Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phia Chèm. Tới dốc lên đê, ông bảo tôi dừng xe..
- Con nhớ lấy chỗ nay, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ xuống - cha tôi chỉ tay về phia trước
- Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nến đạo đức và rộng ra, của một thời đạị..
Mắt cha tôi mờ đị Giọng ông đứt quãng.
- Con không hiểu bố muốn nói gì...
- Lúc này con không hiểu cũng được, hiểu bây giờ vừa sớm, vừa nguy hiểm. Việc của bố là đánh động tri nhớ của con, bắt nó ghi nhớ lại một lời nói không rõ ràng để đừng quên, sau này... Thôi ta về.
Trên đường về nhà, cha tôi không nói thêm lời nào nữa Tôi cũng không dám hỏi Nếu cha tôi đã không nói, có nghĩa là hỏi cũng vô ich.
Ông Nguyễn Tạo đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau:
Bố anh không muốn kể vì vào thời câu chuyện xảy ra, bố anh không còn làm việc với bác Hồ nữa, bố anh mình không nắm rõ, không trực tiếp biết sự việc, không biết chi tiết, kể không đầy đủ, không khách quan. Hoặc giả, bố anh sợ anh biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh... Nhưng bố anh muốn có lúc anh sẽ viết ra Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng không ngoài ý đó.
- Bác biết ?
Ông gật đầu.
- Không phải mình tôi biết. Còn nhiều người biết. Những người trong nghành công an ở cấp vụ hồi bấy giờ đều biết cả...
- Vậy chuyện gi đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác?
- Một vụ án mạng oan khuất.
- Ở nơi bố cháu chỉ cho cháu?
- Ở đó. Một người đàn bà bị xe cán chết, nhưng không phải thế , mà là xác của người đó.
- Một hiện trường giả !!?
Ông thở dài, ngậm ngùi:
Người đàn bà đó tên là Nông thị Xuân, quê ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Chị Xuân này rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa, được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào trông nom sức khỏe cho Bác Hồ...
- Thời gian nào, thưa bác?
- Sau khi hoà bình lập lại, khoảng năm 1955...
- Cùng được tuyển một lúc với chị Xuân, còn có hai người em gái chị ta, em họ, cũng là con cái gia đinh gốc cách mạng cả. Họ được bố tri ở trong một ngôi nhà ở Phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang Trung. Thông thường Trần Quốc Hoàn tự đích thân đưa chị Xuân vào gặp Bác, sau đó lại đưa về...
- Mỗi lần như vậy chị ta ở lại bao lâu?
- Không chừng... Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm.. . Người đàn bà này rất được lòng Bác. Họ có với nhau 2 đứa con. Đứa con gái, con của chị, được Bác đặt tên là Trinh. Đứa sau, con trai, được đặt tên là Trung, Nguyễn Tất Trung.
-Về sau nay thằng Trung được Bác ủy thác cho ông Vũ Kỳ (*) chăm sóc, coi như con ruột... Có người nói chỉ có thằng Trung mới là con đich thực. Việc này tôi không rõ lắm.
Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật được giữ rất kín.
Vợ chồng Nguyễn Tất Trung và Lưu Thị Duyên cùng con là Nguyễn Thanh Trung (sinh năm 1992) tại gia đình ông Vũ Kỳ vào năm 1998; người có râu trắng dài là ông Vũ Kỳ (*), mất năm 2005; bên trái ông Kỳ là ông em ruột. Trung và vợ con ở phía phải
- Như vậy, có thể coi như Nông thị Xuân là Hoàng hậu cuối cung trong lịch sử Việt Nam?
Ông cười chua chát:
-Có thể coi là như vậỵ Và là Bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra những đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha... tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã như thể đó là những đưa con tội lỗi !!!
- Ai đã giết Nông thị Xuân?
- Đừng vội, cháu nghe đã. Hãy ghi nhận sự việc này: Vào một buổi sáng mùa hè năm 1961 hay 1960 nhỉ, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe cvn chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm. Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông thị Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn
- Tại sao lại Trần Quốc Hoàn?
- Bởi vì Nông thị Xuân là người thuộc một trong những cơ quan trung ương và sự việc xảy ra phải được báo cáo ngay cho Trần Quốc Hoàn biết.
- Rồi sau đó thì sao?
- Chưa hết. Sau đó một cô em gái của Nông thị Xuân tức tốc trở về Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi lên trên sông Bằng Giang.... Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng với Nông thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra hàng quán gần đấy mua dầu đốt hay cái gì đó cũng mất tích luôn... Như vậy là cùng một thời gian, có thể là cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.
- Về những cái chết này không có ai điều tra hết?
- Không.
- Tại sao thưa bác?
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để không có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn ?
Phải - ông thở dài - Tất cả những người biết việc này đều có lỗi với hương hồn chị Xuân và hai cô em. Tất cả đã cúi đầu trước guồng máy, trước uy tín của Đảng có thể bị mất đi bởi vụ bê bối này Mọi người đều lầm khi nghĩ như vậy..
- Vì sao Trần Quốc Hoàn giết bà Xuân?
-Đó là một câu chuyện dài :khi Bộ Nội Vụ, vì công tác bảo vệ, bố trí cho mấy chị em cô Xuân ở ngôi nhà của Bộ ở phố Hàng Bông thợ Nhuộm, thi chỉ vài người được biết họ là ai Trong ngôi nhà này không phải chỉ có mấy chị em cô Xuân mà còn có mấy gia đinh cấp vụ khác ở cùng. Thời gian trước khi cô Xuân bị giết ít lâu, Trần Quốc Hoàn thường tới đó. Việc Trần Quốc Hoàn tới thăm rồi cưỡng hiếp cô Xuan, cô em của cô Xuân biết, cô có nói lại cho người yêu của mình ở quê. Anh này về sau, khi cô ta bị giết nốt, xác nổi lên ở sông Bằng Giang rồi,anh ta đã có làm đơn tố cáo gởi Trung ương.
- Và Trung ương im lặng?
- Không phải anh ta gởi ngay lập tức, ngay lập tức thì anh ta cũng bị giết ngay, mà mãi,.... mãi về sau này.
- Cụ Hồ không có ý kiến về mấy cái chết oan khuất đó!! ?
- Có nhiều điều chúng ta không biết được. Tôi nghĩ thân phận Bác lúc ấy cũng tội nghiệp lắm. Biết nói với ai !!? Với Lê Duẩn chăng? Hay Lê Đức Thọ? Hay nói thẳng với Trần Quốc Hoàn? Tôi nghĩ Bác Hồ là con người cũng biết đau khổ. Nhưng cái thế của Bác đã buộc Bác phải im lặng...
- Nghĩa là theo bác, ông Hồ không có lỗi? - Trong mấy cái chết oan nói trên?
Không.
- Nhưng sự im lặng trước cái chết của họ? Bỏ ra mối quan hệ tình cảm, chỉ nói tới cái chết oan khuất của những con người, với tư cách đồng bào thôi, có thể im lặng được không?
-Thế hệ các anh rất khắc nghiệt trong sự phán xét... Ông thở dài
-Tôi hiểu các anh. Các anh vô can. Các anh chỉ nhìn thấy một lẽ công bằng, đòi phải có nơi ĐẢNG, nhưng có nên như vậy không? Hay là cần phải độ lượng hơn với sự yếu đuối của con người. Dù họ có là ai đi chăng nữa...
Hồi ký "Đêm giữa ban ngày" của Vũ Thư Hiên, con của ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của Hồ Chí Minh. "Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị " 1997, trang 263 - 265.
Vũ thư Hiên bị bắt 1967 và trả tự do 1976 ông bị tù oan trong vụ án "Xét lại".