô cũ. Và 8 năm cầm quyền từ năm 1992 đến năm 2000 người đứng đầu nhà nước Liên bang Nga đó là Boris Yeltsin. Sau khi mà đứng ở cương vị cao nhất thì Boris Yeltsin ra hai quyết định. Một là cấm Đảng cộng sản hoạt động, hai là không trả lương cho những người đã từng tham gia chính quyền Sô Viết.
Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN.
Sắc lệnh thứ nhất là cấm Đảng cộng sản hoạt động, sắc lệnh thứ hai là không trả lương cho những người đã từng tham gia chính quyền Sô Viết. Có lẽ một cách công bằng nhất, tám năm làm Tổng thống, Boris Yeltsin đã đưa nước Nga thụt lùi nhiều bước bởi vì thừa hưởng mọi quyền lợi của Liên Xô cũ, từ một cường quốc về mặt kinh tế trở thành con nợ, từ một siêu cường quốc phòng trở thành một người phản ứng về quốc phòng an ninh rất lúng túng đặc biệt là sau sự kiện Kosovo 1999. Và có lẽ công lao duy nhất của Boris Yeltsin là phát hiện ra Putin và đưa Putin ra bầu cử để đề cử làm Tổng thống.
Và sau khi Putin được bầu làm Tổng thống, 8 năm làm tổng thống, trong hai nhiệm kỳ 2000-2004, 2004-2008 và làm Thủ tướng 2008 đến ngày 9-5-2012 và từ ngày 9-5-2012 đến nay là Tổng thống. Putin cùng với người bạn song hành của mình là Medvedev đã chèo lái con thuyền nước Nga và cùng với nhân dân Nga vượt qua mọi thác ghềnh. Từ là một con nợ, Liên bang Nga đã trả nợ xong và trở thành những người có tích lũy. Và về mặt kinh tế, thành tựu đáng kể nhất Liên bang Nga đã tích lũy được một vốn đáng kể và trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới thứ 156 sau 18 năm đàm phán rất là căng thẳng.
Báo cáo các đồng chí, năm 2006 thì Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới và Liên bang Nga sau 18 năm đàm phán rất là gian khổ thì mới đạt được là thành viên thứ 156. Về mặt kinh tế, ngoài sức mạnh kinh tế của Liên bang Nga ra chúng ta phải thừa nhận Liên bang Nga được một tài sản thiên nhiên ưu đãi đó là toàn bộ sa mạc Siberia rộng lớn, lúc nãy các đồng chí xem đoạn video clip. Toàn bộ sa mạc Siberia ấy là nguồn năng lượng khí đốt và dầu mỏ vô cùng phong phú. Và hiện nay 70% các loại năng lượng, khí đốt và dầu mỏ của các nước Tây Âu là tùy thuộc vào nước Nga. Cho nên các nước Tây Âu rất sợ va chạm với Liên bang Nga bởi vì va chạm, nếu chọc tức Matxcova, Liên bang Nga chỉ cần, chưa cần nói sử dụng sức mạnh quân sự, người ta chỉ cần đóng van khí đốt một cái thì lập tức nhân dân của Tây Âu đã khốn khó. Về sức mạnh quốc phòng của Liên bang Nga, nếu năm 1999 sự tiến công của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương tiến công vào Kosovo năm 54 Liên bang Nga phản ứng rất chậm nhưng xin thưa các đồng chí sau sự kiện năm 2008 câu chuyện của Gruzia, … (không nghe rõ) v.v… thì Liên bang Nga đã phản ứng rất nhanh. Và hiện nay Liên bang Nga đã sản xuất được những loại vũ khí có thể chọc thủng mọi mạng lưới phòng thủ tên lửa. Hiện nay, Mỹ và Nato đang bỏ ra 170 tỷ đô la để xây một hệ thống phòng thủ tên lửa ta gọi tắt là NND. Nhưng Liên bang Nga đã chế tạo ra loại tên lửa Skender tầm bắn 11 nghìn … (không nghe rõ), 11.700 cây số có thể xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ tên lửa. Và cách đây khoảng hơn hai tháng, ông Tổng thống Putin và Bộ trưởng Bộ quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố trước 50 nguyên thủ quốc gia và Bộ trưởng Bộ quốc phòng của Châu Âu, Châu Á rằng: Liên bang Nga sẽ sẵn sàng tiến công chặn trước, đánh đòn phủ đầu với tất cả các cơ sở hạt nhân, các cơ sở tên lửa gồm những quốc gia nào đe dọa an ninh nước Nga. Và người Nga họ nói, họ sẽ làm được. Xin thưa các đồng chí đấy là sức mạnh quân sự của Liên bang Nga. Và báo cáo các đồng chí mỗi một năm Liên bang Nga họ làm kinh tế kết hợp với quốc phòng, tôi xin thưa với các thầy ở đây là một năm họ làm được khoảng độ… (Đồng chí kia cất cái báo đi nhé, cất kính đi! Tôi nói như vậy mà vẫn đọc báo, không nên như vậy).
… Tôi xin thưa các đồng chí, Liên bang Nga người ta vẫn làm kinh tế kết hợp với quốc phòng là gì? Mỗi một năm họ bán vũ khí được 10 tỷ đô la, 10 tỷ đô la. Phải nói là họ làm rất tốt. Như vậy ta phải nói Việt Nam chúng ta là một trong mười quốc gia mua và nhập vũ khí nhiều của Liên bang Nga. Và Liên bang Nga hiện nay họ đang dần dần quay lại như một cường quốc như thời Liên Xô, như họ vốn có. Câu hỏi đặt ra Liên bang Nga cần gì ở Việt Nam? Thưa các đồng chí, Liên bang Nga đang xác định là quay lại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Và ngay câu chuyện tổ chức Hội nghị APEC vừa rồi người ta lựa chọn một nước ở Đông Bắc Á để mà tổ chức…(không nghe rõ) để mà tổ chức hội nghị APEC vừa rồi. Và Chủ tịch nước của chúng ta thăm một nước ở khu vực đó đã thấy rằng Liên bang Nga đang rất cần quay lại khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và đặc biệt là Việt Nam của chúng ta. Nếu cách đây hơn hai thập niên thì Liên bang Nga, Liên Xô cũ người ta đã từng cố vấn quân sự tới cấp sư đoàn của chúng ta. Họ đã từng cung cấp cho mọi vấn đề về mặt quân sự cho chúng ta. Do đó họ cũng đang muốn thông qua Việt Nam để quay lại. Và đối với Việt Nam, Liên bang Nga đánh giá rất cao Việt Nam chúng ta, Việt Nam là một nước thủy chung son sắt. Thủy chung, son sắt có lẽ trong hội trường của chúng ta nhiều đồng chí đã từng công tác tại Liên bang Nga, Liên Xô hoặc là đào tạo tại nước Nga, Liên Xô cũ. Cho nên ta thấy, chúng ta đào tạo gì đó, chúng ta về Việt Nam công tác, chúng ta đã mang hình ảnh Liên Xô cũ, đất nước của bạch dương, của những cây bạch dương về đất nước chúng ta. Do đó, họ cũng đang muốn quay lại đất nước chúng ta. Và một trong những điều họ rất mong muốn, cũng muốn thuê cả Cam Ranh của chúng ta như người Mỹ tham gia đề nghị. Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ không cho bất cứ nước ngoài thuê mướn, bất cứ một quốc gia nào bởi vì chúng ta cũng đã ký với một số quốc gia, không cho bất cứ một quốc gia nào thuê mượn hoặc đóng đồn trú trên địa bàn của chúng ta để uy hiếp an ninh quốc phòng đối với những quốc gia khác. Đấy là Liên bang Nga!
Nước thứ ba tôi muốn nói với các đồng chí là Cộng hòa Hồi giáo Iran. Thưa với các đồng chí, nếu nói Đạo Hồi thế giới, tổng số người dân đạo Hồi trên thế giới nay chiếm khoảng 1,1 tỷ dân. Và Đạo Hồi tập trung ở khu vực Trung Á là chủ yếu. Và Trung Á là khu vực tiếp giáp giữa Châu Âu và Châu Á. Và nơi đó, người đạo Hồi, xin thưa các đồng chí, là họ trải qua chinh chiến trận mạc qua nhiều thế kỷ, phải nói là chinh chiến trận mạc qua nhiều thế kỷ. Và khả năng thiện chiến trên bình địa trước kia và trên sa mạc hiện nay của họ phải nói là rất giỏi. Tôi dùng chữ thiện chiến, tôi tránh chữ hiếu chiến bởi vì có người nói là người Hồi giáo rất hiếu chiến nhưng tôi không muốn dùng từ đó. Tôi dùng chữ thiện, thiện chiến. Và ở khu vực Đông Nam Á chúng ta có một quốc gia đó là Indonesia. Indonesia là một đất nước khoảng 250 triệu dân nhưng xin thưa các đồng chí là khoảng 85% người Indonesia là Hồi giáo. Và người Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thì họ ôn hòa hơn. Tôi nói chữ “họ ôn hòa hơn” người Trung Á. Và khi nói tới Đạo Hồi thì người ta nói đến là thánh Allah và biểu tượng của Hồi Giáo đó là Bộ Kinh Koran, Bộ Kinh Koran hơn 3000 điều. Người Hồi giáo quan niệm rằng thánh Allha có sức mạnh toàn năng, sinh ra bẩy tầng trời, bẩy tầng đất, bẩy tầng địa ngục. Và người Hồi giáo muốn làm những điều có nghĩa là nhào nặn lại trái đất này để theo đúng ý định của thánh Ala. Và khu vực Trung Á có một nước Cộng hòa Hồi giáo đó là Iran và đặc biệt là sau cuộc bầu cử lúc nãy các đồng chí xem năm 2009, ông Tổng thống Ahmadinejad đã thắng cử và ông ta tuyên bố chương trình hạt nhân của Iran là một con tàu không có phanh, không có số, chỉ có số tiến, không có số lùi. Bởi vì trong luật pháp quốc tế là cho phép nghiên cứu năng lượng hạt nhân nhưng các nước phương Tây nghi ngờ và sợ rằng Cộng hòa Hồi giáo Iran là không thông qua nghiên cứu năng lượng hạt nhân để phát triển hạt nhân. Thưa với các đồng chí, hiện nay trên thế giới có 8 quốc gia có vũ khí hạt nhân. Thế giới đang kêu gọi là thế giới không có vũ khí hạt nhân nhưng thế giới không công bằng ở chỗ 8 nước có vũ khí hạt nhân không hủy bỏ các vũ khí hạt nhân đã có nhưng lại cấm các nước khác không phát triển. Bất bình đẳng ở chỗ đó! Do đó, Cộng hòa Hồi giáo Iran kiên quyết phát triển năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình. Còn câu chuyện người ta từ năng lượng hạt nhân vì mục tiêu hòa bình, họ sản xuất vũ khí hạt nhân hay không là việc của họ, ta không bàn ở đây. Nhưng về mặt quốc phòng mà nói, Cộng hòa Hồi giáo Iran tuyên bố rằng hiện nay đang hình thành một trung lưu mới. Và người ta sẵn sàng xóa bỏ, xóa sổ một quốc gia đó là Israel bởi vì Israel là một đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông, là một quốc gia mà có sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông Tổng thống Ahmadinejad đang quyết tâm làm điều đó. Mặc dù hơn 30 năm nay Cộng hòa Hồi giáo Iran chịu rất nhiều lệnh trừng phạt, cấm vận của các nước của Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương và danh nghĩa là Liên hợp quốc nhưng họ vẫn đứng vững. Và họ chắc chắn rằng Cộng hòa Hồi giáo người ta có đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của họ kể cả họ làm những điều mà chúng ta không mong muốn đó là xóa sổ nhà nước Israel.
Nước thứ tư tôi muốn nói với các đồng chí đó là Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Kính thưa các thầy, một số thầy là học viên Học viện chính trị, có thầy học khóa 7, có thầy học khóa 9, có thầy khóa 23. Và đến nay Học viện chính trị đang bồi dưỡng kiến thức quốc phòng khóa 34. Khóa 33 vừa rồi có một số đồng chí là Cục trưởng Cục tuyên truyền của Ban Tuyên giáo trung ương, tôi giảng bài tôi nói. Các đồng chí xem, CHDCND Triều Tiên, một quốc gia có 23 triệu sinh ra và lớn lên ở khu vực Đông Bắc Á, không được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nóng thì đến cháy đất, mưa thì đến thối đất. Báo cáo các đồng chí cơn bão số 5 vừa qua đất nước chúng ta ảnh hưởng, CHDCND Triều Tiên cũng hơn 200 người chết và hơn 20.000 người dân mất nhà cửa. Đất nước của họ vô cùng nghèo, nghèo về kinh tế, nghèo đến nỗi, không biết trong đây đã có đồng chí nào đi công tác CHDCND Triều Tiên nhưng các đồng chí học Học viện Quốc phòng an ninh Đối diện 2 đã đi rồi thông tin lại thì tôi có thể nói rằng nghèo đến nỗi cán bộ cấp Cục, cấp Trung ương đi nước ngoài phải đến Cục đối ngoại mượn giày, mượn cà vạt, mượn comple, mượn vali đi công tác nước ngoài xong về lại trả lại cái Cục đối ngoại đấy. Nghèo đến mức độ như thế! Và mỗi một năm 2/3 người dân CHDCND Triều Tiên phải nhận viện trợ về mặt lương thực, về mặt lương thực thôi của nhà nước. Và vừa rồi Chính phủ của chúng ta viện trợ cho CHDCND Triều Tiên 5000 tấn lương thực. Họ nghèo về kinh tế nhưng họ lại quá thừa về lòng yêu nước. Lòng yêu nước của họ như những năm 60, 70 của thế kỷ 20 ở đất nước chúng ta. Về mặt lý thuyết mà nói thì CHDCND Triều Tiên vẫn đang trong trạng thái chiến tranh. Cuộc chiến tranh 1951 – 1953 mới gọi là hiệp ước tạm đình chiến, lấy lũy tiến 38 mở rộng áp lực … (không nghe rõ). Các đồng chí biết, như đã xem trên video clip ta thấy là 2009 họ phóng một quả tên lửa, mới đây nhất năm 2012, ngày 12-4-2012 họ phóng một quả tên lửa nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Mà trước khi phóng quả tên lửa ấy họ báo cáo với cơ quan quản lý vũ trụ của Liên hợp quốc trước 60 ngày. Họ mời 70 nhà báo của các hãng thông tấn báo chí lớn nhất thế giới đến tận bệ quả tên lửa để quay phim, ghi hình, chụp ảnh đưa tin. Và quả tên lửa ấy chỉ bay trong khoảng không vũ trụ có 1 phút 28 giây sau đó rơi xuống biển nhưng cái điều họ đạt được ngoài sự mong đợi của họ. Thưa với các đồng chí, khi thấy CHDCND Triều Tiên chuẩn bị phóng quả tên lửa thì từ ông Obama – Tổng thống của Mỹ, Lee Myung-bak – Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước rồi Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rồi đến Tổng thống Nga Putin v..v… và nhiều Bộ trưởng Bộ ngoại giao chạy đi chạy lại, chạy đôn chạy đáo. Riêng thủ đô Seoul Hàn Quốc phải dừng mọi hoạt động để tập báo động xuống hầm 3 lần. Đất nước Nhật Bản phải triển khai rất nhiều tên lửa Patriot đánh chặn để sợ rằng tên lửa của họ bay qua khoảng không của Nhật Bản. Quả tên lửa ấy chỉ bay trong khoảng không vũ trụ 1 phút 28 giây có thể diễn ra trong 2 khả năng. Khả năng thứ nhất họ chưa đủ khả năng về khoa học công nghệ để đưa quả tên lửa đấy vào quỹ đạo mong muốn của họ. Khả năng thứ hai họ cố tình làm như vậy dù diễn ra trong khả năng nào thì cái họ đạt được là họ đánh lừa được tất cả các ông lớn, họ làm tất cả các nước lớn mất ăn mất ngủ và rất là lo lắng về quả tên lửa của họ. Cái điều mà chúng ta phải cần học tập. Thứ hai, tôi nói với các đồng chí, Việt Nam vừa qua đi Olympic London một loạt vận động viên hoành tráng nhất từ trước đến nay, 18 vận động viên. Nhưng đi thế nào thì về như thế đấy, và vẫn nói một câu là đi nghiên cứu, đi tiếp xúc là chính thôi chứ còn chưa giành được huy chương. Trong khi đó CHDCND Triều Tiên, một đất nước nghèo như vậy, nhưng lần nào từ Olympic Bắc Kinh họ vẫn có huy chương, Olympic London 2012 vừa rồi 3 huy chương vàng và một số huy chương bạc, đồng. Xin thưa các đồng chí, ta hỏi một vận động viên của họ động cơ nào để anh đạt được huy chương? Một vận động viên hạng cử tạ 56kg của họ trả lời rằng: Tôi phấn đấu để đạt huy chương vì tôi phấn đấu để trả ơn, trả công của cố chủ tịch Kim Chang In và thực hiện đúng lời dặn của Chủ tịch Kim Chang In. Như vậy là ta phải nói công tác tuyên truyền của họ vô cùng giỏi, vô cùng là nhạy bén. Họ tôn thờ lãnh tụ đến mức độ như vậy. Như vậy, bán đảo Triều Tiên nay báo cáo các đồng chí đặc biệt là quan điểm của Trung Quốc và một số nước khác sẽ có ba cái không. Một là không có chiến tranh, chiến tranh không ai muốn cả. Nếu tính 5000 năm trở lại đây thì thế giới đã trải qua 15.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ và làm chết nhiều tỉ người. Và trong tháng 7 vừa qua có lẽ nhiều đồng chí đã từng tri ân Nghĩa trang đồng chí, Nghĩa trang Trường Sơn và đặc biệt là Nghĩa trang thành cổ Quảng Trị. Tháng 7 vừa rồi, tôi có quay lại thành cổ Quảng Trị, 40 năm về trước tôi từng chiến đấu ở đó. Thành cổ Quảng Trị nay chúng ta vẫn chưa biết rằng cả Thành cổ Quảng Trị 15.000 m2 ấy có bao nhiêu liệt sĩ hy sinh, chúng ta mới giám định lại có khoảng hơn 10.000 liệt sĩ. Bây giờ ta không biết chính xác là bao nhiêu cả. Một mảnh đất 15.000 m2 đất, tôi xin nói với các đồng chí các nhà khoa học ở đây, 15.000 m2đất mà trong 81 ngày đêm phải chịu đựng 328 nghìn tấn bom đạn, có lẽ sắt thép cũng chảy ra hết. Nhưng chỉ có con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam và lớp lớp sinh viên Việt Nam của rất nhiều trường Đại học thời đó là tòng quân trên đó. Cho nên tôi phải nói với các đồng chí toàn bộ Thành cổ Quảng Trị không có một nấm mồ riêng, không có một tấm bia riêng mà cả Thành cổ Quảng Trị, 15.000 m2 ấy là một tấm mồ chung của hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ta. Một cựu chiến binh Lê Tỉnh Dương từ Nha Trang ra thả hoa cho đồng đội của mình xúc động phải viết 4 câu thơ:
“Đỏ lên Thạch Hãn ơi sầu nhé
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm,
Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc
Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”
Chiến tranh không ai muốn cả. Và CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cũng không muốn có chiến tranh. Bởi vì có chiến tranh, CHDCND Triều Tiên tuyên bố tên lửa CHDCND Triều 3Tiên bắn có thể chưa tới bán đảo Alaska của Mỹ nhưng không bao giờ đánh nhầm, không bao giờ đánh trượt, không bao giờ bỏ sót mục tiêu của Mỹ, của Nhật Bản, của Hàn Quốc trên đất Nhật Bản, Hàn Quốc. Đấy là cái điều họ nói, họ làm được. Các nước khác họ nói ít, họ làm nhiều chứ không giống như ta một bộ phận, một số địa phương, một số cơ quan nói rõ nhiều nhưng làm không được bao nhiêu. Thứ hai, về CHDCND Triều Tiên, bán đảo Triều Tiên này ý định của nước không mong muốn có thống nhất vì nếu thống nhất Hàn Quốc sẽ áp sát biên giới Trung Quốc. Và hiện nay CHDCND Triều Tiên đang là vùng đệm chiến lược của Trung Quốc. Hôm nay tôi phải nói với các đồng chí biết là một cái thông tin, năm nay tháng 12 chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Tại sao Nixon ra một sắc lệnh là thực hiện chiến dịch Linebacker II đánh hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng. Đánh cho Hà Nội, Hải Phòng quay về thời kỳ đồ đá bởi vì đầu năm 1972 ông Nixon đã ngoại giao bóng bàn qua Hàn Quốc và đến Điếu Ngư Đài gặp ông Mao Trạch Đông. Hai bên đàm đạo trong Điếu Ngư Đài những nội dung gì thì không biết nhưng khi chia tay ra đến cửa ông Mao nói với Nixon một câu rằng: Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ rằng “Ngươi không đụng đến ta thì ta không đụng đến ngươi”. Có nghĩa là đánh ở đâu thì đánh trừ biên giới Việt Nam – Trung Quốc ra. Đấy tôi nói điều đó để tí nữa tôi nói về Trung Quốc cho các đồng chí biết. Như vậy ta phải nói CHDCND Triều Tiên có cái không thứ hai, cái không thứ nhất là không chiến tranh, cái thứ hai là không thống nhất và cái không thứ ba là không có vũ khí hạt nhân. Nhưng cái không vũ khí hạt nhân là Trung Quốc mong muốn nhất chứ còn CHDCND Triều Tiên họ kiên quyết phát triển để trở thành một cường quốc hạt nhân. Tôi phải nói với các đồng chí biết, bởi vì quốc gia nào có vũ khí hạt nhân coi như có một quả đấm mà có thể knockout đối phương. Đấy, tôi phải nói rõ với các đồng chí thế đấy. Như vậy là nước thứ tư tôi muốn nói với các đồng chí!
Và nước thứ năm tôi muốn nói với các đồng chí là anh bạn núi liền núi, sông liền sông, chung một Biển Đông, chung tình hữu nghị. Hoặc là nói như ông Hồ Cẩm Đào: sơn thủy thì tương liên, lý tưởng thì tương thông, văn hóa thì tương đồng, vận mệnh thì tương quan, tay vẫn bắt nhưng chân đá lung tung (có tiếng cười ở dưới). Tôi phải nói rõ như thế. Hôm nay tôi phải nói với các thầy ở đây vì các thầy là trí tuệ của đất nước và thông qua các thầy là liên quan đến hàng vạn sinh viên cho nên hôm nay tôi phải nhắc đến. Hôm qua, chiều thứ tư và chiều thứ hai tôi nói với trường ĐH Thể dục thể thao và hôm nay cũng có một thầy của trường ĐH Thể dục thể thao. Tôi phải nói rõ như thế. Thưa các thầy ở đây, tôi gọi là các thầy cho nó dân dã bởi vì chúng ta làm nghề sư phạm, cái nghề khó nhất trong muôn nghề, muốn nói là nghề cao quý nhất trong muôn nghề nhưng cũng là nghề khó nhất trong muôn nghề. Xin thưa với các thầy, anh bạn này nếu nói hiểu lịch sử văn hóa của Trung Quốc thì trước hết Việt Nam và Trung Quốc là núi liền núi, sông liền sông, không biết nước nào hình thành trước nước nào? Cái đó còn chờ các nhà khảo cổ học, các nhà lịch sử. Nhưng về mặt ghi chép lịch sử thì Trung Quốc ghi chép nhiều hơn chúng ta. Tôi nói ghi chép nhiều hơn chúng ta 15 thế kỷ. Họ ghi được từ thế kỷ 18 TCN thời nhà Thương. Và hôm nay tôi xin phép nói 6 nhân vật. Và thông qua 6 nhân vật này để mỗi đồng chí tự hiểu là tại sao người Trung Quốc lại có văn hóa như vậy, cốt cách như vậy. Tay có bắt mà chân cứ đá.
Trước hết là vào năm 1776 TCN, cách chúng ta gần 40 thế kỷ. Nhà nước Thương đầu tiên là nhà nước phong kiến mà có một nhân vật đó là ông Khương Tử Nha. Và cách đây gần 4000 năm, năm 1776 ông Khương Tử Nha đã viết được một cuốn sách, đó là “Vũ kim thất thư”. Cuốn sách ấy nôm na gọi là trị nước dùng người. Cuốn sách ấy xin thưa các đồng chí có thể gồm 6 phần: văn thao là cách trị nước dùng người, vũ thao là cách dùng binh, long thao bàn về tổ chức quân sự, hổ thao bày binh bố trận, báo thao bàn về chiến thuật và khuyển thao bàn về quân sự, đấy là ông Khương Tử Nha. Phải nói cách đây gần 4000 năm nhưng họ đã có những nhân vật xuất chúng như vậy. Đến thế kỷ thứ 7 TCN và sau này là thế kỷ thứ 5 TCN, xin thưa với các đồng chí có một nhân vật thứ hai đó là ông Tôn Vũ mà sau này ông viết binh pháp gọi là binh pháp Tôn Tử. Tôn Vũ viết binh pháp Tôn Tử sau này binh pháp Tôn Tử được thế giới thừa nhận. Ông Tôn Vũ là người nước Sở, trong một lần phân chia quyền lực của nước Sở thì dòng họ Tôn của ông ta gần như bị diệt vong. Và ông ta rất may mắn là trốn chạy được trong rừng. Và trong 8 năm ẩn dật ở trong rừng ông ta nghĩ những điều ông ta đã làm, nghĩ những điều ông ta đã học, nghĩ những điều ông ta đã thực hiện trên chiến trận và ông ta viết binh pháp. Sau này ông ta móc nối với Vũ Tử Tư là Đại tướng quân của nước Ngô và lên chức Đại tướng quân của nước Ngô ông ta viết binh pháp. Toàn bộ bộ binh pháp chỉ có 6000 chữ thôi tương đương với 15 trang giấy A4 của chúng ta nhưng đầy đủ cả về mưu kế đánh trận và tư tưởng không cần đánh mà thắng. Toàn bộ bộ binh pháp của Tôn Tử có 13 thiên gọi là chương, 13 chương. Chương 1 đến chương 12 nói về mưu kế dùng binh, ta xem phim Trung Quốc ta thấy “đánh rắn động cỏ” là mưu kế, “ve sầu lột xác” là mưu kế, “rút củi đáy nồi” là mưu kế, “rung cây dọa khỉ” là mưu kế mà hiện nay trên Biển Đông người Trung Quốc đang thực hiện một số mưu kế “rút củi đáy nồi”, “rung cây dọa khỉ”, nó rung lung tung cả. Xin thưa với các đồng chí là vậy. Và đấy là mưu kế dùng binh! Còn chương thứ 13 của ông ta, ông ta không nói về mưu kế dùng binh, nếu nói về diễn biến hòa bình nếu có dịp tôi cũng sẽ nói với các đồng chí. Tôi vừa mới nói với các Tổng Biên tập của các báo là trong toàn bộ toàn quốc chúng ta ngày 26 đến ngày 28 tháng 8 vừa qua ở Đà Nẵng nói về mưu kế tư tưởng không cần đánh mà thắng, đó là chiến lược diễn biến hòa bình. Ông Tôn Tử từ thế kỷ thứ 5 TCN đã định ra một mưu kế là trong chiến tranh đánh mà thắng đã là giỏi nhưng chưa phải giỏi nhất, không cần đánh mà thắng mới là người giỏi nhất trong chiến tranh. Và cái tư tưởng không cần đánh mà thắng ấy người xưa đã dùng, người nay đang dùng, trong tương lai cũng sẽ dùng. Bốn con đường: một là tiền, hai là hàng, ba là vàng, bốn là gái. Tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai là có thể đánh sập một thể chế chính trị, hạ gục từng đấng quân vương và xem thảm trạng gục ngã của một số cán bộ chúng ta thì xin thưa với các đồng chí quanh đi quẩn lại có mỗi cái vòng kim cô tiền-hàng-vàng-gái, tiền-hàng-vàng-trai, chấm hết (có tiếng cười ở dưới). Đấy là nhân vật thứ hai.
Nhân vật thứ ba xin thưa với các đồng chí, ông Tào Tháo. Người Việt Nam chúng ta không thích ông Tào Tháo, đúng không? Nói với nhau là “đa nghi như Tào Tháo” nhưng người Trung Quốc lại rất ca ngợi ông Tào Tháo, vì sao? Ông Tào Tháo nói một câu: Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta. Và ông ta còn nói: người phụ ta một thì ta phụ ngươi mười, người phụ ta mười thì ta phụ ngươi một trăm. Và hôm qua xin báo cáo với các đồng chí, trong một cuộc hội thảo rất hẹp, các đồng chí ở cơ quan chuyên môn Tổng cục tình báo, Tổng cục an ninh, Bộ tư lệnh biên phòng, Bộ tư lệnh hải quân v.v.. thì không tin. Họ đủ mọi chuyện và đúng như hôm qua tôi viết luận gộp tất cả các thông tin đều như nhau hết, đều quay lại một câu đúng như ông Tào Tháo: Thà ta mang tiếng hại người chứ đừng bao giờ để người hại ta. Trong khi đó ta đối phó bị động. Tôi phải nói với các thầy biết, kể cả các trường Đại học, Lãnh đạo sinh viên ở đây cũng vẫn bị động với công tác tuyên truyền của đối phương. Ở đây phải xin nói với các đồng chí.
Nhân vật thứ tư tôi muốn nói với các đồng chí đó là ông Tôn Trung Sơn. Trong lịch sử các thầy đã dạy cho sinh viên chúng ta, ông vua cuối cùng rời khỏi Tử Cấm Thành năm 1911, vương triều cuối cùng của Hoàng đế Đại Thanh. Từ năm 1912 đến năm 1927 đến cách mạng Tân Hợi, trong khoảng 15 năm đó đất nước Trung Quốc hỗn quân, hỗn quan rất nhiều phe phái. Và trong thời đại đó thì có một nhân vật nổi lên đó là Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn lúc đó là lãnh đạo cách mạng tư sản dân quyền. Và thời đó, đất nước Trung Quốc có 400 triệu dân. Ông Tôn Trung Sơn đã mơ ước xây dựng được một quân đội 40 triệu người và ông ta nói tới hai phạm trù: quân mạnh thì nước giàu, nước giàu thì quân mạnh. Hai phạm trù quân và nước, quân là trong nước, đúng không? Quân là một phần của nước thôi nhưng ông ta lại đặt là quân mạnh thì nước giàu, nước giàu thì quân mạnh. Tôi muốn nói như vậy để các thầy lưu ý cho.
Nhân vật thứ năm mà tôi muốn nói với các đồng chí đó chính là ông Mao Trạch Đông. Trong cuốn sách “Mao Trạch Đông – nghìn năm công tội” nếu các thầy nếu muốn hiểu lịch sử Trung Quốc xin kính đề nghị các thầy các cô ở đây đọc hai cuốn sách: một “Giấc mộng kim hoa”, hai “Mao Trạch Đông – nghìn năm công tội”. Hai cuốn sách đó người Trung Quốc viết về Trung Quốc và Thông tấn xã chúng ta lược dịch lại. Xin thưa với các đồng chí, trong cuốn sách “Mao Trạch Đông – nghìn năm công tội” do một Đại tá Học viện quốc phòng của Trung Quốc – nguyên là thư ký trực tiếp về mặt quân sự của ông Mao Trạch Đông, theo lời dặn của Đặng Tiểu Bình thì thế kỷ 21 này viết về ông Mao có bao nhiêu câu, bao nhiêu câu. Và cuốn sách đó khẳng định ông Mao Trạch Đông công ba tội bảy, ba phần công, bảy phần tội. Công của ông ta là có công trong lãnh đạo cách mạng giải phóng đất nước. Ông ta cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung Quốc đánh đuổi quân Nhật, đánh đuổi quân Tưởng để giành được cách mạng tư sản dân quyền. Nhưng ông ta có bảy phần tội. Tội của ông ta được thể hiện trong 27 năm ở cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ông ta làm chết 57,5 triệu người dân. Riêng cách mạng văn hóa làm chết 21,5 triệu người dân và để cho chết đói chết rét 36 triệu người dân nữa. Và trong quãng đời làm cách mạng của ông ta, ông ta nói một câu rất nổi tiếng: Chính quyền treo trên đầu ngọn súng. Xin thưa với các đồng chí: chính quyền treo trên đầu ngọn súng. Súng là gì? Các thầy phải hiểu, súng là chuyên chính. Chế độ nào cũng chuyên chính, chiếm hữu nô lệ cũng có chuyên chính của chiếm hữu nô lệ, phong kiến có chuyên chính của phong kiến, tư sản có chuyên chính của tư sản, vô sản có chuyên chính vô sản. Nhưng ông Mao quá lạm dụng chuyên chính, quá lạm dụng cây súng. Ông ta giải thích súng đẻ ra chính quyền, súng đẻ ra niềm tin, súng đẻ ra chiến thắng, súng đẻ ra tất cả. Cho nên tất cả là ở súng. Cho nên ông ta làm chết 57,5 triệu người dân. Và về mặt kinh tế thông qua đại nhảy vọt toàn dân làm gang thép, ông ta đã làm thiệt hại nền kinh tế Trung Quốc nhiều tỷ nhân dân tệ. Thì xin thưa với các đồng chí, ông Mao có ba phần công, bảy phần tội.
Nhân vật cuối cùng, xin thưa với các đồng chí, hôm qua tôi cũng có nói với hội thảo ông Đặng Tiểu Bình. Ngoại hình của ông Đặng Tiểu Bình rất nhỏ nhoi, rất nhỏ. Nghĩa là nếu mà nhìn ngoại hình không thôi, nếu mà ông thầy bói nào mà gọi là không biết bói thì bảo là ông này không có dáng làm quan. Nhưng mà quan lộ của ông ta vô cùng vất vả, vào rồi lại ra, vào rồi lại ra, ba lần mới vào được Trung Nam Hải sau khi ông Mao chết. Và ông Đặng Tiểu Bình đứng vững ở trên Trung Nam Hải, ông ta bắt đầu phát động bốn công cuộc hiện đại hóa, cải cách, cải tổ, đổi mới của Trung Quốc. Ông ta phát động bốn hiện đại hóa: Hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp, khoa học công nghệ và quân đội. Và thời ông Đặng, ông ta đã đưa ra khẩu hiệu mà chúng ta phải hết sức nghiên cứu.
Thưa với các đồng chí, về mục tiêu chiến lược của ông Đặng đưa ra: Một – xây dựng một nước Đại Trung Hoa dân giàu nước mạnh, thu hồi Đài Loan. Đường lối đó 100 năm không thay đổi. Phương pháp công tác ông Đặng đưa ra 24 chữ: lặng lẽ quan sát, giấu mình chờ thời, giữ vững trận địa, quyết không đi đầu, nắm vững thời cơ, lẳng đi không tích. Và ông Đặng nói phương pháp công tác của những người cán bộ Trung Quốc: một hòn đá, hai con mèo, ba con gà, bốn con cá. Các đồng chí nghe có thấy buồn cười không! Một hòn đá, hai con mèo, ba con gà, bốn con cá. “Một hòn đá” là gì? Hôm nay tôi nói để các đồng chí để liên hệ. Một hòn đá, mỗi người cán bộ phải có nền tảng tư tưởng là một hòn đá. Mà nền tảng tư tưởng của họ là họ kết Mác, tư tưởng Mao. Thứ hai, làm cán bộ, làm cách mạng là phải thận trọng như người qua sông dò đá. Nghe chữ “một hòn đá” có vẻ đấy nhưng mà sâu xa của họ. “Hai con mèo” một thời ta phản đối, nhưng người ta giải thích rõ ràng mèo trắng hay mèo đen, cứ mèo nào bắt được chuột đều là mèo quý. “Ba con gà”, cái gì có lợi cho nhân dân Trung Quốc là bắt lấy, bắt gà, cái gì có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc bắt lấy, cái gì có lợi cho quân đội Trung Quốc là bắt lấy, nắm bắt thời cơ. “Bốn con cá” thì chỉ bốn nguyên tắc. Và xin thưa với các đồng chí, ông Đặng là người chủ trì một phiên họp Ban Chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc, cái này tôi đã nói Đối tượng hai rồi ở Học viện Chính trị. Chủ trì phiên họp Ban Chấp hành Đảng cộng sản Trung Quốc ra một nghị quyết dạy cho Việt Nam một bài học từ 17-2 đến 17-3 năm 1979. Ông Đặng đã đưa ra một số khái niệm mới trong đó tôi xin nhấn mạnh hai khái niệm. Một là ông Đặng đưa ra sức mạnh của Trung Quốc tới đâu, xin lỗi, hàng hóa của Trung Quốc tới đâu thì biên giới của Trung Quốc tới đó. Hàng hóa của Trung Quốc tới đâu thì biên giới của Trung Quốc tới đó! Khái niệm biên giới này. Khái niệm thứ hai, sức mạnh hải quân Trung Quốc tới đâu thì biển của Trung Quốc tới đó. Như vậy, ông ta nói biển của Trung Quốc rất rộng tùy theo kế hoạch khả năng của hải quân. Và ông Đặng năm 1997 ông ta qua đời. Trước khi ông chết, ông ta dặn các thuộc hạ ông ta rằng: Khi ông ta chết xác của ông ta mang hỏa táng chia làm 3 phần, một phần để lại thờ, một phần rải xuống sông Trường Giang, dòng sông Trường Giang là dòng sông lớn nhất của Trung Quốc, phần thứ ba rải xuống Biển Đông.
Và ta phải nói từ những vấn đề đó ta thấy ông Đặng là người khởi xướng và khát vọng cháy bỏng của ông Đặng là biểu tượng của Trung Quốc, là vấn đề Biển Đông. Và xin thưa với các đồng chí, hiện nay, đến năm 2011 dân số Trung Quốc là 1 tỷ 354 triệu người dân. Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc đang sống trong thời kỳ trỗi dậy hòa bình, các đồng chí nhớ trong thời kỳ trỗi dậy hòa bình, không phải giấu mình chờ thời nữa, lúc nãy các đồng chí xem cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm của họ là năm 2009. Nhưng bây giờ Trung Quốc không thể giấu mình nữa, Trung Quốc đang tự khẳng định mình với thế giới và họ làm trỗi dậy hòa bình. Trung Quốc hiện nay đang là một đại công xưởng thế giới và câu chuyện của Libya năm 2011, Syria năm 2012 ở đây, ngành khai thác dầu mỏ của Trung Quốc thua thiệt. Riêng Libya, ông Gaddafi bị tiêu diệt thì báo cáo các đồng chí 77 cơ sở dầu mỏ Trung Quốc là bị thất thu do đó Trung Quốc đang thực hiện quay lại với ý đồ họ đã nung nấu từ rất xa xưa đó là phải độc chiếm Biển Đông trong thời gian ngắn nhất. Tôi dẫn gợi gọi là tổng quan tình hình thế giới chút để các đồng chí hình dung. Thế giới ngày nay ta phải nói là thế giới của tất cả các cuộc chạy đua và thế giới của tất cả mọi quốc gia, họ thuộc làu một câu, tôi phải nói, họ thuộc làu một câu mà tôi nhắc các đồng chí đang ngủ rất say khi đập dậy mà hỏi thì các đồng chí phải trả lời được rằng đúng với câu: Không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Thế giới ngày nay, tất cả các quốc gia họ đều thuộc một câu là: không có kẻ thù vĩnh viễn, họ sẵn sàng bắt tay với kẻ thù nhưng đạt được mục đích quốc gia của họ. Hôm qua là đối tượng, hôm nay họ có thể là đối tác, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Chính vì điều đó mà tôi quay sang vấn đề Biển Đông với các đồng chí.
Xin thưa với các đồng chí, nói về biển thì tôi xin vài nét nói về biển với các đồng chí như sau. Khi tiếp xúc về biển thì xã hội loài người chúng ta tiếp cận về biển có thể chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là từ thế kỷ 15 trở về trước, giai đoạn thế kỷ 15 trở về trước lúc đó khoa học công nghệ loài người chưa phát triển, do đó con người là sử dụng biển quanh bờ, ven bờ ở đâu thì sử dụng đó, người ta chưa thấy vai trò, tác dụng của biển do đó biển chưa đặt vấn đề tranh chấp. Phải nói từ thế kỷ 15 trở về trước. Từ thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do khoa học công nghệ phát triển do đó một số vấn đề về biển đã được đặt ra. Và trên thế giới đã hình thành một số cường quốc về biển: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nước Anh rồi nước Nga, nước Mỹ v.v… Và xin thưa với các đồng chí nếu tính tổng cộng bề mặt trái đất của chúng ta thì là 510 triệu km2 thì biển chiếm 361 triệu km2, có nghĩa là diện tích biển và đại dương gấp gần 2 lần diện tích nổi của trái đất chúng ta. Những châu, những khu vực đất liền mà chúng ta ở đây chẳng qua chỉ là hòn đảo trôi nổi chiếm khoảng 1/3 diện tích của biển của bề mặt trái đất. Và xin thưa với các đồng chí, biển mang lại nhiều nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng. Rồi hầu hết các loại khoáng sản trên đất liền thì trong biển, trong lòng đất đều có với trữ lượng rất lớn. Và các nhà khoa học thế giới, xin thưa với các đồng chí, biển mang lại năng lượng sạch có thể cung cấp gần 12,6 đến 13,6 tỷ KW điện. Và với hơn 270 tỷ tấn nước mặn, khi giải phóng năng lượng này sẽ tương đương với 180 nghìn tỷ tấn than. Phải nói biển mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho con người chúng ta. Chính vì điều đó mà xin thưa với các đồng chí, từ thế kỷ 20, đầu thế kỷ 20 các quốc gia bắt đầu đấu tranh đòi ưu sách của biển. Tôi phải nói là thế kỷ 15 trở về trước người ta chưa quan tâm đến biển nhưng từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20 thì thấy nguồn lợi biển rất lớn. Xin thưa với các đồng chí nếu nói thuần túy về mặt giao thông, giao thông trên bộ hết 20 đồng thì giao thông trên biển chỉ mất 1 đồng, có nghĩa là giao thông trên biển rẻ  bằng 1 phần 20. Như vậy ta nhìn những số liệu này ta thấy biển mang lại nguồn lợi rất lớn. Và chính vì điều đó mà xin thưa với các đồng chí các quốc gia bắt đầu đấu tranh đòi ưu sách về biển. Và từ đó trên thế giới cũng bắt đầu xuất hiện những vụ tranh chấp về chủ quyền biển đảo.
Trước hết ta quay lại, năm 1982 các cuộc tranh chấp quần đảo  Malvinas của Argentina, thực dân Anh đã vượt hàng nghìn cây số qua Đại Tây Dương để tiến công vào quần đảo  Malvinas của Argentina. Rồi trên đà tranh chấp khu vực đảo Sip, rồi tranh chấp khu vực đảo Hanish, bán đảo thôi, Hanish là bán đảo thôi chứ không phải đảo và khu vực sừng Châu Phi. Rồi Kuril, báo cáo các đồng chí, sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 thì Liên Xô giữ toàn bộ bán đảo Kuril bởi vì trước đó là thuộc về Nhật trước Đại chiến giới lần thứ hai. Nhưng sau khi tiêu diệt được 1 triệu 2 vạn quân Quan Đông thì Kuril là do Liên Xô cũ và bây giờ là Nga quản lý. Rồi Điếu Ngư, báo cáo các đồng chí, Điếu Ngư đấy là tên gọi của Trung Quốc nhưng mà Nhật Bản gọi là Senkaku. Rồi Dokdo viết tắt hai chữ thôi, Nhật Bản gọi là Takeshima nhưng Hàn Quốc gọi là Dokdo. Rồi Hoàng Sa của chúng ta và Trường Sa v.v… Và đặc biệt là khu vực tranh chấp Bắc Cực hiện nay. Báo cáo các đồng chí, Nga, Nauy, Đan Mạch, Mỹ, Canada đang tranh chấp chủ quyền Bắc Cực. Tháng 8 năm 2007, Nga đã thả bia chủ quyền xuống biển Bắc Cực để tuyên bố chủ quyền của Nga là có diện tích 400 nghìn km2. Như vậy ta phải nói là vấn đề tranh chấp trên biển hiện nay không phải là một khu vực, là một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Vì sao lại như vậy? Tôi lại nhắc lại câu: không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là vĩnh viễn. Cứ chỗ nào có lợi ích là họ tranh chấp. Phải nói rõ như vậy chứ không có là chưa hợp lý. Đấy, báo cáo các đồng chí là như vậy.
Bây giờ quay về vấn đề Biển Đông. Thưa các đồng chí, Biển Đông của chúng ta, ta phải nói Biển Đông là một trong một số biển ở toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ châu lục nói chung. Mà Biển Đông, xin thưa với các đồng chí, nếu nói về nguồn lợi của Biển Đông thì có một số vấn đề như sau. Biển Đông có diện tích chính xác là 3 triệu 4 trăm 47 nghìn km2­, ta gọi nôm na là 3,5 triệu km2, gọi dễ tắt là 3,5 triệu km2. Và Biển Đông, xin thưa với các đồng chí, có liên quan đến 9 quốc gia ven biển: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Bruney, Philippines v.v… là 9 quốc gia. Và có 2 vùng lớn và rất quan trọng đó là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Đấy, phải nói Biển Đông là như vậy. Và xin thưa với các đồng chí, có nhiều khoáng sản quý hiếm, thủy sản phong phú v..v… và có đường hàng hải quốc tế. Tôi phải nói với các đồng chí biết, tôi phải dùng cái hình ảnh tổng quan cho nó dễ. Biển Đông này có vị trí đặc biệt quan trọng …(nói nhỏ với ai đó, không nghe rõ).
Thưa với các đồng chí, Biển Đông này có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, nếu nói về nguồn lợi thì Biển Đông có thể xét về 3 lĩnh vực. Một là giao thông, hai là kinh tế và ba là quốc phòng an ninh. Thưa các đồng chí ta nhìn trên sơ đồ ta thấy Biển Đông là biển lớn thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải. Về giao thông là biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới sau Địa Trung Hải. Mỗi một ngày có khoảng 200 đến 300 lượt tàu khoảng 5000 tấn trở lên hoạt động. Và nếu nói về giao thông thì 90% hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương đều phải tiếp tế hậu cần kỹ thuật qua Biển Đông, 70% các loại hàng hóa của Nhật Bản hoạt động đều phải qua Biển Đông. 70% đến 80% hàng hóa của Trung Quốc đều phải qua Biển Đông. Do đó, ta phải nói Biển Đông có giá trị về mặt kinh tế rất lớn, về mặt giao thông rất lớn. Do đó, báo cáo các đồng chí, Biển Đông có vị trí quan trọng như vậy. Báo cáo các đồng chí, như vậy là ta thấy Biển Đông về mặt giao thông mà nói là vô cùng quan trọng, về mặt kinh tế thì toàn bộ Biển Đông chúng ta thấy, theo đánh giá của Mỹ là toàn bộ Biển Đông có trữ lượng dầu mở 50 tỷ tấn, chiếm 19% trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Như vậy Biển Đông rất lớn. Đấy là về kinh tế. Về quốc phòng an ninh thì xin thưa với các đồng chí thì hiện nay toàn bộ hoạt động của khu vực của Mỹ ở Thái Bình Dương này là phải tùy thuộc vào Biển Đông. Đặc biệt đối với Trung Quốc thì xin thưa với các đồng chí, Biển Đông nằm trong chiến lược một trục hai cánh cửa, trục là Bắc Nam tức là Bắc đến Nam, và cánh cửa đông là Thái Bình Dương, và tây là Ấn Độ Dương của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có chiến lược toàn cầu nhưng Trung Quốc đang có chiến lược một trục hai cánh cửa. Như vậy là về quốc phòng an ninh với Trung Quốc rất quan trọng. Thứ hai về quốc phòng an ninh là khu vực Biển Đông có Philippines ở đây nằm trong liên minh quân sự của Mỹ – Philippines. Và Thái Lan là liên minh quân sự Mỹ – Thái Lan. Và phải nói Biển Đông là nơi tranh chấp rất quyết liệt của rất nhiều lực lượng ảnh hưởng đến khu vực này. Như vậy là ta phải nói Biển Đông là có giá trị về mặt giao thông, về mặt kinh tế và về mặt quốc phòng an ninh.
Trong Biển Đông thì có 9 quốc gia liên quan nhưng đặc biệt đối với Việt Nam chúng ta, dải đất hình chữ S này mà các đồng chí biết. Mà trong Biển Đông nữa đặc biệt là có hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như thể là cái trục, như thể là cái tim, như thể là cái cốt lõi của Biển Đông. Cho nên nó đặc biệt quan trọng. Hôm nay tôi mời các đồng chí xem như thế này để các đồng chí hình dung Biển Đông đối với chúng ta quan trọng như thế nào! Và xin thưa với các đồng chí khi nói tới Biển Đông, tôi nói 3 nước, ý kiến 3 nước. Một là Mỹ, Mỹ nói, các chuyên gia quốc tế quốc phòng an ninh của Mỹ nói: Biển Đông có vị trí số 1 ở khu vực Đông Nam Á, ai chiếm được Biển Đông thì người ấy có vị trí số 1. Ông Nhật Bản nói: Biển Đông là yết hầu kinh tế của khu vực…(không nghe rõ) Yết hầu. Trung Quốc thì không nói số 1, không nói yết hầu nữa, ông Trung Quốc ông nói: Biển Đông là cửa ngõ phía nam, là không gian sinh tồn nuôi sống con cháu nhiều ngàn đời của họ. Các đồng chí thấy, cửa ngõ phía nam, không gian sinh tồn nuôi sống con cháu nhiều ngàn đời của Trung Quốc. Như vậy ta phải nói Biển Đông cực kỳ quan trọng. Thưa với các đồng chí, nói về Biển Đông, đất nước chúng ta ta thấy là đất nước chúng ta chiều dài như vậy là toàn bộ đất nước chúng ta 63 tỉnh thành phố thì hiện nay có 23 tỉnh thành phố là liên quan đến khu vực Biển Đông. Trước hết tôi nói về Biển Đông chỗ này một chút để các đồng chí hình dung. Về mặt lịch sử thì quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nếu các thầy cần tài liệu tuyên truyền cho sinh viên thì tôi sẽ cung cấp. Nhưng mà hôm nay tôi nói rất vắn tắt, ngắn gọn thôi. Trước thế kỷ 17, Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo vô chủ, không có chủ. Đầu thế kỷ 17 thì chúa Nguyễn cử một đội ra quần đảo Hoàng Sa đánh bắt hải sản và đi tìm hải sản ở trong các tàu biển bị đánh chìm mang về dâng nộp triều đình. Giữa thế kỷ 17 đưa một đội ra Trường Sa tiếp. Như vậy là ta khẳng định trước thế kỷ 17 là vô chủ nhưng từ đầu thế kỷ 17 đến về sau này là coi các triều đại phong kiến đình nhà Nguyễn của Việt Nam chúng ta quản lý. Và sau này người Pháp xâm lược chúng ta năm 1858 thì người Pháp ra tiếp nhận quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa cũng từ tay triều đại nhà Nguyễn. Đấy phải nói rõ để các đồng chí hình dung là như vậy. Và nếu nói về lịch sử thì tôi phải nói rõ thêm với các đồng chí địa danh như thế này.


Trước thế kỷ 17, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cái đảo vô chủ. Vào giữa nửa đầu thế kỷ 17, chúa Nguyễn đã tổ chức ra đội Hoàng Sa, lấy người ở thôn An Vĩnh, huyện Bỉnh Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa, đánh bắt ở các tàu đắm để mang về cống nộp triều đình. Khi đó địa danh quần đảo Hoàng Sa liền một dải bao gồm cả Hoàng Sa và hạ lý Trường Sa. Nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức thêm một đội Bắc Hải lấy người thôn Tứ Chính, xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận cấp phép ra làm nhiệm vụ như quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động nhà Nguyễn ở tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ lưu trong tài liệu của nhà Nguyễn mà hiện nay đã lưu ở trong tài liệu Viện bảo tàng Hoàng Gia của nước Anh. Và xin thưa với các đồng chí, thời đó tất cả các vua chúa, các tàu thuyền của nhà nước đại Thanh đi qua quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từng phải đóng thuế cho triều đại nhà Nguyễn. Và khi chúng ta, ngày 25 tháng 7 năm 2012 tiến sĩ Mai Ngọc Hồng đã trao cho Bảo tàng lịch sử Quốc gia tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” thì càng khẳng định điều đó. Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là do nhà nước Đại Thanh xuất bản năm 1004 tại Bắc Kinh và tái bản tại Thượng Hải năm 1910 và khẳng định rằng đảo Hải Nam là cực nam cuối cùng của nhà nước Đại Thanh. Đấy, để nói với các đồng chí. Hiện nay không những lưu giữ tại Việt Nam mà lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia nước Anh thì phải khẳng định với các đồng chí như vậy.
Và nhân đây tôi cũng phải nói luôn, là vừa rồi một số anh bạn của tôi và tất cả các nhà khoa học đã tham gia Hội thảo rất lớn và chúng ta dịch từ nguyên bản tiếng Trung, một số nhà khoa học của Trung Quốc cũng đã phản đối cái việc làm của cái gọi là Trung Quốc. Hôm nay thì đây, cũng rất nhiều nhà khoa học ở đây, tôi xin đọc một số ý kiến của các nhà khoa học. Thứ nhất là một nhà khoa học là giáo sư Trương Kỷ Phạm – Học viện pháp luật Đại học Bắc Kinh nói: Chúng ta vẽ đường 9 đoạn mà không có một kinh độ, vĩ độ cụ thể nào, không có căn cứ pháp luật, đường 9 đoạn là chiếm hơn 80% Biển Đông là do Trung Quốc tự đặt ra. Tí nữa tôi sẽ mời các đồng chí xem đường 9 đoạn. Lý Lệnh Hoa – nhà Nghiên cứu của Trung Quốc, trung tâm tin tức Hải dương học Trung Quốc viết trong cuộc hội thảo vừa qua: Là con người phải biết giữ nhân tình, chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người không chỉ biết yêu bản thân mình mà nhất định phải tính cả những lợi ích của người khác”. Nếu ý nghĩa của cái đường 9 đoạn là biên giới quốc gia vẽ sát vào biển Việt Nam – Philippines – Malaysia – Bruney… như thế tôi tin các quốc gia đó không thể chấp nhận nếu Nam Hải, Trung Quốc luôn luôn gọi Biển Đông là Nam Hải và xin đề nghị các thầy Việt Nam chúng ta không ai được dùng chữ Nam Hải. Nếu trong trường hợp nào phải dùng chữ Nam Hải, phải lý giải như tôi. Trung Quốc gọi là Nam Hải chứ chúng ta phải luôn luôn gọi là Biển Đông. Nếu Nam Hải được vẽ thành biển nhà của Trung Quốc như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển chắc chắn sẽ không chấp nhận và như thế chúng ta sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong thế giới mà mọi người phải dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống cũng phải để cho người khác sống chứ. Giáo sư Hà Quang Hộ – Học viện Triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc viết: Quyền lợi của anh (Trung Quốc) cần được người khác thừa nhận, người khác không thừa nhận thì anh không có quyền. Giáo sư Trương Tự Quang – Đại học Tứ Xuyên viết: Tôi không đồng tình với kiểu hành xử chính trị quốc tế theo luật rừng, cần phải giải quyết theo luật quốc tế và Luật biển năm 1982. Như vậy ta phải nói, ta dùng tất cả các thông tin này thuộc cả nước ngoài và nước trong để chúng ta hình dung.
Như vậy biển Việt Nam chúng ta như tôi nói là rất dài. Và chính vì rất dài đó cho nên biển của Việt Nam chúng ta phải tính theo cơ sở pháp lý quốc tế là ba phần. Một là khu vực Vịnh Bắc Bộ và hai là vùng Nam Trung Bộ và thứ ba là vùng Tây Nam Bộ. Thì xin thưa với các đồng chí là tôi trước hết tôi nói về đường cơ sở. Thưa với các đồng chí khi nói về Luật biển thì đầu tiên là những năm đầu của thế kỷ 20 các quốc gia bắt đầu đấu tranh đòi quyền lợi biển và trên thế giới hình thành hai ý kiến. Ý kiến thứ nhất biển chung của mọi quốc gia. Ý kiến thứ hai nhất trí biển chung của mọi quốc gia nhưng những quốc gia có biển ở ven biển phải có vùng biển của mình cho nên Luật biển đầu tiên được ra đời năm 1958. Và Luật biển năm 1958 qui định tính từ đường cơ sở, đây các đồng chí nhìn theo đường đỏ đây là đường cơ sở. Đường cơ sở là đường gì? Đường cơ sở là đường nối liền các đảo gần bờ ở ven biển và mực nước thủy triều xuống thấp nhất, gọi là đường cơ sở. Và Luật biển năm 1958 quy định tính từ đường cơ sở về phía biển chỉ có một vùng biển gồm đảo lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải có 12 hải lý. Tức là tôi nhắc lại, tính từ đường cơ sở về  phía biển theo Luật biển năm 1958 mỗi quốc gia có bờ biển, có ven biển chỉ có một vùng biển đó là 12 hải lý, bao gồm lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Nhưng lúc đó các nước XHCN ta còn rất mạnh cả một hệ thống đấu tranh cho nên năm 1982, 159 quốc gia họp tại Jamaica có cả Trung Quốc và Mỹ thì bắt đầu ra cái luật thứ hai đó là Luật biển năm 1982. Đấy, phải nói lịch sử ra đời vậy. Luật biển năm 1982 quy định mỗi quốc gia có biển, có bờ biển như kiểu Việt Nam có 5 vùng biển như sau. Tôi ví dụ đây là đường cơ sở, lấy ví dụ tỉnh Khánh Hòa, đây là đường cơ sở. Từ đường cơ sở về phía đất liền gọi là vùng nội thủy. Vùng nội thủy quốc gia có quyền như sử dụng trên đất liền.
Nói tóm lại ta nói nôm na vùng nội thủy như ao trong vườn của chúng ta. Vùng thứ hai là vùng lãnh hải, vùng lãnh hải tính từ đường cơ sở về phía biển 12 hải lý. Mỗi một hải lý là 1856 mét. Vùng thứ ba là vùng tiếp giáp lãnh hải, tính từ đường mép ngoài của vùng lãnh hải về phía biển 12 hải lý gọi là tiếp giáp lãnh hải. Vùng thứ tư là vùng đặc quyền kinh tế tính từ đường cơ sở về phía biển 200 hải lý gọi là vùng đặc quyền kinh tế. Đấy, phải nói rõ luôn đấy là 4 vùng. Và vùng thứ năm đó là thềm lục địa. Thưa với các đồng chí, thềm lục địa được tính từ mép nước cho đến hết vùng đặc quyền kinh tế và đặc quyền kinh tế kéo dài. Chỗ này phải giải thích với các đồng chí một chút. Đây là vùng thềm lục địa, thềm lục địa tính từ mép nước ở đây theo đáy đại dương đến hết chỗ này gọi là thềm lục địa pháp lý và đoạn này gọi là thềm lục địa pháp lý kéo dài. Và kéo dài được tính từ chỗ này đến đây 350 hải lý. Đây là luật pháp quốc tế. Trong trường hợp các quốc gia có những vùng biển chồng lấn lên nhau thì hai bên đàm phán song phương ta gọi là vùng chồng lấn. Vùng chồng lấn này hai bên cùng đàm phán, ví dụ Việt Nam có vùng chồng lấn với Trung Quốc, với Malaysia, với Philippines, với Bruney, với Campuchia, với Thái Lan, hai bên đàm phán song phương để ký những vấn đề có thể chấp nhận được. Thì đấy, tôi xin thưa với các đồng chí luật pháp quốc tế quy định như vậy. Và tôi cũng phải nói thêm với các đồng chí là trong luật pháp quốc tế tính từ đường cơ sở hay tính pháp lý là chỉ tính những đảo nổi còn không tính những bãi cạn, hoặc là bãi san hô, hoặc là những bãi mà ta dựng quyền chủ quyền. Đấy phải nói rõ như vậy.
Vậy thì biển của Việt Nam được phân chia như sau. Thứ nhất là vùng Vịnh Bắc Bộ, báo cáo các đồng chí, Vịnh Bắc Bộ được chia từ đảo Cồn Cỏ đến mũi Rinh Cơ của đảo Hải Nam và được chia cụ thể tính từ sông Ca Long theo một cái đường như vậy là về cái đường giới tuyến. Và nếu tính phân chia như thế này thì Việt Nam 53%, Trung Quốc 47% bởi vì biển của Trung Quốc ít hơn. Và trong phân chia này có một vùng gọi là vùng dùng chung, vùng dùng chung. Đấy phải nói rõ như vậy. Và báo cáo các đồng chí, vùng dùng chung đến mãi 25 tháng 10 năm 2012, à xin lỗi, ngày 25 tháng 12 năm 2010, chúng ta mới ký với Trung Quốc xong. Báo cáo các đồng chí là bắt đầu trong 10 năm vừa rồi: 2000 đến 2010. Như vậy là vùng phân chia Vịnh Bắc Bộ.
Hôm qua đồng chí Phó chỉ huy trưởng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân nói rõ luôn từ khi chúng ta đã ký với Trung Quốc như thế nào, thì xin thưa với các đồng chí, hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải của chúng ta ở Vịnh Bắc Bộ giảm hẳn. Tất nhiên là anh bạn của chúng ta lắm trò lắm, phải nói là lắm trò. Ví dụ họ đi khai thác, khoan thăm dò của họ như thế này: một cái tàu kéo của họ kéo theo các giàn khoan thì cái tàu kéo của họ kéo cái giàn khoan thì đường cáp của họ kéo dài 10 cây số. Mà 10 cây số đến lúc họ vòng họ cua thì ta thấy cái xe container nó cua thì vòng phải lớn, thì đến lúc nó cua thì nó vào vùng biển của chúng ta. Cái kiểu là kiểu như thế. Thì hôm qua các đồng chí, tôi phải nói là đồng chí Tư lệnh Phó tham mưu trưởng dùng cũng dùng hình ảnh này, phải giải thích rõ là như vậy. Họ khai thác đây chẳng hạn nhưng họ cứ cua cua vào vùng biển của chúng ta thì báo cáo rõ là như thế, kiểu “rung cây dọa khỉ”.
Vùng Tây Nam Bộ thì xin thưa với các đồng chí đây là vùng Tây Nam Bộ, nó rất phức tạp. Báo cáo các đồng chí nó liên quan đến đảo Cổ Tru, đảo Phú Quốc v.v… Đây cái đảo Phú Quốc của chúng ta. Đây là vùng nước lịch sử mà Việt Nam ký với Campuchia năm 1982. Tại sao chúng ta ký được? Sau năm 1978 chúng ta cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi ách diệt chủng cho nên vùng nước lịch sử là như vậy. Thưa các đồng chí, hiện nay họ lại đang đòi, họ lại đang ý kiến và hiện nay chúng ta phải dựa vào cái đường Bre-vơ. Cái đường này mới là cái đường quan trọng. Cái đường này là đường mà người Pháp đã ký có công ước quốc tế từ năm 1939. Ta xem thì đúng là đây cũng gần thật nhưng bởi vì người nước Việt Nam, đất có thổ công sông có hà bá, sống ở đây lâu rồi thì họ phải chịu thế chứ. Báo cáo các đồng chí là như vậy, … nó rất phức tạp.
Bây giờ những hành động xâm lấn của nước ngoài, thì xin thưa với các đồng chí, đây là tôi tổng kết lại thống nhất với Bộ Tư lệnh Hải quân và thống nhất với lại các cơ quan hữu quan thì hôm nay tôi nói với các thầy ở đây gọi là nguyên khí của quốc gia rồi đấy, tôi phải nói là nguyên khí của quốc gia cho nên tôi nói hết, tôi không giấu cái gì cả. Hiện nay hành động xâm lấn của nước ngoài, nước ngoài thì là chung nhưng mà nhiều hơn (cả) là Trung Quốc, tôi nói là nhiều hơn đấy nhé, chứ không phải là nhiều nhất. Nhiều hơn vì hơn và nhất là khác nhau đấy nhé.
Nhiều hơn (cả) là Trung Quốc. Một là họ đẩy mạnh tuyên truyền Biển Đông là của Trung Quốc tạo dựng hành lang pháp lý với quốc tế, đấy là việc làm đầu tiên của họ. Thứ hai là đẩy mạnh đầu tư nâng cấp vùng chiếm đóng đặc biệt là Hoàng Sa, tí nữa mời các đồng chí sẽ xem hình ảnh. Thứ ba là ngăn cản phá hoại các hoạt động kinh tế trên Biển Đông của ta. Thứ tư là đẩy mạnh đánh bắt thủy sản tạo ra vùng đánh bắt truyền thống. Thứ năm, thăm dò, khảo sát, mời thầu vùng tài nguyên trên biển của chúng ta. Thứ sáu, tìm mọi cách để hạ đặt giàn khoan trên biển của ta nếu ta không ngăn chặn kịp thời. Thứ bảy là chiếm bãi cạn của ta trong trường hợp ta không có người chốt giữ, nếu mà ta sơ xểnh cái là nó cướp luôn. Và đích cuối cùng là độc chiếm Biển Đông. Đấy, phải nói rõ luôn. Tất cả những hành động này tôi phải nói là hành động của nhiều quốc gia nhưng mà Trung Quốc là nhiều hơn. Thì báo cáo các đồng chí đây hành động của họ xâm lấn biển của chúng ta được minh họa bằng hình ảnh như sau: Họ đưa ra cái gọi là đường 9 đoạn rất vô lý này, nhân chỗ này. Ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của chúng ta sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ Cẩm Đào nói đường 9 đoạn là do Quốc dân đảng để lại, Đảng cộng sản Trung Quốc có thực hiện thì nhân dân Trung Quốc mới theo. Thì đồng chí Hồ Cẩm Đào … à … đồng chí Nguyễn Phú Trọng của chúng ta nói lại luôn. Ông Hồ Cẩm Đào vừa dứt thì đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói lại luôn: Các đồng chí nói chưa đúng. Quốc dân đảng để là 11 đoạn, các đồng chí xóa đi 2 đoạn, đấy là một. Quốc dân đảng để lại Đài Loan độc lập, các đồng chí đang xóa Đài Loan rồi.
Ta phải nói rõ luôn là như vậy. Và toàn bộ cái đường chín khúc của họ được minh họa cụ thể như sau. Nếu diện tích Biển Đông 3,5 triệu km2 thì đường lưỡi bò của họ 3,2 triệu km2. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của chúng ta xin thưa với các đồng chí nói chính xác là quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 390km, báo cáo các đồng chí nếu nói vẫn nằm trong thềm lục địa của chúng ta. Năm 2007, tôi hội thảo đầu tiên với Tổng công ty khai thác khoan thăm dò thì chính xác là quần đảo Hoàng Sa bị Quốc dân đảng đánh chiếm một số đảo từ năm 1947 kia. Nhưng hiện nay các tài liệu của chúng ta không nói nhiều lắm thì tôi cứ nói theo thông tin là năm 1956 Trung Quốc đánh chiếm bán đảo phía đông. Tại sao năm 1956 đánh chiếm bán đảo phía đông bởi vì sao, lúc đó Pháp vừa mới thua trận, quân Ngụy Sài Gòn chưa ra tiếp quản hết cho nên đảo phía đông bị trống, Trung Quốc ra chiếm. Năm 1974, sau khi Mỹ ký hiệp định Paris năm 1973, Mỹ rút nên hải quân rất non kém và Trung Quốc nhanh chóng chiếm thời cơ đó đánh chiếm toàn bộ nhóm đảo phía Tây. Đấy, báo cáo các đồng chí, đấy toàn bộ là quần đảo Hoàng Sa. Nói chính xác là đến tháng 2 năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm xong quần đảo Hoàng Sa từ tay ngụy quân Sài Gòn. Họ đặt sở chỉ huy hải quân trên đảo Phú Lâm, báo cáo các đồng chí bởi vì trong quần đảo Hoàng Sa thì đảo Phú Lâm là cái đảo lớn nhất của họ. Đấy, cái đảo Phú Lâm đấy, thì hiện nay họ đã xây dựng một sở chỉ huy trên đảo Phú Lâm như vậy, rất hiện đại.
Cái này hôm nói Đại học Thể dục thể thao chưa nói thì hôm nay nói thêm vì đây là các nguyên khí quốc gia nên nói thêm. Toàn cảnh đảo Phú Lâm họ có một đường băng, báo cáo các đồng chí là dài 2700m và rộng là 120m. Toàn bộ cảng Phú Lâm báo cáo các đồng chí rất nhộn nhịp là bãi đá Chữ Thập, trước kia nếu các đồng chí nhìn màn hình bên tay trái và bên tay phải hiện nay họ xây nhà nổi trên đấy. Nhà nổi trên bãi đá Châu Viên, rồi trên bãi đá Gạc Ma, báo cáo các đồng chí, bãi đá Gạc Ma tí nữa tôi sẽ nói. Riêng bãi đá Gạc Ma là 64 chiến sĩ hải quân của chúng ta trên một chuyến tàu vận tải đã hy sinh anh dũng trên bãi đá Gạc Ma. Trên nhà Lâu Bền trên bãi đá Caven Rồi hành động cắt cáp, báo cáo các đồng chí, hôm qua đồng chí Tham mưu phó hải quân, à, Phó chỉ huy tham mưu trưởng hải quân cũng nói tại sao lại dẫn cắt cáp này bởi vì Quốc hội cũng chất vấn hải quân đi đâu mà để cho cắt cáp? Bởi vì xin thưa với các đồng chí cũng là do tính toán kinh tế cả thưa các đồng chí. Tôi đây là tôi chỉ nói lại thôi các ý kiến của các đồng chí, các đồng chí nói là lúc đó Tập đoàn Dầu khí quốc gia nói rằng, ta khai thác thăm dò cách mũi Đại Lãnh 120 hải lý giữa vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta cho nên không cần bảo vệ cho nên nó mới cắt cáp. Chỗ nào cứ lơi ra bảo vệ là nó đến ngay. Vụ thứ hai là cắt cáp tàu Vicking của chúng ta. Việc đầu với hải quân là ngày mùng 10 nhưng ngày mùng 9 là Tập đoàn dầu khí đã tiến hành rồi cho nên nó tiến hành khi mà cáp thăm dò của chúng ta ở độ sâu 10m khi phát hiện đến thì đã hạ sâu xuống 30m nhưng nó vẫn cắt cáp được. Và báo cáo với các đồng chí, mặc dù gọi là tàu ngư chính hay tàu đánh cá của họ nhưng tốc độ của họ đều lớn hơn tàu hải quân của chúng ta. Rồi Trung Quốc đơn phương vô lý ra lệnh vùng cấm đánh bắt cá từ ngày mùng 1 tháng 6 đến mùng 1 tháng 8 hàng năm, thì xin thưa với các đồng chí là như vậy.
Quy hoạch bản đồ thăm dò dầu khí của Trung Quốc này tại Biển Đông. Các đồng chí thấy chỗ nào cũng thấy của Trung Quốc hết. Và mới đây nhất là họ đưa ra mời thầu 9 lô dầu khí, báo cáo các đồng chí, 9 lô đấy. Toàn bộ 9 lô này chúng ta đang nghiên cứu và 9 lô này đều nằm trong thềm lục địa của chúng ta, đặc quyền kinh tế của chúng ta. Toàn bộ trên Biển Đông đặc biệt là quần đảo Trường Sa của chúng ta thì hiện nay, báo cáo các đồng chí, là Hoàng Sa thì nhà nước Trung Quốc đã đánh chiếm xong năm 1974. Và toàn bộ quần đảo Trường Sa của chúng ta hiện nay là có 5 nước … à xin lỗi … 4 nước 5 bên đang có  điểm có thể đóng quân: Việt Nam, Philippines, Malaysia và Trung Quốc, thêm một bên nữa là Đài Loan (đây là cờ Đài Loan). Báo cáo các đồng chí, Việt Nam chúng ta hiện nay đang duy trì 33 điểm đóng quân, 33 điểm có quân, là lớn nhất, còn Trung Quốc này … Trung Quốc này (chỉ lên bản đồ). Như vậy là ta nhìn trên sơ đồ này ta thấy không phải là chúng ta một bên và đối phương một bên mà là rất nhiều xôi đỗ, cài răng lược với nhau, cho nên giải quyết rất khó khăn, không phải là một nước mà rất nhiều nước. Đấy, xin thưa với các đồng chí là như vậy. Như vậy, tôi đã cung cấp với tất cả các đồng chí tình hình như vậy. Như vậy là bây giờ về mặt đường lối quan điểm của chúng ta ra sao. Đây cái này mới là cốt lõi nhất để định hướng cho các thầy và các thầy lại truyền lửa cho sinh viên đấy.
Xin thưa với các đồng chí về mặt nhận thức mà nói khi giải quyết vấn đề về Hoàng Sa, Trường Sa hay đến tình hình Biển Đông, chúng ta không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc. Xin thưa với các đồng chí nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một mình ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.
Kính thưa các thầy, các cô, các nhà sư phạm, các nhà quản lý, hôm nay tôi nói rõ về quan điểm chúng ta phải nói, trước hết với Trung Quốc chúng ta có hai điều không được quên. Điều thứ nhất không được quên, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, trên dưới hai chục lần các triều đại phong kiến Trung Quốc đã từng xâm lược Việt Nam. Từ nhà Tùy, nhà Đường, từ đại Tống, đại Minh, đại Nguyên, đại Thanh, đại đại gì đi chăng nữa thì đều bị Đại Việt “đánh cho nó chích luân bất phản, cho phiến giáp bất hoàn”… đánh cho phải chui ống đồng trốn chạy về nước. Đó là điều rõ ràng chúng ta có quyền tự hào dân tộc của chúng ta. Hơi buồn cái là sinh viên thanh niên chúng ta hiện nay không biết lịch sử. Đồng chí nào mà phòng quản lý sinh viên nếu mà tổng kết lịch sử nó hơi dài hơi ngại thì liên hệ với tôi, tôi xin kính biếu các đồng chí. Lịch sử dân tộc Việt Nam rất gọn, có 39 trang giấy A4 mời cho học sinh, sinh viên học, nhớ lấy, có 39 trang thôi. Có rất nhiều đồng chí bảo tôi in sách nhưng mà thôi. Đấy là một. Cái điều thứ hai chúng ta không được quên đó là tháng 12 năm 1950 chúng ta giành thắng lợi chiến dịch biên giới, khai thông biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Và trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ,  nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên.
Thứ hai, với Mỹ. Xin thưa với các đồng chí trong giáo dục đặc biệt là phòng sinh viên và đoàn thanh niên các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. Tôi xin thưa với các đồng chí biết, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày nay tôi xin nói rõ luôn, tôi nói câu này, tôi định tí nữa nói nhưng mà tôi xin nói luôn, báo cáo với các đồng chí các chuyên gia quân sự, và các chuyên gia kinh tế của họ đang nói với chúng ta, xin thưa với các đồng chí đối với giáo dục đào tạo của chúng ta, họ nói một câu như thế này các đồng chí suy nghĩ: Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta. Đấy, tôi phải nói rõ là như vậy. Như vậy, với Trung Quốc, với Mỹ.
Với cái thứ ba là với cộng đồng ASEAN. Chúng ta không bao giờ bỏ được liên kết khối. Việt Nam là thành viên một trong mười quốc gia ASEAN, chúng ta phải dựa vào 3 trụ cột: một là kinh tế, hai là văn hóa xã hội và ba là quốc phòng an ninh. Thì đấy là 3 trụ cột để chúng ta gắn kết khối. Đấy là quan điểm chung. Thưa với các đồng chí, đối với người Mỹ, đối với Biển Đông, đối với Trung Quốc từ 3 quan điểm trên chúng ta thực hiện tốt 3 cái điều không được mất. Cái không được mất thứ nhất là cái chủ quyền và quyền chủ quyền. Chủ quyền và quyền chủ quyền là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm.
Xin thưa với các đồng chí năm 1077, trên sông Cầu đã vang lên: Sông núi nước Nam vua Nam ở, sách trời đã phân định rõ ràng, có sao chúng bay đến xâm phạm, chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Đây là khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền đầu tiên của đất nước chúng ta. Thế kỷ 13 có ông vua Trần Nhân Tông là một trong những ông vua anh minh của thời nhà Trần đã khuyên cáo và xin thưa với các đồng chí là ông ta nhắc lại tất cả các thần dân đất Việt và hôm nay tất cả các nguyên khí của quốc gia nước ta, xin thưa với các đồng chí, hiền tài là nguyên khí của một quốc gia, khí mệnh thì nước vượng cho nên hôm nay khí đang mạnh, nước đang vượng thì tôi xin đọc tuyên chiếu của ông Trần Nhân Tông để cho các nguyên khí quốc gia, mời các đồng chí nghe. Ông nói: “Các ngươi chớ quên, chính các nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo cho nên cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu hán”. Thế kỷ 13 vua Trần Nhân Tông đã nhắc chúng ta cái họa lâu đời của ta là họa Tầu hán. “Vậy nên các ngươi phải nhớ lời ta dặn: một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời cho con cháu mai sau”. Đấy là thế kỷ 13. Thế kỷ 15, sau khi thắng quân Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “Bình ngô đại cáo”: “Như nước đại Việt ta từ đó, vốn xưng nền văn minh đã lâu, sơn hà cư vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần xây nền độc lập, cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều hùng cứ một phương. Dẫu cường nghiệp có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có”. Do đó, đây cũng là chủ quyền và quyền chủ quyền. Mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, vua Quang Trung cũng nhắc: “Đánh cho tóc để dài, đánh cho răng để đen, đánh cho chúng chích luân bất phản, đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ, đánh cho thừa nhận nước Nam anh hùng đã có chủ”. Ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập cũng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác cũng khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền. Trong cái việc tổng mưu chính hải giám của Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 2 và Vicking 2 của chúng ta thì Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại đảo Cô Tô của Quảng Ninh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Nha Trang cũng khẳng định nhân dân Việt Nam rất ưa chuộng hòa bình nhưng quyết tâm mang toàn bộ sức mạnh của dân tộc mình để bảo vệ toàn bộ chủ quyền của biển đảo chúng ta.
Như vậy điều thứ nhất không được mất là chủ quyền và quyền chủ quyền. Điều thứ hai không được mất đó là môi trường hòa bình, thứ hai và thứ nhất lại mâu thuẫn với nhau cho nên xin thưa với các đồng chí không được mất chủ quyền và quyền chủ quyền nhưng phải ưu tiên tối thượng là giữ được môi trường hòa bình. Trong tình hình hiện nay phải giữ được môi trường hòa bình. Để xảy ra chiến tranh, xin thưa với các đồng chí vất vả lắm. Đây các thầy biết rồi đất nước chúng ta đang bộn bề công việc, nào là Nghị quyết trung ương 3 tổ chức lại nền kinh tế, Nghị quyết Trung ương 4 một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, Nghị quyết Trung ương 5, 4 kết luận và một nghị quyết, đang rất nhiều vấn đề, đang phải chống một loại giặc, mà là giặc vô hình nhưng rất tác hại đó là giặc nội xâm. Bây giờ báo cáo các đồng chí, rất nhiều người hỏi tìm được người bệnh rồi, bốc được thuốc rồi nhưng mà ai uống thuốc đầu tiên? Tìm được người bệnh rồi, bốc đúng thuốc rồi, bảo người bệnh uống nhưng người bệnh lại không uống. Khó thế! Báo cáo các đồng chí như vậy. Nên xin thưa với các đồng chí, nội trong đất nước chúng ta, kinh tế vĩ mô thì vậy, kinh tế vi mô thì vậy, đối nội thì vậy, đối ngoại thì vậy cho nên bây giờ ưu tiên tối thượng phải giữ được môi trường hòa bình.
Tôi xin báo cáo với các đồng chí, không biết các thầy thế nào chứ tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại lắm, anh em đi Trung Quốc được không, anh em có đánh nhau hay không v.v… Tôi bảo cứ đi chứ, sang đấy có sâm tốt thì cứ mua về chứ, việc gì mà không đi. Việc nào ra việc ấy. Tôi xin thưa với các đồng chí mặc dù chân họ đá nhưng ta phải biết ta tránh. Cho nên cái không được mất thứ hai là môi trường hòa bình. Cái không được mất thứ ba đó là mối tình đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này thì có người bĩu môi, có người chưa đồng tình. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự, cứ bảo tư tưởng nước lớn, họ nước lớn ,không phải tư tưởng, thật sự! Trong chiều dài lịch sử trên dưới 20 lần họ xâm lược chúng ta cơ mà. Các đồng chí  học [lớp] “Đối tượng 2″, tôi còn mời các đồng chí xem chiến tranh tháng 2 năm 79 thế nào. Các thầy còn được xem cụ thể hình ảnh, diễn biến ra sao vì hồi tôi còn trong Viện còn nhiều thông tin, mà được cung cấp đầy đủ, cho nên tôi phải nói rõ với các thầy như vậy. Cho nên ta không phải như  con thuyền, ta không phải là một căn hộ, không thích ở Mỹ Đình thì sang Linh Đàm, không thích Linh Đàm thì về Trung Hòa Nhân Chính, không phải thích ở sông Hồng thì ra sông Mã mà ở. Xin thưa, lịch sử giao chúng ta như vậy, nhớ lời dặn của các cụ ngày xưa: “Thứ nhất cận thân, thứ nhì cận lân”“Vắng anh em xa mua láng giềng gần”, rồi “Bán anh em xa mua láng giềng gần”“Vắng anh em xa có láng giềng gần”. Ta phải chấp nhận.
Cho nên ta phải học tập cha ông chúng ta. Báo cáo các đồng chí, một câu chuyện mà lịch sử mà đã dạy cho chúng ta nhắc nhở thời nhà Lê chém tên Liễu Thăng, tên Liễu Thăng là một tướng mang 10 vạn quân để viện trợ cho quân Thông. Nhà Lê chém chết nhưng sau đó nhà Lê hàng năm vẫn đúc một cái tượng bằng vàng bằng cái đầu Liễu Thăng sang cống nạp để làm sao hòa hiếu giữ cho muôn đời không phải chiến tranh. Tất nhiên bây giờ ta không phải cống nộp như vậy, ta bình đẳng nhưng ta phải khẳng định rất rõ ràng như 3 cái không như vậy. Bốn cái tránh. Tránh đối đầu quân sự vì đối đầu quân sự dẫn đến chiến tranh, tránh thứ hai là đối đầu toàn diện. Báo cáo các đồng chí hiện nay Bộ Giáo dục đào tạo, ngày 11 đến ngày 15 tháng 10 năm 2011 vừa qua, Tổng Bí thư ta sang thăm Trung Quốc theo lời mời của ông Hồ Cẩm Đào – Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc. Ta vẫn ký hợp tác giáo dục đào tạo với Trung Quốc cơ mà. Cho nên ta phải nói là ta tránh đối đầu quân sự, tránh đối đầu toàn diện. Cái tránh thứ ba đó là tránh bị bao vây cô lập. Người Trung Quốc họ ngoại giao khác chúng ta, báo cáo các đồng chí tôi nói một câu chuyện. Khi ông Hồ Cẩm Đào đi sự Hội nghị APEC năm 2011 qua 10 nước Châu Phi, mời 10 nguyên thủ Châu Phi sang thăm Bắc Kinh, thăm viếng chơi bời xong xuôi, ông Hồ Cẩm Đào ký một cái quyết định viện trợ cho không 10 nước này 16 tỷ đô cơ mà. Họ nói nhưng họ làm. Họ nói nhưng họ cho luôn. Bây giờ ta có người em: em em em làm cho anh cái này, đứa em nó cũng ngoan: vâng, em làm. Nhưng mà giả sử chúng ta cho nó một ít tiền và em làm cho anh cái này và ta cho luôn thì nó hăng hái hơn. Ta phải thấy rõ như vậy. Cho nên họ ngoại giao bây giờ, ngoại giao bằng sức mạnh. Và tôi xin thưa, nếu chúng ta đọc một số tạp chí trên mạng, An ninh thế giới, thì hiện nay nhiều quốc gia đặc biệt là Châu Phi họ đang đánh giá Trung Quốc là một dạng thực dân kiểu mới, đang tàn phá đất nước Châu Phi rất lớn. Và đất nước chúng ta xin thưa các đồng chí …(không nghe rõ) không được bị bao vây cô lập.
Và cái không thứ tư đó là không được lệ thuộc vào nước ngoài. Tránh thứ nhất là đối đầu quân sự , tránh thứ hai là đối đầu toàn diện, tránh thứ ba bị bao vây cô lập, và tránh thứ tư lệ thuộc nước ngoài, 3 không 4 tránh. Hành động đấu tranh kiên quyết, kiên quyết đỉnh cao là báo cáo các đồng chí, đồng chí Tổng Bí thư của chúng ta sang tận bên kia nói rõ, và nói rõ với Hồ Cẩm Đào rằng: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý, các đồng chí không nhất trí, tôi với các đồng chí cùng ra tòa quốc tế. Tòa án quốc tế xử lý như thế nào thì tôi chấp nhận như thế. Tổng Bí thư ta đã khẳng định như vậy đấy. Như vậy là rất kiên quyết rồi, không có úp mở gì cả, ta không có né không có tránh gì cả. Và vừa rồi cuộc đấu tranh mới nhất là Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc đã trả lời rất rõ: vấn đề đó là của Việt Nam. Kiên quyết nhưng phải kiên trì. Báo cáo các đồng chí bảo bây giờ ta đòi lại Hoàng Sa là rất khó, bây giờ nó đã chiếm nó đã xây như trên bảo đòi là rất khó nhưng ta vẫn phải đòi. Báo cáo các thầy, bây giờ tôi đi giảng các nơi tôi bảo các cụ cao tuổi gần về với tổ tiên dặn sổ đỏ để đâu, tiền để đâu, vàng để đâu nhưng phải dặn thêm rằng là con cháu dòng họ chúng ta phải cùng với nhân dân cả nước góp phần để đòi được Hoàng Sa, đòi một phần của Trường Sa nữa, phải đòi chứ. Kiên quyết, kiên trì, khôn khéo. Khôn khéo nghĩa là đừng để xảy ra chiến tranh, đừng để va chạm, cứ tránh đã. Cha ông ta đã dạy: Tránh voi không xấu mặt nào. Cứ tránh đi đã, còn khi nào không tránh được thì ta phải khẳng địng: dù rằng đời ta thích hoa hồng, khi nào kẻ thù buộc ta ôm cây súng. Phải nói rõ là như vậy chứ, đúng không? Phải tránh. Kiên quyết, kiên trì, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích và phải kiên định, đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Tôi cũng xin thưa với các đồng chí nhân chỗ này, nhân buổi thông tin hôm nay tôi cũng phải nhắc nhở.
Xin thưa với các đồng chí từ năm 2007 đến nay trên địa bàn Hà Nội, đây là thông tin của đồng chí Đại tá Tiến sĩ Bạch Thành Định – phó Giám đốc công an Hà Nội vừa mới hội thảo hôm qua với chúng tôi. Tôi cũng xin thông tin cho các đồng chí biết. Năm 2007 chúng ta có 4 đợt, 4 cuộc biểu tình diễn ra chống Trung Quốc. Năm 2007 có 2-3 cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 9-12, 16-12, và ngày 23-12, thành phần chủ yếu là các trường, một số sinh viên của một số trường đại học, thành phần chủ yếu là một số sinh viên của một số trường đại học, xin phép không nêu tên cụ thể ra. Không tôi nêu tên các đồng chí lại bảo em có đâu, trường tôi có đâu, phức tạp lắm. Tôi cứ nói rõ là như thế còn trường nào có thì xin thưa với các đồng chí phòng sinh viên phải quản lý. Thì hiện nay sinh viên của chúng ta là các trường đại học, các đồng chí cứ bảo anh nói là thế nọ thế kia, quản lý hiện nay khác với những năm các thầy học, các thầy là sinh viên, khác với thế hệ tôi năm 69-70 là sinh viên. Thời đó, chúng ta ở ký túc xá phòng sinh viên quản lý 100%, bây giờ phòng sinh viên chỉ quản lý một phần thôi còn chủ yếu các cháu ở là tự túc. Báo cáo các đồng chí khẩu hiệu của họ là gì: Bảo vệ tổ quốc, Hoàng Sa – Việt Nam, Trường Sa – Việt Nam, Hoàng Sa – Trường Sa là máu thịt của Việt Nam v.v… Rồi họ hát những bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ”, “Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi” v.v…
Đặc biệt năm 2011 có 11 cuộc biểu tình bất hợp pháp, bắt đầu là hoạt động tự phát của học sinh, sinh viên một số trường đại học, cao đẳng. Báo cáo các đồng chí đây nguyên nhân đều là từ học sinh, sinh viên cả, từ các trường đại học cả. Đây là các thầy, các “lãnh tụ”, các thầy ở đây phải nắm được cho, phát tán lời kêu gọi xuống đường biểu tình trước Đại sứ quán, trên Internet. Báo cáo các đồng chí họ nói ra là ưu tiên yêu nước, phản đối Trung Quốc đặc biệt là có một số những người đã từng, tôi xin thưa với các đồng chí, có thể đang công tác, có thể là đã về hưu thì tôi không nắm rõ, có lẽ các thầy nắm rõ hơn. Ví dụ như là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Giáo sư Nguyễn Đông Yên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà văn Nguyễn [Phạm] Xuân Nguyên, Giáo sư Huệ Chi v.v… đấy, cũng tham gia. Tôi xin nêu ở đây để các thầy nghiên cứu. Báo cáo các đồng chí, tình hình rất phức tạp ở chỗ ví dụ ngày 18 tháng 9 năm 2011 nhằm thử phản ứng của Chính quyền Hà Nội có khoảng 20 người chia thành từng nhóm tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm để thăm dò trực tiếp, duy trì phản động tụ tập. Đáng chú ý là ngày mùng 9, 9h sáng ngày 16 tháng 10 năm 2011 đối tượng là Bùi Thị Minh Hằng ở Bà Rịa – Vũng Tàu cùng 17 người tụ tập ở Đền Ngọc Sơn có hành vi la hét, chửi bới, lăn ra đường vu cáo bị ăn cướp lắc vàng rồi v.v…, cắt máu tự tử v.v… làm hành động rất phức tạp.
Năm 2012, từ ngày mùng 1 tháng 7 đến nay có 4 cuộc biểu tình bất hợp pháp. Tôi phải nói rõ luôn, lời kêu gọi biểu tình, nội dung là kêu gọi tuần hành chống Trung Quốc, ủng hộ Luật biển Việt Nam v.v… và v.v… Xin thưa với các đồng chí có người còn ngang nhiên trên trang facebook …(không nghe rõ) lời kêu gọi biểu tình để đòi kiến nghị cách chức ông nọ, kỷ luật ông kia v.v… Xin thưa với các đồng chí, đây là việc làm của một bộ phận ít sinh viên thôi, chứ đại bộ phận học sinh, sinh viên của chúng ta là tốt. Và số này rất ít thôi nhưng nó đang lợi dụng vấn đề này để mà gây rối, yêu nước nhưng mà phải đúng lúc. Tôi bảo với các đồng chí, mấy vị biểu tình ấy viết đơn tình nguyện ra Hoàng Sa, Trường Sa đi xem có đi không hay lúc đó lại kêu em đau khớp, kêu em đau dạ dày. Báo cáo các đồng chí chỉ cần ngồi tàu từ đây ra đảo gần nhất của Trường Sa thôi mất 3 đêm 4 ngày rồi, không cần phải…(không nghe rõ). Nhưng nó cho mấy chục nghìn để thế nọ thế kia.
Xin thưa với các đồng chí, đây là vấn đề hết sức lưu ý. Và hiện nay bất cứ một quốc gia nào cũng thế, lực lượng thanh niên, lực lượng sinh viên là đội ngũ trí thức, là rường cột của quốc gia. Và các thế lực thù địch đang lợi dụng vấn đề này để kích động vấn đề này, để …(không nghe rõ) vấn đề này để làm sao gây rối được tình hình. Thông qua những buổi như này để kính mong các thầy, các đồng chí làm công tác quản lý sinh viên làm cho tốt. Còn xin thưa với các đồng chí sức mạnh quốc phòng của Việt Nam cũng có, ngoài ý chí của dân tộc chúng ta cũng tích cực mua sắm vũ khí. Hải quân hiện nay có 5 binh chủng, đấy tôi mời các đồng chí xem một số lực lượng hải quân của chúng ta, lực lượng sức mạnh của chúng ta. Sức mạnh quốc phòng của Việt nam xin thưa ta cũng có tên lửa S300… mà một số các đồng chí đã từng học ở Quốc phòng an ninh Đối tượng 2, Học viện Chính trị đến tận trung đoàn xem S300 rồi, qua 23 đến S300 rồi. Khóa của tôi nhớ là khóa thầy Hinh, thầy Hinh – Hiệu trưởng trường ĐH Y đã đến xem S300 rồi. Rồi chúng ta là cũng có SU27, rồi SU30, rồi SU30, MK2 đủ cả. Chúng ta có đủ các loại xe tăng, xe thiết giáp, đủ. Chúng ta có đủ các loại tên lửa, các tàu, mua cả tàu tên lửa hộ tống. Rồi chúng ta có cả tàu ngầm, sắp tới sẽ có tàu ngầm, đầy đủ, 2014 (tiếng hội trường cười cười ồn ào). Nhưng mà xin thưa với các đồng chí những cái đó để bảo vệ tổ quốc thôi chứ không phải những cái đó để mà đi làm việc nọ việc kia. Tốt nhất là có để mà xin thưa với các đồng chí để thực hiện quyền tự vệ mà tốt nhất là không phải dùng. Mà tôi phải nói, mua những cái đó nhưng không phải dùng là tốt nhất. Còn dùng thì xin thưa với các đồng chí là vạn bất đăc dĩ. Như vậy là tôi phải nói với các đồng chí biết là tình hình đất nước của chúng ta hiện nay chúng ta đang triển khai rất nhiều vùng biển. Tình hình Biển Đông, nói là Biển Đông nhưng xin thưa với các đồng chí chưa hề lúc nào yên ổn cả bởi vì tất cả đều là từ lợi nhuận quốc gia dân tộc, từ vấn đề nọ vấn đề kia. Cho nên xin thưa với cả các đồng chí, trong tất cả những vấn đề đó tôi muốn nói với các đồng chí là đây là một vấn đề mà chúng ta phải đặc biệt lưu ý cho để làm sao trong công tác quản lý tổ chức của chúng ta, để làm sao chúng ta quản lý được con người, chúng ta quản lý được tất cả người của chúng ta. Và hy vọng rằng thông qua buổi học tập này, không phải gọi là học tập, mà là buổi thông tin này để chúng ta nắm vững hơn những thông tin cơ bản của Đảng để chúng ta lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ học sinh, sinh viên trong quyền hạn của mình. Tôi báo cáo các đồng chí, một số khóa mời tôi, một số trường đại học, tỉnh nọ tỉnh kia mời tôi đi thì tôi cũng phải đi chứ. Các đồng chí là tôi nghe thầy nói thế tôi mời thầy đi là tôi phải đi thôi. Cho nên xin thưa với các đồng chí là chúng ta nắm được tình hình như vậy để làm gì, với các đồng chí với nhãn quang chính trị, với tư duy sâu sắc, với am hiểu về mặt tri thức chắc chắn chúng ta sẽ có lòng tin và củng cố lòng tin. Và thông qua lòng tin của các đồng chí thì sẽ góp phần, một là sẽ lãnh đạo, hai là chỉ đạo những cán bộ học sinh, sinh viên chủ quyền của mình để chúng ta làm tốt những vấn đề mà thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
Trước mắt là chúng ta phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng chúng ta, sự điều hành của Chính phủ, cố gắng làm sao đừng để cho những vấn đề gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Và hôm nay các đồng chí nào tự ái thì tôi cũng mạnh dạn, nếu trường đại học nào còn để sinh viên tham gia biểu tình bất hợp pháp trước hết khuyết điểm thuộc về các đồng chí Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường đó, trước hết thuộc về Bí thư Đảng ủy – phòng quản lý sinh viên của trường Đại học đóNếu để cho công an thành phố Hà Nội hoặc v..v… người ta giữ sinh viên của mình, người ta điện mời thầy nọ mời thầy kia, ở trường nọ ở trường kia đến nhận sinh viên của mình thì đấy là khuyết điểm của chúng ta. Và tôi hy vọng rằng tất cả các thầy với trách nhiệm và với lòng tin của chúng ta, chúng ta sẽ không để những trường hợp đó xảy ra.
Kính thưa các đồng chí là trong khuôn khổ buổi chiều 2 tiếng đồng hồ như vậy, tôi thông tin, trước hết là rất cảm ơn các đồng chí và cuối cùng xin đề nghị các đồng chí một chữ thôi, đó là: đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng và đồng làm, phải làm thôi không có cách nào khác. Đồng tâm, đồng chí, đồng ý, đồng lòng, phải làm, làm nhiều hơn nói chứ đâu đó ta nói nhiều hơn làm, cái đó thưa các đồng chí đừng để nhân dân bảo chúng ta…(không nghe rõ) đừng có làm như vậy. Xin thưa với các đồng chí, nếu trong quá trình trình bày của tôi có gì chưa đáp ứng được thì trước hết xin cảm ơn các đồng chí, các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo và các đồng chí lượng thứ cho bởi vì sư phạm của tôi có mức độ nếu có gì sơ suất mong các đồng chí thông cảm. Xin cảm ơn! (vỗ tay)