ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Tuesday, October 9, 2012

"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" - Tội ác Hồ Chí Minh




172,008 và 500.000 thân nhân đã bị hồ chí minh và đồng đảng giết hại, cướp đoạt tài sản trong 
"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" miền Bắc 1946 - 1955.

 AUDIO (Giống như Video Clip trên)








 CÁC GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Xã hội Việt Nam, cho đến nay, vẫn là một xã hội dựa trên căn bản nông nhiệp. Bất cứ nhà cầm quyền nào tại nước ta đều phải giải quyết những vấn đề do nền nông nghiệp lạc hậu của chúng ta đặt ra, hầu tìm kiếm những giải pháp thích hợp để thăng tiến đời sống của nông dân, một thành phần chiếm khoảng 70% dân số hoạt động.. Cộng sản Việt Nam lại càng chú trọng đến vấn đề nầy hơn nữa, vì lý thuyết Mác xít dùng yếu tố kinh tế để giải thích những vận động của lịch sử.Căn bản của yếu tố nầy là quan hệ sản xuất giữa chủ và thợ, mà ứng dụng vào xã hội nông nghiệp là quan hệ giữa chủ đất (điền chủ hay địa chủ) và dân cày (nông dân hay tá điền)-Hơn nữa, do ảnh hưởng chủ thuyết của Mao Trạch Đông, lấy nông thôn bao vây thành thị, nên khi nắm quyền tới đâu, cộng sản Việt Nam tổ chức cải cách ruộng đất (CCRĐ) tới đó, để tập họp sức mạnh nông dân và cô lập giới phú hào.

Ngay từ năm 1949, Việt Minh (VM) cộng sản đã phát động CCRĐ, nhưng việc nầy chỉ tiến hành mạnh mẽ từ năm 1950 trở đi. Vào năm nầy, Hồ Chí Minh qua Liên Xô xin viện trợ. Stalin thúc bách Hồ Chí Minh thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối cộng sản.

Sau cuộc gặp nầy trở về, Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng Sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Về việc CCRĐ, Hồ Chí Minh và VM cộng sản thực hiện dần dần qua năm đợt liên tiếp, và chỉ chấm dứt năm 1956 để chuẩn bị chiến tranh tấn công Việt Nam Cộng Hòa.

Cuộc CCRĐ của VM cộng sản chia làm năm giai đoạn, bắt dầu từ năm 1949 đến 1956.Trong những giai đoạn đầu trước năm 1954, cuộc CCRĐ chưa lên đến cao điểm ở miền Nam và miền Trung nước ta, nên nông dân ở miền Nam vĩ tuyến 17 ít có kinh nghiệm về việc nầy.Chỉ có vài nơi VM gọi là vùng "tự do", do họ kiểm soát ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định diễn ra cảnh đấu tố (đấu tranh và tố cáo)-Lúc đó, VM bắt đầu cuộc thương thuyết ở Genève, rồi đất nước bị chia hai, VM rút ra Bắc, nên cảnh đấu tố ở các tỉnh miền nam vĩ tuyến 17 chưa dữ dội lắm. Trong khi đó, tại Bắc Việt, khi mới bắt đầu, cuộc CCRĐ khá ôn hòa, nhưng trở nên mạnh mẽ từ sau khi Hồ Chí Minh nhận lệnh của Stalin năm 1950, và càng ngày càng ác liệt, nhất là giai đoạn 5 từ 1955 đến 1956 là giai đoạn sắt máu giết hại nhiều người nhất.

GIAI ĐOẠN SƠ KHỞI: Vào giữa năm 1949, khi sửa soạn chuyển qua giai đoạn phản công quân sự, VM đã vững mạnh ở vùng nông thôn và nhất là rừng núi Việt bắc. Lúc đầu, VM thực hiện cuộc CCRĐ một cách nhẹ nhàng, chỉ kiếm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu đội quân càng ngày càng gia tăng.Để khuyến khích nông dân ra sức cầy bừa, chính phủ VM đã ra sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949 thành lập "Hội đồng giảm tô", ấn định các chủ đất (điền chủ, hay như VM gọi là địa chủ) phải giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất (địa tô) cho tá điền (nông dân) là 25%, có nơi có thể giảm tối đa 35% trong trường hợp tá điền quá nghèo khổ.(1) Sau đó, thông tư liên bộ số 33/ NVI ngày 21-8-1949 đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời cho nông dân ruộng đất tịch thu của các điền chủ người Pháp và những điền chủ "Việt gian", tức là những người bị VM kết tội thân Pháp, hoặc không cộng tác với VM.(2)

GIAI ĐOẠN THỨ NHÌ: Trong năm 1950, một loạt sắc lệnh nông nghiệp ra đời có tính cách mỵ dân, nhắm đẩy mạnh sản xuất, phục vụ công cuộc kháng chiến của VM, bắt đầu bằng sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950 ra lệnh tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc".

Sau đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh.Sắc lệnh số 89/FL quyết định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền với điền chủ ký kết trước năm 1945, và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ 100% số tiền đã vay, hoặc con nợ đã từ trần vì sự nghiệp của VM thì gia đình khỏi trả nợ.

Sắc lệnh thứ nhì do chính phủ VM ban hành cùng ngày 22-5-1950 mang số 90/ FL, quốc hữu hóa tất cả những đất đai đã bỏ hoang trong 5 năm liên tục kể từ ngày ra sắc lệnh (điều 2)-Đất đai nầy sẽ được chia cho nông dân nghèo, tạm thời trong thời gian 10 năm, và 3 năm đầu cho miễn thuế (điều 3 và 4)-Những thửa ruộng bị bỏ hoang chưa tới 5 năm, điền chủ bắt buộc phải cho những tập đoàn nông dân cày cấy lại, hoặc cho người khác thuê cày. Nếu các điền chủ bất tuân, uỷ ban kháng chiến hành chánh địa phương sẽ can thiệp và ra điều kiện hợp đồng thuê mướn (điều 5)- Ngoài ra, sắc lệnh nầy không áp dụng cho những đất đai trồng cây kỹ nghệ thu hoạch theo mùa hằng năm, hoặc những điền chủ đang phục vụ VM nên không thể trồng trọt, và cấm việc xẻ nhỏ những đồn điền kỹ nghệ (điều 8)-

GIAI ĐOẠN THỨ BA: Giai đoạn thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo VM ngày 20-5-1953. Sắc lệnh nầy không có gì mới lạ, chỉ củng cố những "thành quả" của cuộc cải cách trước.Lần nầy, giá thuê đất được hạ thêm 25% để "làm thế nào cho tiền thuê đất không thể vượt quá 1/3 lợi tức mùa gặt. "Luật mới quy định các chủ đất không được buộc tá điền phải đóng thêm tiền cho các phí tổn khác, như tiền thuê dụng cụ hay trâu bò cầy bừa (điều 6), cũng như cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp đồng cũ để ký kết những hợp đồng tương tự khác (điều 14, 16)- Sắc luật nầy nhắc lại việc huỷ bỏ hoàn toàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8-1945 (điều 17), và hoãn lại những món nợ của các thành phần ưu đãi của VM (binh sĩ VM, người nghèo...) trong trường hợp những chủ nợ đang sống trong vùng do chính quyền Quốc Gia kiểm soát (điều 18)- Đối với những chủ nợ sống tại vùng VM, các con nợ vay sau 1945 cũng được giảm từ 18 đến 20% (điều 21)-Sắc lệnh nầy quyết định tịch thu tất cả những tài sản của "đế quốc" Pháp, "Việt gian" và "địa chủ ác ôn" để phân phối lại cho những người không có đất đai nhà cửa, và ưu tiên cho những thành phần nòng cốt của VM (điều 25 đến 30)- Cuối cùng, sắc luật nầy thành lập "Uỷ ban nông nghiệp" các cấp.Ở trung ương, Uỷ ban nông nghiệp do thủ tướng đứng đầu, gồm bộ trưởng Canh nông, bộ trưởng Nội vụ, đại diện Mặt trận Liên Việt,(3) và hai đại diện của Uỷ ban Liên lạc Nông dân.Ở mỗi cấp hành chánh, cho đến cấp xã đều có những "Uỷ ban nông nghiệp" gồm những nhân vật tương tự ở mỗi cấp (điều 35, 36)-

GIAI ĐOẠN THỨ TƯ: Vào cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, VM triệu tập Đại hội Đại biểu đảng LĐ, và đại hội Trung ương đảng tại vùng chiến khu Việt Bắc.Đề tài thảo luận chính của khóa họp đảng LĐ lần nầy là câu khẩu hiệu "ruộng đất cho người cày".Sau gần một tháng hội họp, kết quả thảo luận của Trung ương đảng LĐ được đưa cho quốc hội VM thông qua để có hình thức dân chủ, trong kỳ họp ngay sau đó.Quốc hội nầy thành lập từ năm 1946 gồm 444 người, nay chỉ có 171 đại biểu dự họp. Đảng LĐ quyết định thực hiện dần dần cuộc CCRĐ theo một kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng.

Sắc lệnh CCRĐ lần nầy hơi khác với đường lối cải cách của Liên Xô.Tại Liên Xô, đảng Cộng Sản Liên Xô xóa bỏ hẳn sự tư hữu đất đai, và nông dân chỉ có "quyền lao động".Việt Minh theo đường lối cải cách của Trung Cộng và Bắc Triều Tiên, trên lý thuyết không xóa bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân mà cho phép dân cày có quyền có đất. Việc nầy thực sự chỉ có trên lý thuyết, chứ trong thực tế, nhà nước cộng sản quản lý toàn bộ đất đai.

Mở đầu, sắc lệnh ngày 4-12-1953 nêu lên ý nghĩa và mục đích của cuộc CCRĐ lần nầy là "bãi bỏ toàn diện quyền sở hữu đất đai của "thực dân Pháp" và của tất cả những "đế quốc" khác, đồng thời thiết lập quy chế sở hữu đất đai của nông dân" (điều 1)-Toàn bộ đất đai của "thực dân Pháp", "Việt gian", "địa chủ phản động", và những "phú hộ ác ôn" đều bị tịch thu (điều 1)-Đất đai của những thành phần dân chủ tiến bộ, kháng chiến và hợp tác với VM sẽ được trưng dụng.Nhà nước sẽ bồi thường hằng năm khoảng 1,5% tài sản (điều 4)- Đối với những điền chủ lẫn tránh chính sách bằng cách sang, bán, chuyển nhượng đất đai sau cuộc CCRĐ lần thứ ba (20-4-1953), nhà nước xem đó là những hành động bất chính, sẽ trưng dụng đất đai và bồi thường bằng tín phiếu ngân hàng (điều 5)-Những trung nông đã mua những đất nầy sẽ phải bán lại cho những nông dân nghèo vô sản với giá phải chăng (điều 5)-Đặc biệt sắc lệnh nầy chấp nhận các cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, và các tổ đình làng xã sử dụng một ít đất đai và phải tự cày cấy để tự mưu sinh (điều 10)-Trên nguyên tắc, sắc luật bãi bỏ quyền sở hữu đất đai của ngoại kiều (điều 19)-Tuy nhiên cũng có một số miễn trừ cho đất đai của những người ngoại quốc, đặc biệt cho người Trung Hoa vì họ được CHNDTH bảo trợ.Ngoại kiều có quyền giữ đất nếu không có nghề gì khác để sinh sống (điều 25)-Nguyên tắc phân phối đất đai có vẻ lý tưởng: giao đất theo nhu cầu của nông dân, người không có gì được nhiều, người đã có đất thì được ít hơn [?], và không giao đất cho những ai đã có đủ đất (điều 26)- Điều nổi bật trong sắc lệnh nầy là người được phân phối đất có quyền chuyển nhượng bằng cách thừa kế, thế chấp, bán hay cho kẻ khác (điều 31)-Đây rõ ràng là ảnh hưởng từ luật điền địa CHNDTH, nhưng hoàn toàn có tính cách lý thuyết mà thôi.Việc thực hiện luật CCRĐ lần nầy được giao cho Nông hội, một thành phần của Mặt trận Liên Việt, với sự chấp thuận của Uỷ ban Kháng chiến hành chánh tỉnh (điều 34)-Cuối cùng, sắc lệnh nầy cấm đoán mọi sự phản kháng cuộc CCRĐ (điều 35), và quy định việc thiết lập tòa án nhân dân đặc biệt để xét xử những thành phần chống lại cuộc CCRĐ của Việt Minh (điều 36)-

GIAI ĐOẠN THỨ NĂM: Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai bằng Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, theo đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức VM cộng sản cai trị ở phía bắc vĩ tuyến 17, Quốc Gia Việt Nam ở phía Nam.Nói cách khác, cộng sản không còn ở rải rác trong các chiến khu khắp Bắc, Trung và Nam Việt Nam, mà tập trung tại vùng phía bắc vĩ tuyến 17 đến biên giới CHNDTH. Hồ Chí Minh và đảng LĐ muốn áp đặt một chính quyền độc tài theo chủ thuyết Mác-Lê trên lãnh thổ miền Bắc.Muốn thế, họ nhắm ngay đến thành phần rộng rãi chiếm đại đa số xã hội Việt Nam, đó là nông dân ở thôn quê. Nắm được nông thôn, kho lương thực của dân chúng, thì cộng sản sẽ nắm được thành thị không mấy khó khăn.

Tình hình ruộng đất ở Bắc Việt thay đổi lớn lao sau hiệp định Genève, vì khỏang 1,000,000 người bỏ đất Bắc di cư vào Nam, để lại toàn bộ điền sản tại quê nhà. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luật về CCRĐ ngày 14-6-1955. Sắc luật nầy dựa căn bản trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12 năm 1953, theo đó nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản (đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ) của những người "thực dân", địa chủ gian ác, cường hào ác bá, "Việt gian" phản động; trưng thu không bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật "tiến bộ", các địa chủ đã tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần thương gia hay kỹ nghệ gia; truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo (chương 2)- Những người được thụ hưởng chính sách cải cách ruộng đất theo thứ tự ưu tiên: nông dân không có đất, hay thiếu đất để tự mưu sinh, các thành phần nghèo khổ ở thôn quê làm thợ hoặc buôn bán nhỏ có thể xin đất trồng trọt để cải thiện đời sống, gia đình liệt sĩ, chiến sĩ cộng sản, thương phế binh (chương 3)- Việc quy định thành phần xã hội của một người sẽ do hội nghị đại biểu nông dân quyết định.Một toà án nhân dân sẽ xét xử các địa chủ phản động, gian ác, những người chống phá "cách mạng" hay chống phá CCRĐ; hoặc xét xử những vụ tranh chấp ruộng đất, những vấn đề liên quan đến cải cách ruộng đất, như việc quy định thành phần xã hội, phân chia tài sản.(chương 4)

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 

Từ 1949 đến 1956, Việt Minh (VM) cộng sản mở năm đợt cải cách ruộng đất (CCRĐ). Sau mỗi đợt, VM tổ chức hội nghị rút ưu khuyết điểm, để rồi tiến hành tiếp đợt khác. Trong hai đợt đầu (1949 và 1950), VM thực hiện cải CCRĐ nhẹ nhàng để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh.


Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH). Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Tiếp theo, Liên Xô thừa nhận ngày 30-1-1950. Tháng 2-1950, Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh (Beijing) và Mạc Tư Khoa (Moscow) xin viện trợ. Khi gặp Hồ Chí Minh, Stalin ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối cộng sản. Stalin chỉ đạo cho Hồ Chí Minh phải cử người sang CHNDTH học tập phương pháp CCRĐ triệt để, vì lúc đó mối liên lạc Xô-Trung còn bình thường và vì Việt Nam nằm sát biên giới CHNDTH.

Sau khi về nước, Hồ Chí Minh liền triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng Sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam. Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin." (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, California, 1995, tr. 150,152.) Chẳng những thế, cũng trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố: "Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được." (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63.)

Để tiến hành CCRĐ, sau Đại hội 2, VM cử người sang CHNDTH tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lê-nin tổ chức tại Bắc Kinh cho các đảng Cộng Sản các nước Á Châu như Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Pakistan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối CHNDTH. Phái đoàn nầy trở về liền được đảng LĐ gởi tổ chức thí điểm CCRĐ, bắt đầu phát động "giảm tô, giảm tức"(1) ở vài tỉnh Việt Bắc và ở Thanh Hóa.

Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên cộng sản cao cấp miền Nam tập kết ra Bắc, đã có mặt trong phái đoàn Việt Nam sang Bắc Kinh học tập CCRĐ. Về nước, ông Trấn tham gia công tác tại thí điểm Thanh Hóa, và nhận xét rằng cuộc phát động CCRĐ tại Thanh Hóa xem ra không thành công. (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 164.) Sau lần thử nghiệm ở các thí điểm trên, VM rút kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ lưỡng bài bản thực hiện cuộc CCRĐ một cách chu đáo triệt để.

Trong khi đó, từ năm 1949, ban lãnh đạo VM đã đưa ra phong trào "Rèn cán chỉnh quân" trong quân đội, và "Rèn cán chỉnh cơ" về phía dân sự. "Rèn cán chỉnh quân" là rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn quân đội. "Rèn cán chỉnh cơ" là rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ quan. Phong trào nầy không đạt được những mục tiêu do VM đề ra. Việt Minh liền theo đường lối cứng rắn quyết liệt của CHNDTH, tổ chức phong trào "Chỉnh huấn" năm 1950.

CHỈNH HUẤN: Theo nghĩa tầm nguyên, "chỉnh" là sửa đổi, sắp xếp; "huấn" là dạy dỗ. Chỉnh huấn có nghĩa là dạy dỗ, huấn luyện và sửa đổi (con người) cho đúng hơn, tốt hơn theo đường lối cộng sản. Phong trào "chỉnh huấn" của VMCS nhắm mục đích thanh lọc đảng viên, củng cố tư tưởng chuyên chính vô sản, và hỗ trợ cho cuộc CCRĐ. Lúc đó VM nhận định: "Phần lớn [cán bộ, đảng viên lúc đó] là tiểu tư sản trí thức, công chức cũ, có người xuất thân giai cấp bóc lột, và không loại trừ người "hai mặt chui vào đảng". Nói chung, anh em ta, trót đã thụ hưởng giáo dục của đế quốc tư bản thì sự tham gia cách mạng không khỏi có phức tạp. Huống chi nay lại còn có Cải cách ruộng đất để bồi dưỡng cho nông dân để đảm bảo cho cuộc kháng chiến thắng lợi, thì biết đâu tư tưởng của họ không biến đổi phức tạp hơn nữa. Vậy nên Trung ương cho mở cuộc vận động chỉnh huấn nầy để tiếp tục giáo dục, để cải tạo họ một cách triệt để, cho họ phân rõ địch ta trong tư tưởng, cho họ, cho họ nào là tự mình cắt đứt mối liên hệ với thành phần xuất thân, dứt khoát từ bỏ các thứ tư tưởng cầu an hưởng lạc, tự tư tự lợi." (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tt. 171-172.)

Nói theo ngôn ngữ của cộng sản, chỉnh huấn là tự phê, tự kiểm. Như vậy chỉnh huấn có nghĩa là tự suy nghĩ và nhận xét về những tư tưởng, hành động cũ của mình trong đời sống đã qua, mà không thích hợp với đường lối cộng sản. Những tư tưởng và hành động nầy bị xem là sai lầm, tội lỗi, được từng cá nhân tự giác ngộ, tự khai trình, và tự đề ra những biện pháp sửa chữa. Nói cách khác, chỉnh huấn là đoạn tuyệt với quá khứ và tự nguyện sống theo nguyên tắc cộng sản, hay cũng theo ngôn ngữ cộng sản, là lột xác để trở thành con người cộng sản. Những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát đã tự phỉ báng mình, và nguyện theo cộng sản suốt đời. Sau đây là tâm tư của Xuân Diệu đáp lại lá thư của ông Hồ trong cuộc học tập chỉnh huấn:

"Chúng con thề nguyện một lời,
Quyết tâm thành khẩn lột người từ đây."

(Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn 1959, tr. 22.)

Phong trào chỉnh huấn đã gây nhiều điêu đứng cho giới trí thức, văn nghệ sĩ. Một trong những điêu đứng rất mỉa mai, như lời ông Nguyễn Văn Trấn viết, đó là: "Họ nói khổ sở không phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coi là thành khẩn." (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 173.)

THÀNH PHẦN NÔNG THÔN:
Đối với các thành phần nông nghiệp, VM ra sắc lệnh vào tháng 3-1953 ấn định các thành phần xã hội ở nông thôn như sau: (Bernard Fall, sđd. tr. 283.)

Địa chủ: là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành ba hạng: địa chủ thường (có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc), địa chủ cường hào ác bá (những người hiếp đáp, ngược đãi bần nông và bần cố nông), địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp).

Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.

Trung nông: có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: trung nông cấp cao (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò), và trung nông cấp thấp (có dưới 1 mẫu ta ruộng).

Bần nông: có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.

Bần cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 187-188.)

Đường lối đấu tranh cải cách là: dựa vào bần cố nông, lôi kéo (tranh thủ) trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ.

VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:
Để lôi cuốn nông dân hưởng ứng cuộc CCRĐ, ban cải cách phải theo đúng ba giai đoạn đề ra do sắc lệnh ngày 12-4-1953 như sau:

Thứ nhất: khích động tâm lý quần chúng chống lại các địa chủ bằng cách đưa cán bộ về thực hiện "tam cùng" hay "tam đồng" với bần nông, để "thăm nghèo hỏi khổ" và sau đó "bắt rễ, xâu chuỗi".

Theo VM, cán bộ cần phải tam cùng tức "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với dân chúng, để "thăm nghèo hỏi khổ", mới khám phá được rõ ràng những gia đình nghèo khổ, bần cố nông. Cũng theo VM, bần nông nghèo khổ nợ nần và sợ sệt các địa chủ, không dám nói lên sự thật, nên cán bộ phải "tam cùng" để họ thổ lộ tâm can, mới có thể "bắt rễ xâu chuỗi", tạo ra liên minh đấu tranh cải cách. "Bắt rễ" có nghĩa là tìm ra những bần cố nông có tinh thần đấu tranh, thường thường là những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn. Sau khi tìm ra "rễ", thì khuyến khích "rễ" tìm thêm đồng bọn, gọi là "xâu chuỗi". Một khi đã "bắt rễ xâu chuỗi", cán bộ sẽ cho bần nông biết là họ được nhà cầm quyền VM hỗ trợ để chống lại địa chủ.

Thứ hai: Sau khi len lỏi "bắt rễ xâu chuỗi", và nhờ thông tin của rễ chuỗi nầy, nắm vững tình hình các gia đình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại các thành phần xã hội đã được Uỷ ban hành chánh địa phương sắp xếp theo sắc lệnh tháng 3-1953 nêu trên. Từ đó, đội công tác mới quyết định các đối tượng sẽ bị đấu tố. Đây là cơ hội giải quyết những ân oán đã có từ trước ở trong làng, ví dụ rút địa chủ xuống hàng phú nông cho nhẹ tội, hay ngược lại đưa phú nông lên hàng địa chủ cho nặng tội.

Thứ ba: Thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân. Để việc xét xử đạt kết quả đúng yêu cầu của đảng LĐ, các bần nông được tổ chức chặt chẽ và sửa soạn kỹ càng để họ chủ động đấu tố.

Trong năm 1953, mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ để tiến hành CCRĐ, nhưng vào đầu năm 1954, chiến tranh đến hồi khốc liệt và sắp kết thúc, chính phủ VM bận giải quyết chiến trường, vận động ngoại giao, rồi ký kết Hiệp định Genève nên cuộc CCRĐ tạm đình hoãn vì sợ tiếng vang lan truyền khắp nơi, khiến dân chúng lo sợ bỏ di cư vào Nam. Việt Minh chỉ đình hoãn chứ không bãi bỏ.

Sau Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng LĐ cai trị phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc sông Bến Hải, Quảng Trị). Ổn định xong tình hình, đảng LĐ mở lại cuộc CCRĐ giai đoạn 5. Lần nầy việc tổ chức có quy củ rõ ràng, do Uỷ ban CCRĐ đứng đầu.





UỶ BAN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: 
Gồm hai cấp trung ương và địa phương.

Cấp trung ương: do tổng bí thư đảng LĐ là Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương (đều là uỷ viên Bộ chính Trị) và Hồ Viết Thắng (uỷ viên Trung ương đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc cải cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học CHNDTH, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.

Cấp tỉnh: Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người đã được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu, quyền hạn tương đương với một bí thư đảng cấp tỉnh, nhận lệnh trực tiếp từ Ban cải cách trung ương, không qua trung gian hệ thống đảng hay chính quyền địa phương. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội có khoảng 6 hay 7 cán bộ. Đội trưởng được chọn trong số bần nông hay bần cố nông, nhất là những người đã từng có kinh nghiệm tham gia các CCRĐ trước đây. Các đội có quyền hạn tuyệt đối, nhận lệnh thẳng từ Uỷ ban CCRĐ, đúng như câu tục ngữ lúc đó "nhất đội nhì trời", được quân đội bảo vệ để thi hành công tác, và được nhà cầm quyền địa phương cung cấp đầy đủ tài liệu theo chính sách của đảng và nhà nước. (Lâm Thanh Liêm, sđd., bđd. tt. 184-185.)

Nguyên tắc hành động căn bản của các Uỷ ban CCRĐ là câu khẩu hiệu: "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch."(2) Chính câu khẩu hiệu nầy đã đưa đến việc giết hại tràn lan biết bao nhiêu lương dân vô tội.

Đoàn và đội công tác phóng tay phát động quần chúng đấu tranh CCRĐ hoạt động giống như thần chết: Bí mật đến một địa phương nào đó, bí mật hành động... và gieo rắc tai ương khủng khiếp cho địa phương. Không những chỉ địa chủ, phú nông sợ hãi mà toàn thể dân chúng và cả các cấp chính quyền cũng như quân đội địa phương đều sợ hãi, vì bất cứ ai cũng có thể bị dính tên vào sổ đấu tố mà không ai có thể đoán lường trước hậu quả.









TÒA ÁN NHÂN DÂN:
Sắc lệnh năm 1953 cũng như sắc lệnh năm 1955 đều thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những tội phạm trong CCRĐ. Tòa án nầy được tổ chức ở những vùng có cải cách, chánh án là một đội viên trong đội cải cách, biện lý (công tố) là một nông dân hay bần nông đã từng làm việc (gia nhân, tá điền) trong nhà của bị cáo, biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy chỉ là những kẻ dốt nát, lâu nay thấp kém, bỗng chốc được cất nhắc lên địa vị quan trọng, nên hạch sách trả thù, moi ra hay bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ, đặc biệt là tội dâm ô, để đấu tố. Đặc biệt trong tòa án nhân dân không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả. Quân đội bảo vệ tòa án và những người tham dự đều là những người do cộng sản sắp đặt trước, hò hét khuyến khích người đóng vai "công tố", bằng cách chửi rủa hoặc tố cáo thêm những "tội ác" của nạn nhân để làm bằng chứng.

Cuộc đấu tố bắt đầu bằng đấu lý, rồi đấu lực, đến đấu pháp; có khi còn cả đấu ảnh nữa. Đấu lý là đưa ra những bằng chứng hoặc có thực, hoặc bịa đặt để tố cáo nạn nhân. Đấu lực là dùng sức mạnh để trấn áp (cộng sản mạo xưng là sức mạnh quần chúng), với cực hình tra khảo, đánh đập nạn nhân và bắt buộc nạn nhân phải nhận tất cả tội lỗi đã được đưa ra, dầu nạn nhân không phạm phải. Cuối cùng là đấu pháp tức đưa nạn nhân ra trước "pháp luật", tức tòa án nhân dân. Việc xét xử không dựa trên luật pháp của nhà nước, mà dựa trên những ý kiến và đòi hỏi đưa ra tại chỗ của "quần chúng", tức là những người tổ chức và hiện diện tại "phiên tòa", nghĩa là chẳng có luật pháp gì cả, mà chỉ theo quyết định của đội cải cách.

Những người chứng kiến các cảnh đấu tố hiện còn sống kể lại nhiều cảnh tra tấn nạn nhân mà trong hoàn cảnh bình thường ngày nay không ai có thể tưởng tượng nổi: từ bỏ đói, bỏ khát, sỉ nhục, mắng chửi, hành hạ, thậm chí đào một cái hố bắt nạn nhân nằm xuống, rồi tiểu đại tiện lên người nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, đến dìm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn đâm xuyên thủng tay chân, thân thể...

Sau khi nạn nhân chịu khuất phục, đội cải cách cho tập dượt trước việc xét xử. Họ bắt buộc "chánh án, biện lý" và nạn nhân học thuộc tất cả những lời đối đáp qua lại, cho đến khi cả ba thành phần nầy (chánh án, biện lý và nạn nhân) nhuần nhuyễn, thuộc lòng mọi việc, mới chính thức mở phiên tòa xét xử công khai trước quần chúng.

Phiên tòa được tổ chức tại một địa điểm công cộng trong làng. Mọi người trong làng đều phải tham dự, kể cả gia đình nạn nhân. Nạn nhân bị trói thúc ké, tay quặt ra đàng sau lưng, quỳ trước mặt bàn quan tòa, đầu cúi xuống. Sau khi tòa lấy khẩu cung xong, dân chúng và nhân chứng đứng ra tố cáo "tội ác" của nạn nhân. Họ xỉ vả chửi rủa, nhổ nước bọt, hành hạ đánh đập nạn nhân. Đôi khi ngay những người trong gia đình nạn nhân, cũng bị bắt buộc phải phụ họa với tòa án, tố cáo nạn nhân.

Cuối cùng viên "biện lý" dựa vào "bằng chứng" nhân dân vừa tố cáo, đứng ra buộc tội nạn nhân và đề nghị một bản án thích đáng. Thật ra, bản án nầy đã được đội CCRĐ quyết định trước rồi. Để có vẻ dân chủ, viên chánh án còn đưa bản án ra "hỏi ý kiến" nhân dân. Những nhân viên ban cải cách, các chức quyền làng xã, các quân sĩ bảo vệ phiên tòa có mặt tại hiện trường, liền tỏ ý hưởng ứng bằng cách vỗ tay, la hét, đưa vũ khí lên để ủng hộ. Dân chúng chẳng đặng đừng phải làm theo.

Bản án của tòa án nhân dân có tính cách chung thẩm. Nạn nhân không được kháng án, không được khiếu tố khiếu nại với ai cả. Nạn nhân không có cách gì để tự biện hộ, và chỉ cúi đầu chấp nhận kết quả bản án. Vì đã được thao dượt trước, nhiều nạn nhân biết trước kết quả bản án, nên có người đã tự tử trước khi tòa án thực sự tiến hành, để tránh kéo dài sự nhục nhã và đau đớn. Nhiều nạn nhân tự tử hoặc không chịu nổi những đòn tra tấn mà chết, nhưng gia đình không được đem đi chôn, để phơi nắng, phơi mưa giữa các cánh đồng. Gia đình nạn nhân đau lòng quá, hoặc phải hối lộ đội cải cách để được đem xác thân nhân đi chôn, hoặc ban đêm kiếm cách đánh cắp đem chôn một cách bí mật.

Nạn nhân tuy đã tự tử (chết) vẫn tiếp tục bị đấu tố, gọi là "đấu ảnh". "Đấu ảnh" là đặt tấm ảnh của nạn nhân trên một bục đất, nếu không có ảnh thì đặt một di vật của nạn nhân như mũ, áo..., nơi chỗ nạn nhân bị trói, và người ta đứng ra tố cáo, xỉ vả nạn nhân như là người nầy vẫn còn sống.   



Thiếu nhi liên hoan nhảy múa sau cuộc hành quyết, đấu tố. 

Câu chuyện do ông Lê Nhân, một cựu cán bộ đảng viên, kể lại trong lá thư ông gởi cho ông Phan Văn Khải, thủ tướng nhà cầm quyền Hà Nội, viết từ Hà Nội ngày 5-12-2005, có thể xem là một trường hợp đấu ảnh điển hình.

"Bạn của Lê Nhân là anh Phan Thiệu Cơ, cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu kể rằng ông nội của anh là cụ Phan bị quy lên thành phần địa chủ, quan lại phong kiến nên nhà cửa của Phan Bội Châu ở Nam Đàn Nghệ An và sách vở di cảo của cụ bị đảng cộng sản phần thì tịch thu, phần thì đốt sạch. Cụ Phan một anh hùng dân tộc vĩ đại nhất thế kỷ XX chết rồi vẫn bị đội cải cách ruộng đất sai làm hình nộm giống y người thật đem ra giữa chợ đấu tố, lấy cứt trát vào mặt hình nộm cụ Phan." (trích Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005, người trích in đậm.)

Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhân vật lịch sử vĩ đại tầm cỡ quốc gia và quốc tế, gốc người Nghệ An. Cụ là niềm hãnh diện của tòan thể dân chúng tỉnh Nghệ An, trong đó có cả những đảng viên cao cấp trong đảng LĐ. Phan Bội Châu lại cùng quê với Hồ Chí Minh. Khi Hồ Chí Minh qua Trung Hoa họat động năm 1924, Phan Bội Châu cũng họat động tại đây. Bề ngòai Hồ Chí Minh kính cẩn gọi cụ Phan bằng bác, để rồi sau đó chính Hồ Chí Minh (lúc đó có tên là Lý Thụy) đã hợp tác cùng Lâm Đức Thụ bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu ngày 1-7-1925 khi cụ Phan vừa từ Hàng Châu đến Thượng Hải (Trung Hoa).(3) Pháp bí mật đưa cụ Phan về Hà Nội để đưa ra tòa án, rồi quyết định an trí cụ Phan ở Huế cho đến khi cụ từ trần ngày 29-10-1940.

Phan Bội Châu từ trần trước cuộc CCRĐ 15 năm, mà vẫn bị đem ra đấu tố. Việc đấu tố một nhân vật tầm cỡ như Phan Bội Châu, một người được dân chúng Nghệ An kính mến và trân trọng, không thể là một hành động tự phát tại chỗ của đội CCRĐ địa phương, mà phải có mật lệnh từ cấp trên, mà cấp trên nầy phải là một người lãnh đạo cao cấp. Người lãnh đạo cao cấp nầy không thể ai khác hơn là Hồ Chí Minh, nên đội CCRĐ Nghệ An mới dám chà đạp lên Phan Bội Châu, thần tượng của quê hương Nghệ An. Như thế, chính Hồ Chí Minh đã hai lần ném đá giấu tay triệt hạ nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.






Trở lại với chuyện CCRĐ. Sau đây là hoạt cảnh đấu tố qua một bài "thơ" của Xuân Diệu. Trước năm 1945, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Sau năm 1945 Xuân Diệu cũng rất nổi tiếng vì ông là một bồi bút cộng sản:

"Anh em ơi! quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù,
Địa hào, đối lập ra tro,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi."

Tóm lại, trong cuộc CCRĐ, cộng sản đã không từ nan bất cứ một phương pháp nào để hạ nhục và hạ gục đối tượng bị đem ra đấu tố, đồng thời để làm cho dân chúng nông thôn khiếp hãi mà phải phục tòng theo mệnh lệnh của cộng sản một cách tuyệt đối. Từ đó cộng sản mới thực hiện những âm mưu đen tối của họ, mà gần nhất là dễ dàng áp đặt nông dân vào tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, để bóc lột nông dân một cách khoa học và tàn bạo hơn bao giờ cả.

HẬU QUẢ 

HẬU QUẢ GẦN
Cộng sản độc quyền đất đai: Theo nguồn tin từ phía Liên Xô, cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đã tịch thu 702,000 mẫu tây ruộng đất, 1,846,000 nông cụ, 107,000 trâu bò, 22,000 tấn thực phẩm. Tất cả những thứ đó đã được chia lại cho 1,500,000 gia đình nông dân và bần nông. Như thế mỗi gia đình nhận được 0,46 mẫu tây, một nông cụ, và những gia đình 13 người mới nhận được một con trâu hay bò.Theo tác giả Bernard Fall, một gia đình nông dân bốn người cần có ít nhất 1,5 mẫu tây để bảo đảm đời sống, đó là chưa kể đến thuế nông nghiệp phải đóng hằng năm.(Bernard Fall, sđd. tt. 271, 282.)

Sự phân chia đất đai theo đơn vị gia đình, dựa trên số thành viên thực sự lao động và không dựa trên giới tính. Ví dụ một gia đình 5 người, hai vợ chồng và 3 người con mà chỉ có 2 vợ chồng và người con lớn nhất (dầu trai hay gái) thực sự làm nông thì được chia 3 phần. Đây là lần đầu tiên người phụ nữ được chia đất. Cách thức chia đất không phân biệt giới tính đã được người cộng sản Trung Hoa thực hiện trong các cuộc CCRĐ tại những vùng do họ chiếm đóng từ trước năm 1949. Việc nầy nhắm phá bỏ phá bỏ quan niệm trọng nam cổ truyền và tục lệ chỉ chia ruộng đất trong làng cho các đinh (nam) dưới chế độ quân chủ trước đây.

Thuế nông nghiệp tính trung bình 17 ký lúa trên một đầu người trong gia đình. Thuế đóng bằng lúa phơi khô, quạt sạch rồi gánh đến nạp kho cơ quan thu thuế. Một điều làm cho nông dân khổ sở nữa là cách cân của các cán bộ cộng sản luôn luôn vượt quá mức quy định. Thuế nầy lại lũy tiến hằng năm, nên mỗi năm mỗi cao. Thuế nông nghiệp có thể đóng bằng tiền, và giá lúa quy định lại cao hơn giá thị trường. Nhiều nông dân không chịu nổi thuế nông nghiệp, đem trả lại đất được phân phối nhưng không ai dám nhận; nông dân phải tiếp tục giữ đất để canh tác. Thiếu hỗ trợ về vốn, lúa giống, dụng cụ canh tác, trâu bò..., mức sản xuất xuống thấp hơn so với trước kia.

Tuy chia đất cho nông dân, nhưng sau cuộc CCRĐ, CSVN tổ chức những hợp tác xã nông nghiệp, và ép nông dân phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Quá khiếp sợ trước cảnh tra tấn trong CCRĐ, không một nông dân nào dám phản đối. Thế là tất cả nông dân phía bắc vĩ tuyến 17 đều phải gia nhập hợp tác xã nông nghiệp. Khi vào hợp tác xã, ruộng đất riêng tư của nông dân đều phải nạp cho hợp tác xã, và trở thành ruộng đất tập thể của hợp tác xã. Thế là chẳng những số đất đã được chia, mà cả đất đai do cha ông để lại, cũng đều bị lọt vào tay hợp tác xã, tức vào tay nhà cầm quyền cộng sản. Toàn thể nông dân nay trở thành vô sản, và nhà cầm quyền CS trở thành chủ nhân ông độc quyền của tất cả ruộng đồng nông thôn. Thật là một tiến trình cướp đất rất hoàn hảo, mà không một nông dân nào dám lên tiếng tố cáo.

Số lượng người bị giết: Những địa chủ "Việt gian" hay địa chủ "cường hào ác bá" đều bị tử hình. Trong trường hợp họ đã qua đời trước đó lâu ngày, vợ con họ bị đem ra xét xử và kết quả không khác. Những địa chủ Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) hay Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách), dầu đã theo VM tham gia kháng chiến cũng bị tử hình. Những địa chủ các đảng bù nhìn của chế độ Hà Nội như đảng Dân Chủ, đảng Xã Hội cũng chịu y số phận. Một trường hợp cụ thể được dân Nghệ An nhắc đến là ông Vương Quan, trước làm ở tòa soạn báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng, sau năm 1945 là chủ tịch huyện Nam Đàn, rồi đứng ra làm chủ tịch đảng Dân Chủ tỉnh Nghệ An, cũng bị tử hình trong đợt CCRĐ cuối cùng sau năm 1954. Những địa chủ khác, kể cả địa chủ đảng viên đảng LĐ, cũng bị kết án từ 5 đến 20 năm khổ sai.

Một khi bị tử hình, bản án tử hình được thi hành ngay tại chỗ bằng nhiều cách: bị bắn, bị trấn nước chết, bị phơi nắng (không được ăn uống), hoặc bị đánh đập cho đến chết. Nhiều khi nạn nhân qua đời, thân nhân không được cho phép chôn cất, xác bị để phơi nắng mưa. Gia đình quá đau lòng, phải hối lộ các chức việc, rồi ban đêm đến ăn cắp xác đem đi chôn.

"Một xã có từng nầy bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng nầy địa chủ." Ông Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên miền Nam đã tham dự khóa học về CCRĐ ở Trung Cộng, cho biết cố vấn Trung Cộng đã dạy như thế. (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 167.) Mỗi tỉnh phải đạt chỉ tiêu truất hữu ruộng đất của các địa chủ là 5% dân số. Thực tế cho thấy thành phần địa chủ đúng theo quy định của luật CCRĐ lúc đó ở miền Bắc ít hơn số 5%. Lý do chính là đồng bằng miền Bắc hẹp, lại đã được khai thác trong thời gian quá lâu. Tài sản đất đai cha ông để lại chia cho con cái thừa kế trong gia đình qua nhiều đời, mỗi đời lại phân chia nhỏ thành nhiều mảnh, nên giới địa chủ trên 3 mẫu (ta) rất ít oi. Số địa chủ, theo quy định của luật CCRĐ do đảng LĐ đưa ra, không đạt chỉ tiêu 5%. Ban cải cách liền đôn hạng địa chủ, nghĩa là có nhiều nơi những phú nông hay trung nông theo quy định cũ, nay được đôn lên thành địa chủ, và cũng bị đấu tố như các địa chủ khác, cho đủ chỉ tiêu cấp trên quy định.

Dựa vào tài liệu các nước ngoài, giáo sư Lâm Thanh Liêm, đã từng giảng dạy tại Đai học Văn khoa Sài Gòn và Huế trước năm 1975, cho rằng số người bị giết trong cuộc CCRĐ năm 1955-1956 ở Bắc Việt có thể lên đến từ 120,000 đến 200,000 người.(Lâm Thanh Liêm, bđd., sđd. tt. 203-204.)

Theo sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004, tức là một tài liệu mới của nhà cầm quyền Hà Nội, cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123, 266 người (71,66%) sau nầy được xác nhận đã bị giết oan.

Trong số 172,008 nạn nhân, bảng thống kê cho biết cụ thể như sau:


Thành phần

Số bị giết

Bị oan

Tỷ lệ

-Địa chủ cường hào:

26,453 người

20, 493

77,4 %

-Địa chủ thường:

82,777

51,480

62%

-Địa chủ kháng chiến:

586

290

49%

-Phú nông

62,192

51,003

82%



172,008

123,266

71,66 %


Những tác giả bộ Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2 dựa trên số thống kê do tài liệu của nhà cầm quyền cộng sản lưu trữ, nếu không đúng thì cũng thấp hơn số người thật sự bị giết, chứ không thể cao hơn, vì thông thường, CSVN hạ bớt những số liệu bất lợi cho họ. Nói cách khác, số người bị giết tối thiểu là 172,008 người, còn số thật sự bị giết không thể biết được, ngoài con số dự đoán tối đa của giáo sư Lâm Thanh Liêm là 200,000 người.

Phản ứng của dân chúng: Cuộc CCRĐ đã "phạm phải những sai lầm nghiêm trọng là đánh tràn lan vào trung nông, phú nông và những người có một ít ruộng đất cho thuê, đánh tràn lan vào cả cơ sở đảng."(Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, viết xong tại Bắc Kinh năm 1986, Oregon: 1991, tr. 361.) Hành động tàn ác trong cuộc CCRĐ khiến dân chúng chẳng những bất mãn mà còn kinh khiếp. Ngoài 172,008 người bị giết, một số lượng người lớn hơn nữa bị tù đày, bị gởi vào các trại cải tạo, bị sỉ nhục cả gia đình; con cái bị người ngoài xa lánh. Số lượng người nầy không được thống kê đầy đủ.

Chỉ riêng với số 172,008 người bị giết, nếu tính trung bình một gia đình Việt Nam gồm có 5 người (vợ chồng và 3 con), thì số người bị liên lụy trong cuộc CCRĐ có thể lên đến 172,008 X 5 = 860,040 trong tổng số khoảng 10 triệu dân ở các làng xã đã thực hiện CCRĐ đợt thứ 5.

Lúc đầu, dân chúng chưa dám tỏ thái độ, nhưng số người bất mãn càng ngày càng đông, nên vào mùa hè năm 1956, nhiều nơi dân chúng nổi dậy phản đối. Tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, tỉnh sinh quán của Hồ Chí Minh, dân chúng đã nổi lên khá mạnh mẽ vào đầu tháng 11-1956. Nhà cầm quyền cộng sản kiếm cách che đậy tin tức nầy, nhưng không thể "lấy thúng úp đầu voi", nên sau đó, đài phát thanh Hà Nội đành lên tiếng ngày 13-11-1956 thừa nhận đã xảy ra dân biến.(Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, tr. 208). Hồ Chí Minh gởi sư đoàn 325 đến Nghệ An đàn áp những nông dân không súng ống, chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng và tấm lòng uất ức vì bất công tàn bạo của chế độ, trong thời gian từ ngày 10 đến 20-11-1956. Trong cuộc đàn áp nầy, quân đội ông Hồ đã giết khoảng 1,000 người, bắt bớ và lưu đày hàng ngàn người khác. (Bernard Fall, sđd. tr. 289)

Sửa sai của nhà cầm quyền: Trong hội nghị "Tổng kết thành tích cải cách nông nghiệp đợt 5", Hồ Chí Minh đã gởi văn thư đề ngày 1-7-1956 cho đoàn cán bộ CCRĐ, trong đó có đoạn viết:

"Bác thay mặt Đảng và chính phủ gởi lời an ủi gia đình những cán bộ đã hy sinh vì nhiệm vụ, đợt 5 cải cách ruộng đất rất gay go, phức tạp. Song nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và chính phủ, nhờ nông dân hăng hái đấu tranh nên chính sách cải cách ruộng đất đã thu được thắng lợi to lớn."Giai cấp địa chủ đã bị đánh đổ, các tổ chức ở xã đã được trong sạch hơn v.v. và bản thân cán bộ được thử thách, rèn luyện.



Bà Cát Hạnh Long - Nguyễn Thị Năm

"Nhưng đợt 5 cải cách ruộng đất phạm sai lầm cũng không ít, nó đã hạn chế một phần thành tích của chúng ta. Trung ương đã tự phê. Các cô, các chú cần kiểm điểm kỹ công tác của mình, đánh giá đúng thành tích và khuyết điểm. Phải thành khẩn phê bình và thật thà tự phê, để tiến bộ mãi."(Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 196-197.)

Hồ Chí Minh trở lại vấn đề nầy một lần nữa trong thư ngỏ trước toàn dân đề ngày 18-8-1956:

"Trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm khuyết điểm., và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất."
(Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập I-C: 1955-1963, Houston: Văn Hóa, 2000, tr. 102.)
Trong tháng 9-1956, hội nghị Trung ương đảng LĐ lần thứ 10 thảo luận vấn đề CCRĐ, và quyết định những biện pháp sửa sai. Những biện pháp nầy đã được Võ Nguyên Giáp, uỷ viên Bộ chính trị Trung ương đảng LĐ, tuyên đọc trên đài phát thanh Hà Nội ngày 29-10-1956.(Chính Đạo, I-C, sđd. tr. 105.) Sở dĩ cộng sản chọn Võ Nguyên Giáp vì lúc đó ông được xem là người hùng Điện Biên Phủ; ông làm bộ trưởng quốc phòng, đứng đầu quân đội, và quân đội có thể nói là ít dính dáng đến CCRĐ.

[Tưởng cũng nên thêm ở đây vào năm 2000, trong quyển hồi ký nhan đề là Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, Võ Nguyên Giáp đã viết rằng luật CCRĐ ngày 4-12-1953 "đã thổi một luồng sinh khí mới vào hàng ngũ những người kháng chiến, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vốn phần lớn xuất thân từ nông dân".(Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2000, tr. 86.) Ý kiến nầy của ông Võ Nguyên Giáp (năm 2000) không nhắc đến số người bị bức tử một cách đau đớn và oan uổng trong cuộc CCRĐ ở Bắc Việt, mà theo tài liệu của CSVN là 172,008 người, trong đó có 71,66% là sai lầm, đến nổi Bộ chính trị đảng LĐ phải ra nghị quyết sửa sai và chính Võ Nguyên Giáp đã đại diện để đọc trên đài phát thanh ngày 29-10-1956.]

Nghị quyết sửa sai của đảng LĐ được báo Nhân Dân đăng ngày 30-10-1956, theo đó Trường Chinh Đặng Xuân Khu bị cất chức tổng bí thư đảng. Tuy nhiên ông nầy vẫn giữ ghế uỷ viên Bộ chính trị cho đến khi tự ý từ chức tại Đại hội 6 đảng Cộng Sản Việt Nam vào cuối năm 1986, rồi lên làm cố vấn đảng cho đến khi chết vào năm 1988. Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương đều bị loại ra khỏi Bộ chính trị, Lê Văn Lương thôi luôn chức Trưởng bản tổ chức Trung ương đảng, còn Hồ Viết Thắng bị loại khỏi ban chấp hành Trung ương đảng. Đó là những biện pháp về mặt đảng LĐ.

Về mặt hành chánh, ngày 2-11-1956, báo Nhân Dân đăng thông báo của Hội đồng Chính phủ, theo đó:

-Uỷ ban CCRĐ không có quyền chỉ đạo nữa, mọi việc sẽ thuộc chính phủ trung ương.

-Huỷ bỏ Tòa án Nhân dân đặc biệt (tức tòa án chuyên đấu tố).

-Hồ Viết Thắng thôi chức Phó chủ nhiệm và Uỷ viên thường trực Uỷ ban CCRĐ Trung ương, cũng như Thứ trưởng Nông Lâm.

-Lê Văn Lương thôi chức Thứ trưởng bộ Nội vụ và Chủ nhiệm phòng Nội chính Chính phủ. (Chính Đạo, I-C, sđd. tr. 106.)

Tuy thế, chẳng bao lâu sau, Trường Chinh được cử làm Phó thủ tướng (
29-4-1958), rồi Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội (7-7-1960). Hoàng Quốc Việt lẫn Lê Văn Lương về sau vẫn tiếp tục giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy cầm quyền Hà Nội, còn Hồ Viết Thắng sau đổi tên là Hồ Thắng, làm thứ trưởng bộ Nông nghiệp. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 211-212.)

Những điều đó chứng tỏ các người nầy chỉ là những kẻ thừa hành chủ trương chính sách của đảng LĐ. Khi bị dân phản đối, họ bị làm vật hy sinh để chống đỡ và cứu nguy cho đảng, tạm thời bị huyền chức một thời gian, rồi được trọng dụng trở lại. Nếu các kẻ nầy mà tự ý làm sai trái chủ trương của đảng LĐ, nếu không bị thủ tiêu hoặc tù tội, thì cũng bị loại luôn, mà không bao giờ trở lại được chính trường, như trường hợp Dương Bạch Mai, Ung Văn Khiêm, Hoàng Minh Chính.trong vụ án mà CS gọi là "Vụ án Tổ chức chống Đảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài".

Những đảng viên LĐ đã lỡ bị hành quyết hay chết trong các trại tù sau cuộc CCRĐ được xem là thành phần yêu nước, hy sinh vì cách mạng, gia đình được hưởng chính sách ưu đãi. Những đảng viên bị oan, nếu còn sống, được phục hồi danh dự và tái thu nạp vào chức vụ cũ. Thường dân bị oan được bồi thường, nhưng chỉ có tính cách tượng trưng và được sắp xếp lại thành phần giai cấp xã hội, để có thể tái hội nhập trở lại trong đời sống, không còn bị cô lập hay ngược đãi.

Theo dài BBC ngày 17-10-2004, mục "Ý kiến bạn đọc", có người cho biết rằng: "Theo báo Hà Nội Mới, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa quyết định trợ cấp cho một số trường hợp có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp."[3 triệu đồng VN năm 2004 tương đương với khoảng dưới 200 Mỹ kim]. Tuy nhiên cho đến nay, không có tin tức gì về việc bồi thường nầy cả.

HẬU QUẢ LÂU DÀI
Nền nông nghiệp suy sụp: Thông thường, nhà cầm quyền tổ chức CCRĐ nhắm giải quyết những sai lầm của nền nông nghiệp cũ, giúp nông gia tăng gia sản lượng nông nghiệp, thăng tiến đời sống dân chúng. Những cuộc CCRĐ của cộng sản chấm dứt năm 1956 lại đi đến kết quả ngược lại, đời sống nông dân tụt hậu, sản lượng giảm xuống rõ rệt. Lý do vì trong các giai đoạn đầu của cuộc cải cách, đất đai bị chia thành nhiều mảnh nhỏ. Nông dân mới nhận đất chưa có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, thiếu tài chánh để mua trâu bò dụng cụ, phân bón để cày cấy. Sau đó, vào cuối giai đoạn 5, việc suy sụp kéo dài nhiều năm vì nhà nước cộng sản đưa ra kế hoạch hợp tác lao động, tổ chức hợp tác xã nông nghiệp và những nông trường quốc doanh tập thể từ khoảng năm 1957, 1958.(Bernard Fall, sđd. tt. 284-287.)

Đảo lộn luân lý xã hội, tiêu diệt tình người: Chiến dịch CCRĐ của cộng sản đã khủng bố tinh thần dân chúng, làm cho mọi người sợ hải khép mình vào kỷ luật cai trị cộng sản, và nhất là đánh tan nề nếp xã hội cũ, làm sụp đổ nền tảng luân lý cổ truyền của dân tộc, tiêu diệt tận gốc rễ tình cảm giữa người với người. Trong khi quyết tâm thực hiện phương châm "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận ngọn" (nghĩa là tiêu diệt từ trên xuống dưới bốn thành phần trí thức, phú thương, địa chủ, cường hào), cộng sản đã khuyến khích, ép buộc, đe dọa mọi người tố cáo, đấu tố lẫn nhau, dù đó là cha mẹ, vợ chồng, con cái. Do đó, chẳng những đã xảy ra cảnh đấu tố giữa người với người ngoài xã hội, mà trong gia đình cũng xảy ra cảnh đấu tố với nhau giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng, và anh chị em.

Năm 1315, vua Trần Minh Tông (trị vì 1314-1329) ra chỉ dụ cấm trong một nhà, cha con, vợ chồng, nô tỳ tố cáo lẫn nhau. Điều luật nầy dung túng những sai trái diễn ra trong gia đình, nhưng cũng góp phần gìn giữ trật tự gia đình, đơn vị căn bản của xã hội. Trong khi đó, vì muốn khai thác triệt để tin tức hoạt động cá nhân, cộng sản khuyến khích việc đấu tố giữa những người trong gia đình, đã làm hỏng hoàn toàn giềng mối nề nếp luân lý đạo đức gia đình Việt Nam. Sống trong hoàn cảnh như thế, không còn ai tin ai, không còn tình người, dù giữa những người thân nhất trong gia đình. Sau đây là lời trong hồi ký của một nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt lúc đó về cuộc đấu tố trong các tòa án nhân dân: ".Các đội cải cách ruộng đất đã để cho nông dân xỉ vả người bị gọi là địa chủ , thậm chí để nàng dâu xỉ vả mẹ chồng, con xỉ vả bố mẹ, mà người bị gọi là địa chủ cứ phải cúi đầu không được thanh minh phải trái."(Hoàng Văn Hoan, sđd. tr. 361.)

Gần đây, nhà văn Hoàng Tiến ở Hà Nội, đã kể lại câu chuyện một nông dân tham gia CCRĐ, chất vấn ông địa chủ như sau:
"Thằng kia! Ngẩng mặt lên! Mày biết tao là ai không?"
Địa chủ: "Dạ thưa ông, có ạ. Ông là con của con!"
(Trích Ánh Dương, ngày 26-11-2005).

Câu chuyện nầy được nhà văn Hoàng Tiến, hiện ở trong nước, kể lại trong lá thư đề ngày 25-11-2005, gởi cho các cấp lãnh đạo đảng CSVN, để góp ý với Đại hội đảng CSVN sắp diễn ra trong năm 2006, thì không thể là một câu chuyện bịa đặt được, mà phải là một câu chuyện có thật. Theo nhà văn Hòang Tiến, "nó đã làm thương tổn đến cõi tâm linh sâu thẳm của người Việt Nam, còn đau thắt đến tận hôm nay."

Một sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng quân đội cộng sản Bắc Việt, từng chứng kiến những ngày tháng hãi hùng trong CCRĐ, đã nói lên cảm nghĩ chua chát về người lãnh đạo tối cao của nhà nước cộng sản Hà Nội, kẻ đã đạo diễn tất cả những tấn tuồng đau thương và đẵm máu của dân chúng Bắc Việt:
"Ông ấy [chỉ Hồ Chí Minh] biến những con người lương thiện thành những con quỷ..."
(Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày , Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 249.)

Chính ông Hồ đã làm gương cho cán bộ đảng viên trong việc đấu tố nầy. Năm 1952, trong thí điểm CCRĐ tại 6 xã thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, tòa án nhân dân đã kết án tử hình bà Nguyễn Thị Năm, tức bà Cát Hanh Long, một ân nhân của đảng LĐ, người đã từng che chở, nuôi ăn chẳng những ông Hồ, mà hầu hết các nhà lãnh đạo đảng LĐ. Khi bị đấu tố, bà kêu cứu đến ông Hồ. Ông ta biết chuyện nầy, nhưng ông ta đã để mặc cho bà bị giết thảm thương. Chuyện nầy của ông Hồ thật đúng với một câu tục ngữ Việt Nam:
"Giúp vật, vật trả ân, giúp nhân, nhân trả oán."

Dư luận lúc đó ở Hà Nội còn cho rằng, một nhà lãnh đạo khác của đảng LĐ, tổng bí thư Trường Chinh Đặng Xuân Khu, đã đấu tố cả cha mẹ của ông ta. Vì vậy, ở Hà Nội lưu truyền một câu đối hết sức bất hủ:
"Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác-Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng/ Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu."

Tâm lý "kiêu nông": Mao Trạch Đông chủ trương "lấy nông thôn bao vây thành thị". Nông dân được xem là thành phần nòng cốt trong cuộc cách mạng cộng sản, dùng làm giai cấp tiên phong trong cách mạng, trên cả công nhân. Chủ trương nầy được CSVN noi theo. Do đó, thành phần nông dân rất được CSVN đề cao. Trong cuộc CCRĐ, CSVN đã sử dụng bần nông làm công cụ để đẩy mạnh phong trào đấu tố. Từ trước đến nay, các bần nông chỉ giữ chức cao nhất là "thằng mõ", thuộc hạng chót cùng ở xã thôn, phụ trách việc đánh mõ rao tin tức trong làng, nay lần đầu tiên được làm "quan tòa", rồi có người được đề bạt nắm giữ vai trò lãnh đạo thôn xã, trở thành những hào mục mới. Bỗng chốc "thăng quan", các bần nông không khỏi mang tâm lý hãnh diện về giai cấp nông dân và nhất là bần nông. Tâm lý hãnh diện nầy đôi khi biến thành tâm lý "kiêu nông". Họ tự cho rằng chính họ là thành phần rường cột trung kiên của chế độ cộng sản, đã góp công đầu làm cho cuộc CCRĐ thành công. Tâm lý kiêu nông nầy cũng giống như tâm lý kiêu binh ở Thăng Long thời chúa Trịnh vào thế kỷ 18.

Từ bần nông ít học được đưa vào hàng ngũ lãnh đạo cơ sở làng xã vào đầu thập niên 50, một số người nầy, nhờ thâm niên tuổi đảng, dần dần thăng lên các cấp cao hơn trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng Sản, từ địa phương đến trung ương. Ngoài ra, nhờ lý lịch gia đình "tốt", và càng "tốt" hơn nữa nếu "tam đại bần cố nông" (ba đời bần cố nông), con cái của giai cấp nầy được ưu tiên chọn vào làm việc trong những ngành quan trọng và nắm những chức vụ then chốt trong chế độ cộng sản.

Tâm lý chung cố hữu của nông dân, nhất là nông dân Việt Nam, thường bảo thủ, nên những nhà lãnh đạo cộng sản xuất thân từ giai cấp nầy thường thiển cận, không cởi mở. Dư luận kể rằng có một nông dân làm nghề hoạn heo (tức thiến heo theo lối cổ truyền ở nông thôn) đã lên tới chức thủ tướng CHXHCNVN, rồi tổng bí thư đảng CSVN, nên hết sức bảo thủ và ngoan cố. Phải chăng tâm lý kiêu nông là một trong những lý do giải thích vì sao trong một thời gian dài, đảng CSVN là một trong những đảng Cộng Sản khép kín nhất trên thế giới?

Tóm lại, hậu quả của cuộc CCRĐ thật tai hại. Những sai lầm trong CCRĐ không phải chỉ là sai lầm chính trị, mà cả sai lầm văn hóa. Những hậu quả về nhân mạng, về kinh tế, về vật chất dầu to lớn và đau thương nhưng dần dần sẽ qua đi và có thể sửa đổi được. Riêng hậu quả về văn hóa và xã hội thật trầm trọng. Con người cấu xé con người như súc vật. Tình người, đạo đức, luân lý, niềm tin hoàn toàn bị tan vỡ, và sẽ còn tiếp tục bị tan vỡ khi chế độ cộng sản còn tồn tại trên đất nước thân yêu. Ngày xưa, Lão Tử đã nói đại khái rằng: "Làm thầy thuốc sai thì hại một người; làm chính trị sai thì hại một thế hệ; làm văn hóa sai thì hại muôn đời." Không biết khi nào Việt Nam mới có thể hàn gắn được những chấn thương văn hóa trầm trọng do chế độ cộng sản gây ra từ khi ông Hồ Chí Minh nhập cảng chủ nghĩa CS vào Việt Nam, rồi cướp chính quyền, thực hiện cuộc CCRĐ và cho đến ngày nay?

Sử Gia TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, Canada)

1. "Giảm tô, giảm tức": Tô: tiền thuê đất mà tá điền (nông dân cày ruộng) trả cho chủ đất (điền chủ hay địa chủ). Tức: lãi trên số tiền hay trên số lúa tá điền vay của chủ điền. Số lãi nầy nặng hay nhẹ tùy theo sự thỏa thuận giữa người cho vay và người xin vay, thường thường là rất nặng, lại lũy tiến, nên có lúc tiền lãi cao hơn tiền vay.

2. Hoàng Văn Chí, sđd. tt. 293-315, trích đăng lại bài "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo" của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, tt. 293-315. Trong bài nầy, luật sư Tường nhắc lại câu khẩu hiệu trên đây của Uỷ ban CCRĐ.

3. Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả [chữ Trung Hoa], Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972; bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.


Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu, Nghệ An - 1956:
http://www.nuvuongcongly.net/hinh-anh-tu-lieu/t%C6%B0-li%E1%BB%87u/t%C6%B0-li%E1%BB%87u-cu%E1%BB%99c-n%E1%BB%95i-d%E1%BA%ADy-qu%E1%BB%B3nh-l%C6%B0u-ngh%E1%BB%87-an-1956/










Thư Hồ Chí Minh về việc cải cách ruộng đất. Gởi Staline
Letter from Ho Chi Minh to Stalin. 30 Oct 1952 (1) - document 86
Thư ngày 30-10-1952 của HCM gửi Staline (tài liệu số 86-87) nhắc đến đề án Cải Cách Ruộng Đất và xin trợ giúp thuốc men, gửi sinh viên du học và xin thêm nhiều loại vũ khí phòng không:
.
Đồng chí Staline kính mến,
Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án Cải Cách Ruộng Đất của Đảng Lao Động Việt Nam và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.
Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu và hy vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.
1/ Cử một hoặc hai đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đây. Nếu các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao thiệp với nhiều người. Từ Bắc Kinh đến chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.
2/ Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hoá lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ sẽ có người là đảng viên và cũng có người chưa phải là đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ?
3/ Chúng tôi muốn nhận từ phiá các đồng chí 10 tấn thuốc ký ninh cho quân đội và thường dân, có nghiã là 5 tấn trong nửa năm.
4/ Chúng tôi cần những loại vũ khí sau đây:
a- Pháo cao xạ 37 ly cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cấp số đạn dược cho mỗi khẩu pháo.
b- Pháo dã chiến 76.2 cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu pháo.
c- 200 khẩu súng phòng không 12.7 ly và 10 cấp số đạn cho mỗi khẩu.
Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày 8 hoặc 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.
Gửi tới đồng chí lời chào Cộng sản và lời chúc tốt đẹp nhất.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
30-12-1952
nguồn: www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam 1/23.shtml
Экспонаты историко-документальной выставки
"Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое
сотрудничество. 1950 - 1990 гг."
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
Exhibits of historical and documentary exhibition
"The Soviet-Vietnamese economic and scientific-technical
cooperation. 1950 - 1990"
Letter from Ho Chi Minh, Stalin. 1952
http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/23.shtml





Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất. Gởi Staline, ngày 31-12-1952. :

Đồng chí Staline kính mến,
Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi [*] và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.
Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
31-10-1952
.
.
[*] Liu Shaoshi là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng Hòa ND Trung Hoa, nhân vật quyền lực thứ nhì sau Mao Trạch Đông
(Tài liệu số 88)

http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml




Cải Cách Ruộng Đất Qua Lời Kể Của Nhà Thơ Hữu Loan:

Từ một tình sử đau buồn trong đó người vợ trẻ bị chết đuối sau đám cưới có bảy ngày, một anh bộ đội vệ quốc quân đã kể cho tôi nỗi đau buồn tê tái của mối tình đầu xuất hồn khỏi con tim ra thành bài thơ bất hủ. Chính bài thơ đó đã tạo nên tên tuổi anh. Cô dâu mới vô phúc kia là Lê Đỗ Thị Ninh. Đại tác phẩm thi ca nói trên mang nhan đề “Màu tím hoa sim” thuộc về nhà thơ Hữu Loan. 

 Nhà thơ già kể lại cho tôi nghe tình sử ấy một cách say sưa với nét mặt hằn vết nhăn tuổi tác như sống lại với kỷ niệm xa xưa cách nay nửa thế kỷ, rồi chua chát mỉm cười hỏi tôi: 

 - Thỏa mãn chưa, chú Hưng?  
Tôi trả lời : 

 - Thưa anh, em thật thỏa mãn, vì đã hơn năm mươi năm rồi mới gặp lại anh, lại được chính anh kể cho nghe về tình sử đó. Từ trước tới giờ, không riêng em mà nhiều người từng yêu mến bài thơ “Mầu Tím Hoa Sim” cũng chỉ hiểu sơ qua lời tâm sự chứ không biết cặn kẽ về cuộc tình tuyệt đẹp mà đau buồn đó. Bây giờ, xin anh cho em biết thêm một chuyện khác về cuộc đời riêng của anh từ cuối năm 1952, sau ngày em về Hà Nội. 

 Khi ấy, với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng tái lập hòa bình cho xứ sở, rồi trở về đến thủ đô, lý do gì mà anh và anh Quang Dũng, những sĩ quan trung cấp ưu tú và văn nghệ sĩ nổi danh, lại không được nhà nước ưu đãi như đối với các người có công khác. Ngược lại, các anh còn bị bỏ rơi, gạt ra khỏi giới nhà văn nhà thơ, bị treo bút và không cho công ăn việc làm. Đến nỗi anh Quang Dũng từ ngày về thủ đô chịu đói khổ, không có được một bữa cơm ăn đơn sơ cho no lòng. Còn anh thì bị trục xuất về quê và còn bị quản thúc, không được phép liên hệ với bất cứ ai. Tại sao lại như vậy, thưa anh? 

 Thi sĩ Hữu Loan lại mỉm cười chua chát bảo tôi; 

 - Chú muốn biết, anh sẽ kể rõ hết cho chú nghe. Chú, anh chị Trạch, và anh Trần Chánh Thành về Hà Nội, anh nào có hay. Sau đó, anh được anh Quang Dũng cho biết là anh ấy có đi đưa tiễn gia đình chú về Hà Nội. Anh bảo Quang Dũng rằng như thế là may cho anh chị Trạch và anh Trần Chánh Thành, chứ nếu ở lại hậu phương thì khổ, vì các anh ấy vốn thuộc giới trí thức làm quan lại cho Tây hồi xưa. 

 Đến cuối năm 1952 đầu năm 1953, chính phủ ta đi theo đường lối chính sách của Tầu. Đó là rập theo mô hình đấu tố của Mao đề ra đang được thi hành bên Tầu. Chúng gửi cố vấn sang Việt Nam, bắt buộc chính phủ ta phải thi hành việc đấu tố như Tầu. 

 Cố vấn Tầu đưa Trường Chinh lên làm chủ tịch và Hoàng Quốc Việt làm phó, bắt đầu mở màn phát động chiến dịch đấu tố cái mà chúng gọi là “địa chủ cường hào”. Tụi cố vấn Tầu chỉ định đưa bà Nguyễn Thị Năm, tên hiệu là Cát-Thành-Long chủ một đồn điền lớn ở Thái Nguyên ra đấu tố làm điển hình. 

 Trong quá khứ, bà Cát-Thành-Long là một phụ nữ rất hiền hậu, yêu nước, thương người. Bà có tiệm ở Hà Nội lấy nhãn hiệu Cát-Thành-Long và là một nhà giàu nhất nhì Hà Nội trong thời Pháp thuộc. Chính bà đã nuôi nấng, giấu giếm trong nhà nhiều cán bộ cộng sản, giúp họ khỏi bị Tây bắt. Trong số cán bộ được bà Cát-Thành-Long che chở nuôi ăn có cả Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt. Đến khi Việt Minh có chân trong Hội Đồng chính phủ, già Hồ ngầm tổ chức Tuần Lễ Vàng lấy tiền mua súng để thành lập quân đội thì người ủng hộ nhiều vàng nhất Hà Nội bấy giờ cũng chính là bà Cát Thành Long tức Nguyễn Thị Năm. 

 Rồi cuối năm 1946 chiến tranh Việt Pháp bùng nổ. Dân thành phố Hà Nội bỏ nhà bỏ cửa đi tản cư khắp trong vùng quê tỉnh nhỏ. Bà Năm cùng gia đình chạy lên Thái Nguyên ở vùng Việt Bắc vì nơi đó bà có một đồn điền lớn với nhiều tá điền. Những người này được bà Năm quý mến, lại tận tình giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, và họ cũng đều thương mến kính trọng bà. 

 Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội phải sống rất vất vả trong nghèo nàn đói khát. Gạo không có mà ăn cho đủ no. Thường thường mỗi bữa mỗi người chỉ được hai miệng bát cơm gạo mục mốc đầy thóc và sạn. Cho nên, nhiều khi bộ đội hành quân qua đồn điền của bà Năm, quân số lên cả tiểu đoàn. Bà mời họ ở lại, sai người nhà mổ bò heo, làm gà vịt để bộ đội ăn no cho có sức ra trận đánh Tây. Vì thế bộ đội ở Việt Bắc lúc đó ai cũng thương bà, gọi bà là Mẹ chiến sĩ. Thêm vào đó, bà có hai con trai đều đi bộ đội. Người con lớn làm đến sư đoàn trưởng, người con thứ làm đến trung đoàn trưởng. Cả hai đánh giặc rất hăng. 

 Ấy thế mà sau này tụi cố vấn Tầu lại bắt Trường Chinh phải đem bà Năm ra đấu tố làm điển hình. Tên Trường Chinh quá sợ nên y theo lệnh. Hoàng Quốc Việt còn chút lương tâm, viết thư về trình cho Hồ Chí Minh hay vì hắn tin rằng chỉ có già Hồ mới đủ sức can thiệp cứu mạng cho bà Năm mà thôi. Nhưng không ngờ già Hồ làm ngơ khi đọc thư tường trình của hắn, để mặc Trường Chinh mang bà ra đấu tố cho đến chết. Hai con trai bà cũng sợ, không dám về hoặc kiếm cách can thiệp gì cả. 

 Sau khi hoàn thành việc đấu tố bà Nguyễn Thị Năm, bọn họ phát động phong trào đấu tố toàn tỉnh Thanh Hóa. Từ thành phố đến huyện xuống tới xã thôn, nơi nào cũng có cán bộ đến giải thích kích động hô hào. Biểu ngữ căng đầy đường. Ngày đêm, họ tụ họp các thanh niên nam nữ, thiếu niên, nhi đồng, đi thành từng đoàn, hô to những khẩu hiệu được học thuộc “Hãy giết sạch lũ địa chủ cường hào ác bá!” “Đào tận gốc, trốc tận rễ!” “Cường hào ác bá ra tro!”... Khắp chốn, các đội cán bộ đến lôi dân chúng ra tuyên truyền nhồi sọ những lời vu oan giá hoạ dùng để áp đặt lên những người bị đem ra đấu tố. Dân chúng kinh hoảng khi thấy đội cán bộ vào làng để học tập việc đấu tố. Quyền hành sinh sát trong tay họ. Dân chúng sợ quá nói với nhau “Nhất Đội, nhì Trời”! Đội gieo tang tóc, máu đổ thịt rơi, gây kinh hoàng, làm cho từng người dân đêm nằm ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớp lo có người trong đội hoặc du kích rình rập bên ngoài nghe trộm. 

 Nhà thơ Hữu Loan ngừng nói, nhấp vài hớp trà, rồi nhìn tôi đăm đăm, kể tiếp : 

 - Lúc đó, anh còn là chính trị viên tiểu đoàn. Anh thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Hơn nữa, mình là người có học, hiểu biết luân thường đạo lý, lại có tâm hồn nghệ sĩ, nên anh cảm thấy chán nản quá và không còn kính trọng già Hồ cũng như chủ nghĩa cộng sản nữa. Tuy nhiên, anh đã trót làm đảng viên được mấy năm rồi. Thú thật với chú, lúc đó anh thất vọng vô cùng! 

 Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa anh ở độ mười lăm cây số, có một gia đình địa chủ rất giầu nắm trong tay gần năm trăm mẫu tư điền. Ông địa chủ giầu lòng nhân đạo, rất yêu nước thương người. Ông thấy bộ đội sư đoàn 301 của anh thiếu ăn, nên ông thường cho tá điền gánh gạo tới chỗ đóng quân để ủng hộ bộ đội. Anh là Trưởng Phòng Tuyên Huấn và Chính Trị nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông ta, đồng thời đề nghị lên Sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông. Riêng anh rất quý mến và luôn luôn nhớ đến ông. 

 Thế rồi một hôm anh nghe tin gia đình ông địa chủ ấy bị đội đấu tố mang cả hai vợ chồng ra cho dân đấu tố, sỉ vả, nhục mạ, rồi chôn xuống đất để hở có cái đầu lên thôi. Xong, họ cho trâu kéo bừa qua lại hai cái đầu cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ xấu số chỉ còn có một cô con gái mười bảy tuổi được tha chết nhưng bị đội đấu tố đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo. Dã man hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm dân chúng cả việc lấy các con cái của địa chủ làm vợ làm chồng. 

 Anh Hữu Loan chớp chớp đôi mắt nhăn nheo có hai vành mi ướt đỏ đượm mầu thương cảm. Anh mím miệng, nuốt nước bọt cho bớt nghẹn cổ, rồi kể tiếp : 

 - Biết chuyện thảm thương giáng xuống gia đình ông bà địa chủ mà anh hằng nhớ ơn, anh trở về xã đó xem cô con gái của họ sinh sống ra sao, vì trước kia anh cũng biết mặt cô ta. Lúc gần tới nơi, may sao anh gặp cô ta áo quần rách mướp, mặt mày lem luốc, đang lom khom tìm lượm vài củ khoai mà dân bỏ sót nhét vào túi áo, rồi chùi vội một củ vào quần đưa lên miệng gặm. Anh quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra. Anh lại gần hỏi thăm và được cô ta kể lại rành rọt hôm cha mẹ cô bị đấu tố chết ra sao. Cô ta khóc mếu nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hàng ngày cô phải đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong cái miếu hoang; cô rất đói khổ lo lắng, không biết ngày mai còn sống hay sẽ chết vì đói khát! 

 Anh nghe mà lấy làm thương tâm quá, trong lòng vô cùng xúc động. Anh bèn đem cô ta về quê của anh, rồi bất chấp lệnh cấm, anh đã lấy cô ta làm vợ. Cho đến ngày nay, bà ấy đã cho anh mười người con ngoan. Khi xưa, quê anh nghèo, nhà anh cũng nghèo, anh lại còn ở trong bộ đội nên không có tiền. Nhưng hai vợ chồng cố gắng chịu đựng đùm bọc nhau bữa đói bữa no. 

 Sau khi lấy vợ, anh trở lại đơn vị làm đơn xin bỏ ngũ và trả lại thẻ đảng, rồi về quê luôn không chờ cấp trên có chấp thuận cho anh giải ngũ hay không. Được một năm, vợ anh sinh cho anh một cháu trai rất kháu khỉnh. 

 Năm 1954 Việt Minh thắng thực dân Pháp. Cuối năm đó, nhà nước bảo Tố Hữu đặt Nguyễn Đình Thi là một văn nô làm chủ tịch hội nhà văn miền Bắc cộng sản, quy tụ hết nhà văn vào hội. Anh ở dưới quê nhưng Nguyễn Đình Thi cho mời anh lên Hà Nội nhận chức tổng thư ký hội nhà văn Bắc Việt. Anh thương vợ con cả năm sống ở nhà quê với mảnh vườn ba trăm thước, nên bàn với vợ anh: ”Nhân dịp hội nhà văn mời cộng tác, vợ chồng mình lên đó có lương và tiêu chuẩn gạo cũng đỡ khổ hơn là ở quê nhà.” Thế là hai vợ chồng thu xếp lên Hà Nội ngay. Anh thi hành chức vụ tổng thư ký, được cấp một căn nhà nhỏ, được lĩnh gạo cho hai vợ chồng và hai đứa con trai. Hàng tháng, anh còn lĩnh số lương khiêm tốn để mua thức ăn. 

 Sau ít tháng, Tố Hữu ra lệnh cho Nguyễn Đình Thi tổ chức Đại hội Nhà văn toàn thể miền Bắc quy tụ tất cả anh chị em văn nghệ dân sự cũng như quân sự. Tất cả mọi người kéo về Hà Nội họp mặt đầy đủ, ai nấy hồ hởi lắm. 

 Hội Nhà văn mời hết khách quý trong các ngoại giao đoàn. Anh được chọn làm thư ký ngày Đại hội. Cán bộ đảng và nhân viên chính quyền tới tham dự, có Hồ chủ tịch ra đọc diễn văn khai mạc cho long trọng. Trong bài diễn văn, ông Hồ chú trọng nhất đến trách nhiệm nặng nề của nhà văn lúc đó và vạch ra đường hướng cho anh chị em nhà văn đi theo. Tựu trung, ông muốn đưa ra một chỉ thị... 

 Nghe anh Hữu Loan kể đến đây, một ý nghĩ nảy ra trong đầu, tôi vội giơ tay ngăn anh lại, rồi ôn tồn nói: 

 - Xin anh vui lòng kể chi tiết buổi khai mạc Đại hội nhà văn có ông Hồ chủ tọa. 

 Anh Hữu Loan bóp trán, rồi chậm rãi nói : 

 - Lúc ông Hồ ra đọc diễn văn khai mạc, ông cúi chào và cám ơn các quan khách, cán bộ đảng cùng nhân viên chính quyền, và các văn nghệ sĩ (mà ông gọi bằng “các chú”). Đọc xong diễn văn, ông nói thêm: ”Các chú văn nghệ sĩ hãy nghiêm túc học tập để hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình.” Đoạn ông hỏi: “Ai có ý kiến gì thì cứ mạnh dạn góp lời để bổ túc thêm. Tôi rất hoan nghênh.” 

 Trong số anh em nghệ sĩ đi họp hôm đó có nhiều vị thuộc loại nhà văn tiền chiến nhiều tuổi hơn hoặc bằng tuổi ông Hồ. Thế mà ông ta cứ ngang nhiên gọi tất cả là “các chú”. Điều này làm anh nổi tự ái và nóng mắt. Anh liền giơ tay lên xin góp ý. Ông Hồ thấy anh xung phong liền đi lại bắt tay anh cười thân mật nói: ”Chú có ý kiến gì đóng góp, cứ tự nhiên phát biểu để mọi người cùng nghe.” Anh khoanh tay lễ phép cúi đầu: ”Dạ thưa Chủ tịch kính mến của dân tộc Việt Nam, tôi được Chủ tịch cho phép đóng góp ý kiến, do vậy tôi xin mạo muội đưa ra một đề nghị nho nhỏ thô sơ, nếu có gì sơ suất thất thố xin Chủ tịch rộng lòng tha thứ cho.” “Không sao. Chú cứ tự nhiên góp ý.” Già Hồ nói. 

 ”Kính thưa Chủ tịch kính mến, tôi thật là vui sướng được chỉ định làm thư ký trong những ngày Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất. Đại hội này là biến cố trọng đại sẽ được ghi vào lịch sử đồng thời cũng là niềm hãnh diện cho tất cả anh chị em văn nghệ sĩ khắp nơi được về thủ đô hội họp gặp mặt cùng nhau học tập chuẩn bị cho hướng đi ngày mai như lời dạy bảo của Chủ tịch nói trong bài diễn văn khai mạc. Vinh dự lớn lao cho anh chị em văn nghệ sĩ là được Chủ tịch anh minh kính mến làm chủ tịch danh dự của ngày Đại hội cũng như đọc diễn văn khai mạc trước các quan khách ngoại giao đoàn, các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước ta mới độc lập và có chủ quyền. Để Chủ tịch giữ trọn vẹn cương vị và tư thế của một vị lãnh đạo anh minh có công đuổi được thực dân Pháp giành độc lập cho quốc gia, tôi xin phép Chủ tịch góp một ý kiến thô thiển là xin Chủ tịch hãy gọi các văn nghệ sĩ là “anh chị em văn nghệ sĩ” thay vì “các chú văn nghệ sĩ”. Bởi vì đây là ngày trọng đại có đủ quan khách quý hóa chứ không phải là một buổi họp tọa đàm thân mật của văn nghệ sĩ. Nếu ở trong buổi họp thân mật mà Chủ tịch gọi chúng tôi là “các chú” văn nghệ sĩ thì anh chị em sẽ vui lắm vì đó là lời thân mật của gia đình văn nghệ.” 

 Nói xong, anh lễ phép cúi đầu chào Chủ tịch và các quan khách cùng văn nghệ sĩ ngồi dưới. Anh nghe có một vài tiếng vỗ tay. Liền đó, ông Hồ tiến lại bắt tay rồi ôm lấy anh với nụ cười rất xã giao của nhà chính trị. Ông nói: ”Tôi thành thật khen chú đã góp ý hay cho tôi. Tôi xin ghi nhận.” Nói xong, để tỏ ra mình là người trên biết ghi nhận lời kẻ dưới, ông Hồ quay lại nói với văn nghệ sĩ cùng quan khách bên dưới: ”Kính thưa văn nghệ sĩ, tôi xin thành thật ngợi khen lời góp ý của nhà thơ Hữu Loan, và bây giờ xin anh em ai có ý kiến gì hay cứ việc mạnh dạn lên đây phát biểu. Chúng ta là văn nghệ sĩ cần phải nói thẳng nói thật để sáng tác phục vụ cho nhân dân.” 

 Anh đi xuống bàn thư ký. Khi bước ngang qua hàng ghế đầu, anh liếc nhìn thấy Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi mặt lạnh như tiền, hai cặp mắt nhìn anh không một tí thiện cảm. Anh biết hai ông thầy của anh rất ghét và tức anh, nhưng anh làm lơ về chỗ ngồi tiếp tục nhiệm vụ của mình. 

 Tiếp theo đó, là phần thảo luận các đề tài trong bài diễn văn của ông Hồ nêu ra. Đến mười hai giờ, mọi người nghỉ đi ăn, chờ buổi chiều bàn tiếp. Anh cũng rời chỗ đi ăn cơm. Khi ra phòng ngoài, nhiều bạn bè xúm lại bắt tay anh ôm anh và tỏ lời khen ngợi anh can đảm nêu ý kiến rất hay. Tuy nhiên, một số đông nhìn anh bằng cặp mắt không những tỏ ra thiếu thiện cảm mà còn khinh khi nữa. Trong số bạn bè yêu mến và ca ngợi anh, có một anh bạn vỗ vai anh bảo nhỏ: ”Cậu hay lắm! Nhưng hãy giữ mình thận trọng đó!”  


TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: 

CÂU HỎI KHÓ KHÔNG ĐƯỢC TRẢ LỜI


Hà Nội, sáng ngày 8 tháng 7 2014, tại Triển lãm CCRĐ, một ông cán bộ đang thao thao bất tuyệt về việc được nhìn thấy cái áo nông dân ( chắc trước đến giờ ông này chỉ gặp cán bộ).  
JB Nguyễn Hữu Vinh hỏi một câu: Cuộc CCRĐ là lấy đất của địa chủ chia cho dân cày, bây giờ quan chức, cán bộ lại nhiều ruộng nhất, ông nghĩ sao về cuộc CCRĐ có phải làm lại không? Ông ta... không biết.







TRẠI GIAM CỔNG TRỜI









LOẠT BÀI PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI RFA


HỒ CHÍ MINH Nhận Định Tổng Hợp.
Tác phẩm nghiên cứu Của Nhà Biên Khảo MINH VÕ
LINK truy cập: 
http://motgocpho.com/forums/showthread.php?t=3556