ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Tuesday, October 2, 2012

Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện (1939 - 2012)






Di bút bản thảo Thi tập Hoa Địa Ngục của thi sỹ Nguyễn Chí Thiện





Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từ trần vào sáng ngày 1 Tháng 10, 2012. Ông đã trút hơi thở cuối cùng, bên cạnh Linh Mục Cao Phương Kỷ với các nghi thức xức dầu Thánh để ông trở thành một tín đồ Công Giáo theo ước nguyện trước sự chứng kiến của ông bà Bác Sĩ Trần Văn Cảo, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Trang, bà Lâm Thiên Hương, nhà văn Trần Phong Vũ.
Ông Nguyễn Chí Thiện đã từng gặp cha Chính Vinh, cha Nguyễn Văn Lý trong nhà tù.  Những kỷ niệm cũng như nhân cách của cha Chính Vinh, Linh Mục Lý đã gây ấn tượng sâu sắc thúc đẩy nhà thơ Nguyễn Chí Thiện chọn đức tin Công Giáo và lấy tên thánh là Thomas More.

Nhà văn Trần Phong Vũ, người đã vuốt mắt cho nhà thơ sau khi ông qua đời. Người đã luôn bên giường bệnh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Người anh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện từ Virginia tới Quận Cam đã không kịp gặp mặt em trước khi mất.


































Christ Cathedral
13280 Chapman Ave, Garden Grove, CA 92840
(714) 971-2141










Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông có hai người chị ở Việt Nam và một người anh đang ở sống ở tiểu bang Virginia.
Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm, trải qua nhiều nhà tù miền Bắc. Từ Hỏa Lò đến cả nhà tù Cổng Trời. Lần ra khỏi tù sau cùng của ông là ngày 28 tháng10, 1991.

Ông đã từng lẻn chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội cùng tập thơ và xin tị nạn chính trị, nhưng viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra ngoại quốc (*) và cho biết họ không thể giúp ông tỵ nạn chính trị được. Khi vừa bước ra khỏi trụ sở Tòa Ðại Sứ Anh thì ông bị công an CSVN bắt giữ  .

Về sau nhờ sự can thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật quốc tế, ông đã được quy chế tỵ nạn và đi Mỹ định cư tháng 1, 1995. 

Sau khi đến Mỹ, vào năm 2001 ông đã cho xuất bản truyện:
- Tập thơ Hoa Ðịa Ngục đã được dịch ra Anh, Pháp, Ðức và Hòa Lan ngữ.
- Hỏa Lò. 
- Hai Chuyện Tù (2008)

 (*) Vào năm 1980, người ta thấy xuất hiện ở hải ngoại một tập thơ không có tên tác giả, xuất bản bởi “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam”. Tập thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” mà tác giả là “Ngục sĩ” hay khuyết danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.

Tựa đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area Studies ấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.

Những bài thơ của ông trong tập Hoa Ðịa Ngục gây xúc động sâu xa trong tâm thức người đọc về cái đói, sự đày đọa ác độc, sự gian ác của chế độ Cộng Sản đối với con người.

Tập thơ thoát ra khỏi Việt Nam khi nhà thơ lén lút mang tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội và được Giáo Sư Patrick J. Honey thuộc đại học London sang Việt Nam Tháng Bảy năm 1979 và mang về. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời ngỏ:

“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.” 


HOA ĐỊA NGỤC   
Ngâm Thơ  Hoàng Oanh 
*********************************Embed Music - Listen Audio Files - **********************************



http://www.chinhnghiavietnamconghoa.com/HoiKyButKy/NguyenChiThien-TraiTimHong-TranPhongVu/index.html

Đêm Giữa Ban Ngày - HỒI KÝ Vũ Thư Hiên




Hồi ký "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên, con của ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của Hồ Chí Minh. 
"Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị " 1997, trang 263 - 265.
Vũ thư Hiên bị bắt 1967 và trả tự do 1976 ông bị tù oan trong vụ án "Xét lại".

Một tấn thảm kịch có tính cách tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức va rộng ra, của một thời đại... ( Trích đoạn trang 263 )

Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phia Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe.. 

- Con nhớ lấy chỗ nay, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phia trước 
- Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nến đạo đức và rộng ra, của một thời đạị..
Mắt cha tôi mờ đị Giọng ông đứt quãng. 
- Con không hiểu bố muốn nói gì... 
- Lúc này con không hiểu cũng được, hiểu bây giờ vừa sớm, vừa nguy hiểm. Việc của bố là đánh động tri nhớ của con, bắt nó ghi nhớ lại một lời nói không rõ ràng để đừng quên, sau này... Thôi ta về.

Trên đường về nhà, cha tôi không nói thêm lời nào nữa Tôi cũng không dám hỏi Nếu cha tôi đã không nói, có nghĩa là hỏi cũng vô ich.

Ông Nguyễn Tạo đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau: 
Bố anh không muốn kể vì vào thời câu chuyện xảy ra, bố anh không còn làm việc với bác Hồ nữa, bố anh mình không nắm rõ, không trực tiếp biết sự việc, không biết chi tiết, kể không đầy đủ, không khách quan. Hoặc giả, bố anh sợ anh biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh... Nhưng bố anh muốn có lúc anh sẽ viết ra Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng không ngoài ý đó.

- Bác biết ?

Ông gật đầu.

- Không phải mình tôi biết. Còn nhiều người biết. Những người trong nghành công an ở cấp vụ hồi bấy giờ đều biết cả...

- Vậy chuyện gi đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác?

- Một vụ án mạng oan khuất.

- Ở nơi bố cháu chỉ cho cháu?

- Ở đó. Một người đàn bà bị xe cán chết, nhưng không phải thế , mà là xác của người đó.

- Một hiện trường giả !!?

Ông thở dài, ngậm ngùi: 
Người đàn bà đó tên là Nông thị Xuân, quê ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chị Xuân này rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ...

- Thời gian nào, thưa bác?

- Sau khi hoà bình lập lại, khoảng năm 1955...

- Cùng được tuyển một lúc với chị Xuân, còn có hai người em gái chị ta, em họ, cũng là con cái gia đinh gốc cách mạng cả. Họ được bố tri ở trong một ngôi nhà ở Phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường Trần Quốc Hoàn tự đích thân đưa chị Xuân vào gặp Bác, sau đó lại đưa về...

- Mỗi lần như vậy chị ta ở lại bao lâu?

- Không chừng... Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm.. . Người đàn bà này rất được lòng Bác. Họ có với nhau 2 đứa con. Đứa con gái, con của chị, được Bác đặt tên là Trinh. Đứa sau, con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung.

-Về sau nay thằng Trung được Bác ủy thác cho ông Vũ Kỳ (*) chăm sóc, coi như con ruột... Có người nói chỉ có thằng Trung mới là con đich thực. Việc này tôi không rõ lắm. 

Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật được giữ rất kín.


Vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (sinh năm 1992) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (*), mất năm 2005; bên trái ông Kỳ là ông em ruột. Trung và vợ con ở phía phải


- Như vậy, có thể coi như Nông thị Xuân là Hoàng hậu cuối cung trong lịch sử Việt Nam? 

Ông cười chua chát: 
-Có thể coi là như vậỵ Và là Bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra những đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha... tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã như thể đó là những đưa con tội lỗi !!!

- Ai đã giết Nông thị Xuân?

- Đừng vội, cháu nghe đã. Hãy ghi nhận sự việc này: Vào một buổi sáng mùa hè năm 1961 hay 1960 nhỉ, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe cvn chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông thị Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn

- Tại sao lại Trần Quốc Hoàn?

- Bởi vì Nông thị Xuân là người thuộc một trong những cơ quan trung ương và sự việc xảy ra phải được báo cáo ngay cho Trần Quốc Hoàn biết. 

- Rồi sau đó thì sao?

- Chưa hết. Sau đó một cô em gái của Nông thị Xuân tức tốc trở về Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi lên trên sông Bằng Giang.... Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng với Nông thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra hàng quán gần đấy mua dầu đốt hay cái gì đó cũng mất tích luôn... Như vậy là cùng một thời gian, có thể là cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.

- Về những cái chết này không có ai điều tra hết?

- Không.

- Tại sao thưa bác?

- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để không có thể đụng tới.

- Trần Quốc Hoàn ?

Phải - ông thở dài - Tất cả những người biết việc này đều có lỗi với hương hồn chị Xuân và hai cô em. Tất cả đã cúi đầu trước guồng máy, trước uy tín của Đảng có thể bị mất đi bởi vụ bê bối này Mọi người đều lầm khi nghĩ như vậy..

- Vì sao Trần Quốc Hoàn giết bà Xuân?

-Đó là một câu chuyện dài :khi Bộ Nội Vụ, vì công tác bảo vệ, bố trí cho mấy chị em cô Xuân ở ngôi nhà của Bộ ở phố Hàng Bông thợ Nhuộm, thi chỉ vài người được biết họ là ai Trong ngôi nhà này không phải chỉ có mấy chị em cô Xuân mà còn có mấy gia đinh cấp vụ khác ở cùng. Thời gian trước khi cô Xuân bị giết ít lâu, Trần Quốc Hoàn thường tới đó. Việc Trần Quốc Hoàn tới thăm rồi cưỡng hiếp cô Xuan, cô em của cô Xuân biết, cô có nói lại cho người yêu của mình ở quê. Anh này về sau, khi cô ta bị giết nốt, xác nổi lên ở sông Bằng Giang rồi,anh ta đã có làm đơn tố cáo gởi Trung ương.

- Và Trung ương im lặng?

- Không phải anh ta gởi ngay lập tức, ngay lập tức thì anh ta cũng bị giết ngay, mà mãi,.... mãi về sau này.

- Cụ Hồ không có ý kiến về mấy cái chết oan khuất đó!! ?

- Có nhiều điều chúng ta không biết được. Tôi nghĩ thân phận Bác lúc ấy cũng tội nghiệp lắm. Biết nói với ai !!?  Với Lê Duẩn chăng? Hay Lê Đức Thọ? Hay nói thẳng với Trần Quốc Hoàn? Tôi nghĩ Bác Hồ là con người cũng biết đau khổ. Nhưng cái thế của Bác đã buộc Bác phải im lặng...

- Nghĩa là theo bác, ông Hồ không có lỗi? - Trong mấy cái chết oan nói trên?

Không.

- Nhưng sự im lặng trước cái chết của họ? Bỏ ra mối quan hệ tình cảm, chỉ nói tới cái chết oan khuất của những con người, với tư cách đồng bào thôi, có thể im lặng được không?

-Thế hệ các anh rất khắc nghiệt trong sự phán xét... Ông thở dài

-Tôi hiểu các anh. Các anh vô can. Các anh chỉ nhìn thấy một lẽ công bằng, đòi phải có nơi ĐẢNG, nhưng có nên như vậy không? Hay là cần phải độ lượng hơn với sự yếu đuối của con người. Dù họ có là ai đi chăng nữa...

Hồi ký "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên, con của ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của Hồ Chí Minh. "Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị " 1997, trang 263 - 265.
Vũ thư Hiên bị bắt 1967 và trả tự do 1976 ông bị tù oan trong vụ án "Xét lại".






Theo tác giả Nguyễn Minh Cần, lúc xảy ra vụ án ông là Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tương đương với Phó thị trưởng), thì Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng bộ Công An chính phủ Hà Nội, nhiều lần đến nhà bà Xuân để hãm hiếp bà từ ngày 6/2/1957, và cuối cùng đã giết bà Xuân ngày 11/2/1957, bằng cách cho người đánh búa vào đỉnh đầu (theo khám nghiệm của bác sĩ), rồi quăng xác ở dốc Cổ Ngư. 

Điều nầy chứng tỏ thẩm quyền tối cao về chính trị tại Hà Nội lúc đó, hoặc Hồ Chí Minh, hoặc bộ chính trị trung ương đảng, hoặc cả hai bên, đã quyết định thanh toán bà Xuân, khi bà nầy muốn công khai hóa mối liên hệ giữa bà với ông Hồ, và đòi chính thức nhìn nhận đứa con, nên Trần Quốc Hoàn mới dám làm hỗn với bà Xuân trước khi giết. Người chứng kiến việc chị mình bị hãm hiếp và bị đem đi giết chết là cô Vàng, cũng bị thủ tiêu khoảng ngày 2 hay 3/11/1957.(19) 

Sau khi bà Xuân qua đời, Nguyễn Tất Trung mới một tuổi, mồ côi mẹ, được Dì là cô Vàng nuôi , nhưng rồi Trung bị bắt đem đi gởi cho Nguyễn Lương Bằng (1904– 1979), bí danh Sao Đỏ, một lãnh tụ cộng sản Việt Nam. 

 Nguyễn Lương Bằng (ngồi giữa) ở miếu Đá Chông ngày 23/2/1958 

Năm bé Trung năm tuổi (1961), người ta lại chuyển cho tướng Chu Văn Tấn nuôi. Chu Văn Tấn cùng sắc tộc Nùng với bà Xuân, là kẻ đứng ra tổ chức đơn vị cứu quốc quân đầu tiên của cộng sản ở vùng rừng núi Việt Bắc. Khi ông Hồ qua đời ngày 2-9-1969, thư ký kiêm cận vệ của ông Hồ là Vũ Kỳ nhận Trung làm con nuôi và đổi tên là Vũ Trung.(20) 

Em gái của cô Xuân tên là Vàng , và một em gái con cậu ruột là Nguyệt. Cả ba được sắp đặt sinh sống trong ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm,gần đường Quang Trung, Hà Nội.

Vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (sinh năm 1992) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (*), mất năm 2005; bên trái ông Kỳ là ông em ruột. Trung và vợ con ở phía phải

 Ngôi nhà số 66 phố Hàng Bông.



Trần Quốc Hoàn (Chưa xác định được vị trí trong hình)



Vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên viếng mộ của tướng Chu Văn Tấn. 
Thượng tướng Chu Văn Tấn người dân tộc Nùng ở Bắc Sơn, 
Tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu Việt Bắc, Phó chủ tịch Quốc hội, sinh năm 1910, mất năm 1984, bị lột hết chức vụ năm 1978 vì '' tội'' làm gián điệp cho Tàu
Vợ chồng Trung và Duyên bên dòng suối ở Hang Pắc Bó - Cao Bằng
Bức thư tố cáo vụ án của Vợ chồng Nguyễn thị Vàng
(Lưu giữ tại văn phòng Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam)
Cao Bằng ngày 29 tháng 7 năm 1983. 
Kính gởi Ông Nguyễn hữu Thọ Chủ tịch quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 
Tôi là một thương binh đã 25 năm nay vô cùng đau khổ, không dám hé răng với ai. Không phải chỉ vì vết thương bom đạn, chiến tranh mà là một vết thương lòng vô cùng nhức nhối. Nay tôi xắp được từ giã cái xã hội vô cùng đen tối này đi sang thế giới khác, tôi phải chạy vạy rất khó khăn mới viết được bức thư này lên Chủ tịch, hy vọng ông còn lương tri, lương tâm đem ra ánh sáng một vụ bê bối vô cùng nghiêm trọng tàn ác, mà người vợ chưa cưới của tôi là một nạn nhân. Nay tôi hy vọng những tên hung thủ được lột mặt nạ trước công chúng, không để cho chúng ngồi trên đầu trên cổ nhân dân. 
Nguyên từ năm 1954 tôi có người yêu tên Nguyễn thị Vàng, 22 tuổi quê làng Hà Mạ, Xã Hồng Việt, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Cô Vàng có người chị họ là Nguyễn thị Xuân, tên gọi trong gia đình là cô Sang tức Minh Xuân. Tôi nhập ngũ đi bộ đội cuối năm 1952. Cô Vàng và cô Xuân tình nguyện vào công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Ðược mấy tháng sau ông Trần Ðăng Ninh, Tổng cục trưởng Tổng cục hậu cần mấy lần đến gặp cô Xuân. Ðầu năm 1955 thì đem xe tới đón về Hà Nội, nói là để phục vụ Bác Hồ. Ðược mấy tháng sau thì cô Xuân cũng xin cho cô Vàng về Hà Nội, ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm với cô Xuân và cô Nguyệt con gái ông Hoàng văn Ðệ cậu ruột cô Xuân.
Ðã luôn 2 năm tôi chỉ được tiếp thư chứ không được gặp cô Vàng, người yêu của tôi. Nhưng khoảng tháng 10 năm 1957 tôi bị thương nhẹ được đưa về điều trị tại bệnh viện Huyện Hoà An. Chúng tôi vô cùng sung sướng lại được gặp nhau. Trong một tuần lể cô Vàng kể lại mọi nỗi đau xót cô đã gặp phải cho tôi nghe. Tôi xin ghi lại tỉ mỉ những lời cô Vàng tâm sự với tôi, mà không bao giờ tôi có thể lãng quên đi được. Vàng kể: 
Ðầu năm 1955 cô Xuân được về gặp Bác Hồ. Bác Hồ định lấy cô Xuân làm vợ chính thức. Mấy tháng sau chị Xuân xin cho em cùng về ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, Hà Nội. Còn tầng dưới thì cho ông Nguyễn Quý Kiên, Chánh văn phòng Thủ tướng phủ ở. Vì các lãnh đạo không cho chị Xuân cùng ở với Bác trên nhà chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng bộ Công an trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về ở 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của Công an.
Cuối năm 1956 chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Em có nhiệm vụ bế cháu. Ông Bộ trưởng Công an có nhiệm vụ quản lý chị Xuân nên thường đến luôn. Nhưng một buổi tối vào khoảng mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957, ông Hoàn tới, ngồi nói chuyện vu vơ một tí rồi nắm tay chị Xuân, kéo vào một cái buồng xép, từ cầu thang đi lên, vật chị Xuân lên một cái giường nhỏ, định hãm hiếp. Chị Xuân bị nhét khăn vào miệng nhưng vẫn ú ớ la lên. Em hoảng sợ la tru tréo. Còn chị Nguyệt sợ quá, rúm người lại ngồi một góc tường. Nghe tiếng cửa sổ nhà dưới xô xầm vào tường, lão Hoàn bỏ chị Xuân ra, rút khẩu súng lục trong túi áo hoa lên nói to: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết”, rồi hầm hầm chạy xuống thang ra ô tô chuồn.
Chị Xuân thất thểu đi ra khóc nức nở, ôm choàng lấy em. Em hỏi nó nắm tay chị, sao chị không văng vào mặt nó để nó dắt đi? Chị Xuân vừa nức nở vừa nói: Ðau khổ nhục nhả lắm. Chị phải nói hết để các em tha tội cho chị. Từ hôm chị mới về nhà này, có một bà già độ 60 tuổi ở một buồn dưới nhà, vợ một cán bộ Công an đã chết, lên thân mật nói chuyện với chị rằng: Sao cô ở đây một mình? Bạn đàn bà để tôi nói thật cho cô biết. Cái lão đem cô về đây là một tên côn đồ lưu manh, dâm ô tàn ác vô kể. Tôi xin kể một vài chuyện cho cô nghe. Ông Lương Khánh Thiện, một Uỷ viên Trung ương, bị đế quốc Pháp giết có con gái tên là Bình. Chị Ðường, vợ anh Thiện đem con gái gởi bác Hoàn nhờ bác tác thành cho. Lão Hoàn đã hiếp nó, nó chửa rồi chọn một tên lưu manh vào làm Công an để gả cô Bình làm vợ. Lão lại đem một cô gái có nhan sắc nhận là cháu, cũng hiếp cô gái này cho tới chửa, rồi giết chết quăng xác xuống hồ Ha Le để khỏi mang tiếng. Cán bộ Công an nhiều người biết chuyện của nó, nhưng không ai dám hở răng, vì sợ lão vu cho tội gì bắt giam rồi thủ tiêu. 
Nghe chuyện đó chị cũng khủng khiếp, nhưng lại nghĩ là nó đối với mọi người khác, còn đối với mình thì nó đâu dám. Nhưng chỉ được mấy hôm sau chị nghe tiếng giầy đi nhè nhẹ lên gác, chị chạy ra thì thấy nó đi lên nhếch mép cười một cách xõ lá. Nó chào chị rồi đi thẳng vào nhà, nó ôm ghì lấy chị vào lòng rồi hôn chị.
Chị xô nó ra nói:
“Không được hỗn, tôi là vợ ông chủ tịch nước”.
Nó cười một cách nhạo báng:
“Tôi biết bà to lắm nhưng sinh mệnh bà nằm trong tay tôi”. 
Rồi nó lại nói: “Sinh mệnh tất cả dân tộc Việt nam, kể cả bố mẹ anh chị nhà bà cũng nằm trong tay tôi. Tôi muốn bắt ở tù, thủ tiêu đứa nào tuỳ ý. Và tôi nói cho bà biết cụ già nhà bà cũng không ngoài tay với của tôi”.
Rồi nó rút khẩu súng lục dí vào ngực chị.
Chị ngồi xụp xuống ghế nói:
“Anh cứ bắn đi”.
Nó cười khì khì:
“Tôi chưa dại gì bắn. Tôi tặng bà vật khác”.
Nó dắt súng vào túi quần rồi rút ra một sợi dây dù to bằng chiếc đũa, đã thắt sẳn một cái thòng lọng. Nó quàng cái tròng vào cổ chị rồi kéo chị đi lại cái giường kia, đẩy chị nằm xuống, rồi đầu sợi giây nó buộc vào chân giường. Chị khiếp sợ run như cầy sấy.
Nó nói: “Bây giờ bà muốn chết tôi cho bà chết”.
Rồi nó lột hết quần áo chị, nó ngồi xuống nó ngắm nghía ngâm nga: 
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Phẩm tiên đã đến tay phàm,
Thì vin cành quýt cho cam sự đời. 
Rồi nó nằm đè lên hiếp chị. Chị xấu hổ lấy tay che mặt.
Nó kéo tay chị nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già mà còn vờ làm gái”.
Xong nó cởi thòng lọng cho chị, rồi nó ngồi bên chị tán tỉnh hàng giờ:
“Anh thương em lắm. Người ta gặp hạnh phúc phải biết hưởng hạnh phúc. Nếu em thuận tình thì muốn gì cũng có”.
Nó đeo vào tay chị một chiếc nhẫn vàng, chị đã ném vào nhà xí.
Nó lại dặn: “Việc này phải tuyệt đối bí mật, nếu hở ra thì mất mạng cả lũ và tôi nói cho cô biết ông cụ tin tôi hơn cô”.
Rồi từ đó chị biến thành một thứ trò chơi của nó. Thấy bóng dáng nó chị như một con mèo nhìn thấy con cọp, hồn vía lên mâỵ Nó muốn làm gì thì tuỳ ý nó. Trong mấy tháng trời chị tính quẩn lo quanh, không biết tâm sự với ai mà không làm sao thoát khỏi nanh vuốt của nó. Nhớ lại lời nói của bà già, chị liền xin bác cho hai em về đây, mong tránh được mặt nó. Nhưng những hôm Công an gọi các em đi làm hộ khẩu, đi làm chứng minh thư lâu hàng buổi là nó tới hành hạ chị. Nó bảo chị phải nói cho hai em biết. Phải biết câm cái miệng nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Hôm nay nó lại đây trắng trợn như vậy vì nó tưởng chị đã dặn hai em rồi. Bây giờ việc đã xẫy ra chị thấy rất nguy hiểm.
Em nói: “Hay là chị em ta trốn đi”.
Chị Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác, bây giờ đã có con trai, xin bác cho mẹ con ra công khai”.
Bác nói: “Cô xin như vậy là hợp tình, hợp lý. Nhưng phải được Bộ Chính Trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê Ðức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa”.
Mấy tuần trước Bác lại hỏi chị: “Các cô ở đó có nhiều người lạ tới thăm phải không?”.
Chị thưa: “Ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội. Còn bà con ở Cao Bằng không biết chị em ở đâu”.
Bác nói: “Không nhẽ ông Bộ Trưởng Công an nói dối”.
Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vu gì đó để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát khỏi tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại ba chị em chúng ta.
Chị Xuân lại nói: “chị bị giết cũng đáng đời, chị rất hối hận xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị”.
Em thấy nguy hiểm vì tên Hoàn đã nổi tiếng ở Bộ Công an là một tên dâm bôn vô cùng tàn ác. Ðến độ một tuần sau, vào 7 giờ tối ngày 11 tháng 2 năm 1957, ngày em còn nhớ như đinh đóng cột. Một chiếc xe com măng ca thường đón chị Xuân lên gặp bác Hồ, anh Ninh xồm, người bảo vệ Trần Quốc Hoàn chuyển lên bảo vệ Bác, vào gặp chị Xuân nói lên gặp Bác. Chị Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra đị Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên Công an Hà Nội đến báo tin chị Xuân gặp tai nạn ô tô chết rồi, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phủ Doãn. Em hốt hoảng đưa cháu cho Chị Nguyệt, ra lên xe Công an vào bệnh viện. Em không được vô nhà xác, họ nói còn mổ tử thi. Lên một phòng chờ em thấy trong phòng đã khá đông người: Công an, Tòa án, Kiểm sát viên.
Sau một tiếng, hai bác sĩ, một cán bộ Công an, một kiểm sát viên lên phòng chờ, đem theo một tờ biên bản đọc to lên cho mọi người nghe. Tử thi thân thể không có thương tích gì, thấy rõ không bị tai nạn ô tô và cũng không phải bị đâm chém đánh đập gì. Mổ tử thi trong cơ thể lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì. Da dầy không có thức ăn, không có thuốc độc. Tử cung không có tinh trùng biểu thị không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã xử dụng.
Em vô cùng đau khổ chạy về kể chuyện lại cho chị Nguyệt nghe để hai chị em cùng khóc. Ít lâu sau một cán bộ Công an đến bế cháu Trung đi, chúng em không được biết đem đi đâu. Rồi em thì được đi học một lớp y tá của khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên. Chị Nguyệt không biết họ cho đi đâu sống chết thế nào. Học mấy tháng thì em được chuyển về bệnh viện Cao Bằng, em khóc luôn, họ cho là em bị thần kinh nên cho về đây điều trị. May lại được gặp anh kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết được vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng có hôm em thấy thằng Ninh xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít hôm họ tuyên bố em bị thần kinh được chuyển về điều trị tại Hoà An. 
Tôi chỉ được gặp Vàng em tôi có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957 cô Vàng đi về thăm ông cậu Hoàng văn Ðệ. Hung thủ đi theo rồi giết chết em tôi quăng xác xuống sông Bằng Giang đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở cầu Hoàng Bồ. Tôi được tin sửng sốt chạy về cầu Hoàng Bồ thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồị Nghe dư luận xôn xao bị đánh vở sọ, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Tôi đâm bổ về Hà Nội liên lạc được với một cậu bạn cùng học làm việc ở Toà án Hà Nội. Tôi kể vụ án em tôi bị giết thì bạn tôi sao cho tôi một bản Công Văn Viện Kiểm sát hỏi toà án về vụ em tôi và cô Xuân bị giết. Tôi xin sao bản văn đó trình ông để tiện việc điều trạ Vụ này nhiều người bị giết. Cô Xuân, vợ cụ Hồ Chí Minh, cô Vàng, vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở Trường y tá Thái Nguyên nghe chuyện Vàng kể đi nói chuyện lại cũng bị giết lây. 
Mấy chục năm nay tôi tim gan thắt ruột, nghĩ cách trả thù cho em tôi nhưng sức yếu thế cơ đành ngậm hờn chờ chết. Theo Vàng dặn lại, tôi liên hệ với một số cán bộ về hưu Công an, kiểm sát họ cho tôi biết cậu Trung ngày đó đã được đưa về cụ Bằng nuôi. Ðộ 4, 5 tuổi thì gửi cho Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969 ngày Bác Hồ mất thì giao cho ông Vũ Kỳ, nguyên Thư Ký của Bác, nay là Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ chí Minh làm con nuôi. Vũ Kỳ có 2 con đẻ là Vũ Vinh và Vũ Quang, còn Vũ Trung là con nuôi; là con chị Xuân với Bác Hồ. Tôi một thương binh sắp đi qua thế giới khác, máu hoà nước mắt viết thư này nhờ một người bạn chí tình, thành tâm bảo vệ lẽ phải, đánh máy bức thư gởi tới trình ông. Mong ông lưu ý xét cho mấy việc:
1- Các ông sẵn lòng bảo vệ chân lý điều tra cho ra những đứa thủ mưu, thủ ác, chứ không truy xét những người có lương tâm phát hiện lũ tàn ác. 
2- Ở xã Hồng Việt bà con bạn hữu chị Xuân vào trạc tuổi 45 trở lên còn khá nhiều đều biết rõ ràng cô Vàng, cô Xuân, cô Nguyệt và chắc gia đình của cô Xuân còn khá nhiều di vật của cô Xuân. Nhưng tất cả mọi người đều khiếp sợ, không dám hé răng. Mong ông cho điều tra thận trọng, bí mật, vì việc điều tra này bị lộ thì cả lô bà con này bị thủ tiêu. 
3- Cậu Nguyễn Tất Trung còn sống khoẻ mạnh nhưng việc điều tra lộ ra thì cậu cũng dễ dàng bị thủ tiêu. Tên hung thủ lái xe đón bà Xuân đi giết là Tạ Quang Chiến hiện nay là Tổng cục Phó Tổng cục Thể dục Thể thao. Còn tên Ninh xồm thì chúng tôi không hiểu đã leo lên chức vụ nào rồi. 
Từ thế giới khác kính chúc Ngài nhiều hạnh phúc. 
Vợ chồng Nguyễn thị Vàng (Ký tên)





MỘT ÁN MẠNG XE CÁN....

Sau khi rời Hà Nội đi Moskva, theo học ở Trường đảng cao cấp của Trung ương đảng cộng sản Liên Xô hồi năm 1962, và nhất là sau khi tôi đã ra khỏi hàng ngũ đảng cộng sản hồi đầu tháng 6 năm 1964, trong lòng tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi một câu chuyện mà càng ngày tôi càng thấy rõ có cái gì đây đầy oan khuất, đầy mờ ám, rất là nghiêm trọng, mà bây giờ ở ngoài nước, trong hàng chục năm, lắm lúc tôi cảm thấy bó tay không thể nào tìm hiểu được. Chuyện thế này: hồi cuối những năm 50 đầu những năm 60, tôi là phó chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, thường ngày tôi xuống các cơ sở. Nhưng sáng hôm đó, tôi nhớ là vào đầu xuân, tôi phải đến thường trực tại Ủy ban, thì anh Nguyễn Quốc Hùng, ủy viên trong Ủy ban, phụ trách văn phòng, bước vào phòng tôi, hồi hộp nói: "Báo cáo anh có một việc xảy ra, có một người đàn bà bị xe ô tô cán ở đoạn đường Nhật Tân phía đi lên Chèm ..." Tôi đưa mắt nhìn Quốc Hùng, có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Ngạc nhiên vì trong óc tôi thoáng một ý nghĩ, xe ô tô cán người ở Hà Nội chẳng phải là chuyện gì hiếm, sao anh ấy lại báo cáo với mình. Tôi im lặng chờ đợi. Quốc Hùng nói tiếp: "Nhưng mà, anh à, theo sự điều tra thì không phải là xe cán người, mà làm ra vẻ xe cán người ..." Dừng lại một lúc, anh nói thêm: "Mà ... theo báo cáo thì chiếc xe ấy lới chạy từ Chủ tịch phủ ra ..." Mấy tiếng cuối cùng "từ Chủ tịch phủ ra" đã gây cho tôi một cảm giác thật mạnh. Nhưng lúc đó, thật ra, tôi không hề có mảy may ý nghĩ là việc này có liên quan gì đến vị Chủ tịch nước mà hồi đó, tôi chân thành kính yêu và tin tưởng. Một ý nghĩ thoáng qua trong óc: hay là bọn phục vụ ở Chủ tịch phủ đã làm bậy bạ cái gì đây với chị kia, rồi giết đi và bày trò cán xe ? Suy nghĩ một lúc, tôi nói: "Theo quyết định của Trên, mọi vấn đề thuộc về công an, tòa án thì do bí thư Thành ủy giải quyết, nhất là những chuyện có dính dấp đến Trên, việc này không thuộc thẩm quyền của Ủy ban hay Thành ủy, vậy hôm nay, anh đến gặp anh Tuyên báo cáo ngay anh ấy biết để anh giải quyết thì hơn."

Hôm sau, gặp lại, tôi hỏi thì Quốc Hùng cho biết: đã báo cáo rồi và anh Tuyên bảo anh sẽ trực tiếp làm việc với anh Thân (Lê Quốc Thân, hồi đó là giám đốc Sở công an Hà Nội, về sau được thăng chức thứ trưởng Bộ công an). Khoảng một tuần sau, nhân gặp Trần Danh Tuyên, bí thư Thành ủy kiêm phó chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố, tôi tranh thủ hỏi về vấn đề đó, thì anh ta lạnh lùng gạt đi: "Thôi, việc đó xong rồi". Biết là không thuận lợi cho một cuộc trao đổi cởi mở, nên tôi im ... Khi đã ở nước ngoài, trong nhiều năm tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện đó.

Hồi tháng 7 năm 1993, khi gặp nhà văn Vũ Thư Hiên, một người "cùng cảnh ngộ", tức là cùng bị dính vào "vụ án xét lại - chống đảng", đã sang được Moskva, tôi mới đem chuyện đó kể ra. Hiên bật người lên, vui mừng ra mặt, dường như anh được thêm một người nữa biết cái chuyện "thâm cung bí sử " này và chuyện tôi kể cho anh lới một lần nữa xác nhận điều mà cụ thân sinh của anh, ông Vũ đình Huỳnh, đã dặn dò anh. Hiên nói liền: "Nhưng không phải ô tô từ Chủ tịch phủ phóng ra đâu, anh ạ. Mà từ phố Hàng Bông Nhuộm đi lên Nhật Tân ..." Tôi đáp lới: "Chính là Quốc Hùng nói với tôi thế !" Rồi Hiên thủng thẳng tâm sự với tôi: "Có một hôm, ông cụ tôi bảo tôi lên xe, chúng tôi đi lên Hồ Tây, rồi theo đường Quảng Bá đi lên đường Nhật Tân, chỗ làng đào, anh biết chứ ?" Tôi trả lời theo kiểu dân Bắc: "Biết quá đi, chứ lị! Từ 51, tôi phụ trách ngoại thành cơ mà". Yên trí là tôi biết rõ địa thế vùng này, anh kể tiếp: Dừng xe lại, hai bố con ra xe, ông cụ dẫn anh đến một đoạn đường, hình như một bên có rặng ổi, rồi bảo: "Con ơi, con nhớ những lời bố dặn đây ! Tới đây, đánh dấu một vụ án mạng, một vụ oan khuất khủng khiếp mà Trần Quốc Hoàn (ủy viên Bộ chính trị, bộ trưởng công an) là chính danh thủ phạm. Con hãy ghi nhớ, khi có dịp thì nói lên sự thật ..."

Câu chuyện đại để thế này: có một chị nữ thanh niên người Nùng ở Cao Bằng, tên là Nông Thị Xuân, được đưa đến "phục vụ" Bác Hồ, cô đưa em là Nông Thị Vàng và một cô em họ nữa về Hà Nội. Sau đó, cô Xuân đẻ cho Bác một đứa con trai, được đặt tên là Nguyễn Tất Trung, và còn có tin đồn, một đứa con gái nữa, tên là Nguyễn Thị Trinh ... Thế rồi Trần Quốc Hoàn hiếp cô Xuân tại nhà phố Hàng Bông Nhuộm, sau đó giết chết, rồi bày trò xe ô tô cán người tới đường Nhật Tân để lấp liếm tội ác. Sau khi cô chị bị giết, cô em chạy về Cao Bằng, rồi cũng bị giết nốt để "bịt đầu mối", và người em họ cô Xuân cũng không thoát khỏi bàn tay đẫm máu của nó. Người yêu của cô Vàng đã viết thư tố cáo hung thủ.

Thật ra, những điều Vũ Thư Hiên kể tuy có rọi thêm vài tia sáng, nhưng vẫn chưa thỏa mãn được cái ý muốn tìm hiểu sự việc cụ thể của tôi, nên tôi vẫn tiếp tục cố làm sáng tỏ vấn đề này. Những năm gần đây, nhờ việc đi lại của người trong nước sang Nga được dễ dàng hơn, nên vài người đã kể cho tôi thêm những chi tiết rất có giá trị, bổ sung cho những điều tôi đã biết. Nhưng tất cả những điều đó chỉ là nghe lại của người này, người khác, không có chứng cứ nào, không có tài liệu cụ thể nào xác minh, giúp cho tôi được vững tin. May mắn là mới đây có một người quen cho tôi xem một tài liệu với nhiều chi tiết cụ thể xác nhận về cơ bản những điều tôi đã tìm hiểu được trong những năm qua. Sau khi cẩn thận xem xét kỹ tài liệu đó, tôi có thể tin tưởng ở tính chất chân thật của nó. Tài liệu gồm có một bức thư dài năm trang đánh máy của người chồng chưa cưới của cô Vàng đã bị giết, viết ngày 29 tháng 7 năm 1983 gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kèm theo một bức thư một trang của một số thương binh, bạ cùng chiến đấu với anh ta, không đề ngày (có lẽ là gửi cùng ngày ?), gửi ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, đồng gửi ông Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng CSVN, ông Phạm Văn Đồng, Chủ tịch HĐBT và ông Phạm Hùng, Phó Chủ tịch HĐBT, tố cáo hành vi tội ác của bọn hung thủ đã giết hai nhiều người vô tội. Nhưng có một điều rất "kẹt" cho tôi là anh bạn cho xem tài liệu lại dặn tôi đến hai lần "đừng công bố bản tài liệu," cho nên tôi không thể làm trái ý "người chủ" tài liệu.

Tuy nhiên, tôi mong rằng anh ấy sẽ nghĩ lại và tự anh hoặc nếu anh thấy không tiện cho mình thì giao cho một người nào khác sớm công bố toàn văn bản tài liệu đó để thực hiện ước nguyện của những người đã chết oan và của những người đã bất chấp nguy hiểm, "máu hòa nước mắt viết thư này" (lời trong thư). Phải nói rằng những người viết thư thật rất dũng cảm, đáng kính phục. Vì Chân Lý, người ta coi thường cái chết, khi viết những lời thật xót xa, đầy mai mỉa và thách đố đối với những kẻ cầm quyền và chế độ hiện tồn trong nước; những lời ấy vang lên như tiếng thét đau thương, ai oán, đã bị nhóm cầm quyền cộng sản dìm đi, bóp nghẹt trong hàng mấy thập niên rồi: "Chúng tôi, những thương binh đã đổ xương máu vì độc lập của quốc gia, tự do, công lý cho nhân dân, chúng tôi rất mong Ngài vì chân lý mà tìm ra hung thủ, xử lý thích đáng, treo cổ hung thủ công khai hoặc bí mật. Nếu trái lại, vì bè lũ, phải bao che cho hung thủ không trừng trị được bọn tàn ác này, thì chúng tôi xin phép Ngài phổ biến rộng rãi vụ bê bối này cho toàn thể thương binh và bộ đội biết để họ đổ xương máu bảo vệ NGAI VÀNG CỦA CÁC NGÀI. Và hơn nữa, chúng tôi sẽ tuyên bố vụ bê bối giết vợ Cụ HỒ CHÍ MINH này cho toàn thế giới biết để cả nhân loại tin tưởng vào chế độ ưu việt của các Ngài. Chúng tôi một số thương binh sống dở chết dở, vì vấn đề này mà các Ngài muốn bỏ tù hay thủ tiêu, chúng tôi không hề sợ, và có khi như vậy lại đỡ khổ cho chúng tôi."

PHƯƠNG MAI




HỒI KÝ - Đêm Giữa Ban Ngày 
  •   1Đêm Giữa Ban Ngày - Tự Bạch -    Vũ Thư Hiên
  •   2Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 1 - Vũ Thư Hiên
  •   3Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 2 - Vũ Thư Hiên
  •   4Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 3 - Vũ Thư Hiên
  •   5Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 4 - Vũ Thư Hiên
  •   6Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 5 - Vũ Thư Hiên
  •   7Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 6 - Vũ Thư Hiên
  •   8Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 7 - Vũ Thư Hiên
  •   9Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 8 - Vũ Thư Hiên
  • 10Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 9 - Vũ Thư Hiên
  • 11Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 10 - Vũ Thư Hiên
  • 12Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 11 - Vũ Thư Hiên
  • 13Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 12 - Vũ Thư Hiên
  • 14Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 13 - Vũ Thư Hiên
  • 15Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 14 - Vũ Thư Hiên
  • 16Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 15 - Vũ Thư Hiên
  • 17Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 16 - Vũ Thư Hiên
  • 18Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 17 - Vũ Thư Hiên
  • 19Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 18 - Vũ Thư Hiên
  • 20Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 19 - Vũ Thư Hiên
  • 21Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 20 - Vũ Thư Hiên
  • 22Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 21 - Vũ Thư Hiên
  • 23Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 22 - Vũ Thư Hiên
  • 24Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 23 - Vũ Thư Hiên
  • 25Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 24 - Vũ Thư Hiên
  • 26Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 25 - Vũ Thư Hiên
  • 27Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 26 - Vũ Thư Hiên
  • 28Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 27 - Vũ Thư Hiên
  • 29Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 28 - Vũ Thư Hiên
  • 30Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 29 - Vũ Thư Hiên
  • 31Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 30 - Vũ Thư Hiên
  • 32Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 31 - Vũ Thư Hiên
  • 33Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 32 - Vũ Thư Hiên
  • 34Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 33 - Vũ Thư Hiên
  • 35Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 34 - Vũ Thư Hiên
  • 36Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 35 - Vũ Thư Hiên
  • 37Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 36 - Vũ Thư Hiên
  • 38Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 37 - Vũ Thư Hiên
  • 39Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 38 - Vũ Thư Hiên
  • 40Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 39 - Vũ Thư Hiên
  • 41Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 40 - Vũ Thư Hiên
  • 42Đêm Giữa Ban Ngày - Chương 41 - Vũ Thư Hiên
  • 43Đêm Giữa Ban Ngày -  Lời  kết    -  Vũ Thư Hiên