ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Saturday, April 13, 2013

Đại sứ quán Việt nam tại Nga: Trung tâm tổ chức buôn người, mãi dâm...



Vietnamese Embassy in Russia: Center organized human trafficking, prostitution...




















Em Thái Hà, nạn nhân vị thành niên về đến phi trường Tân Sơn Nhứt, ngày 04 3, 2013



Cô Bé Hương gặp lại em Thái Hà, nạn nhân mới từ Nga về
(Phi trường Tân Sơn Nhứt, ngày 7 tháng 3, 2013)




Lê Thị Thu Linh, một nạn nhân bị đánh đập nặng nề. Cô có thân nhân ở Canada




Hà Thị Mỹ Duyên, nạn nhân bị đánh dập sống mũi, 
chị em họ với Lê Thị Thu Linh. Cô có dì ruột ở Canada.



Phạm Thị Bé Trang, nạn nhân lâm trọng bệnh 
nhưng không được chăm sóc y tế  và vẫn phải đi khách


Lê Thị Ngân Giang, một trong 8 nạn nhân còn kẹt bên Nga









http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130426_my_duyen_lao_dong_nga_iv.shtml








Quốc Hội Hoa Kỳ Tổ Chức Điều Trần Về Nhân Quyền Ở Việt Nam:


Video streaming by Ustream













Đơn điều trần, tố cáo của cô Danh Hui 



 








Phát biểu của cô Danh Hui 

Ngày 11 tháng 4, 2013 tiểu ban đặc trách nhân quyền của Uỷ Ban Đối Ngoại, Hạ Viện Hoa Kỳ, tổ chức buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Cô Danh Hui là một trong 5 nhân chứng được mời điều trần. Dưới đây là bản điều trần tiếng Việt của Cô Hui. Bản điều trần dịch sang tiếng Anh, chi tiết hơn, đã được đưa vào hồ sơ Quốc Hội. Việc Cô Hui điều trần tại Quốc Hội nằm trong kế hoạch giải cứu toàn bộ các nạn nhân trong vụ buôn người này. Dân Biểu Christopher Smith, người triệu tập buổi điều trần, cam kết sẽ lên tiếng ngay với chính quyền Liên Bang Nga để kêu gọi nhanh chóng giải cứu các nạn nhân. 






Xin chào Quý Vị Dân Biểu,

Tôi tên là Danh Hui. Tôi sống và làm việc tại Houston TX.

Cảm ơn Quý Vị đã cho tôi cơ hội được đến đây để nói chuyện trong buổi điều trần hôm nay.

Tôi đến đây với mục đích kêu gọi Chính Phủ Mỹ cứu giúp cho 15 em là nạn nhân nô lệ tình dục ở Nga. Em gái tôi là Huỳnh Thị Bé Hương, cũng là một trong số 15 em ấy.

Em Hương được thả về Việt Nam đầu tiên. Kế tiếp là 6 em lần lượt được thả về. Còn lại 8 em nạn nhân vẫn chưa được thả.

Tôi hy vọng sau buổi điều trần này quý vị sẽ lên tiếng để giải cứu cho 8 em nạn nhân đang bị giam giữ còn lai sớm được trở về xum họp với gia đình, và bắt bà chủ chứa ra chịu tội trước pháp luật, không để bà ta hoành hành hại người nữa.




Cô Danh Hui, Ts. Nguyễn Đình Thắng và Ông Trần Thanh Tiến ở buổi điều trần.

Cách đây hơn 1 năm, em Hương được hứa hẹn công ăn việc làm nhà hàng ở Nga. Nhưng ngay khi đến Nga, em Hương bị tịch thu hết giấy tờ và bị đưa vào động mãi dâm do một phụ nữ Việt Nam làm chủ. Em Hương bị bắt phải tiếp khách ngay ngày hôm ấy.

Em Hương và các nạn nhân bị đánh đập và không được liên lạc về gia đình.

Tháng 7 năm ngoái bà chủ nhà chứa gọi cho tôi, đòi tiền chuộc 2000 USD thì sẽ thả em tôi ra. Nhà quá nghèo, tôi phải vay mượn tiền để đóng. Bà ta tăng lean thành 4000 USD, rồi 6000 USD. Tôi biết ngay rằng bà ta không có ý định thả em tôi mà chỉ muốn moi tiền gia đình tôi.

Ngày 2 tháng 2 vừa rồi, em Hương và 3 nạn nhân chạy thoát được.Các em gọi về cho gia đình và gọi cho Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga cầu cứu. Chỉ ít lâu sau cả 4 em đều bị bọn buôn người bắt lại và bị đánh đập, tra tấn mỗi ngày.

Nhưng sau đó nhờ BPSOS vận động báo chí Hoa Kỳ làm lớn chuyện, lại có sự lên tiếng của Ông Dân Biểu Al Green và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, em Hương và 6 em khác được thả về Việt Nam.

Về đến nhà em Hương mới cho biết là bà chủ nhà chứa có quen biết thân mật với nhiều nhân viên trong Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga. Bạn trai của bà ta có người anh ruột làm trong Toà Đại Sứ. Người anh ruột này lại lấy chau gái của một giới chức có quyền lực ở Toà Đại Sứ.

Hiện nay em Hương mang trong tình trạng rất nguy hiểm, không dám về quê nhà tìm việc làm mà phải lẩn trốn ở Sàigòn bởi vì bà chủ chứa doạ là sẽ cho người tìm và hại các em, không để các em sống yên thân. Em Hương là người bà ta ra lệnh cho chân tay phải truy tìm và hại cho bằng được không tha.

Hiện nay em Hương và các em đã hồi hương đang cần sự giúp đỡ và bảo vệ. Và 8 em nạn nhân còn ở Nga cần được giải cứu. Tôi xin gửi cho Uỷ Ban này danh sách và hình ảnh của mấy em ấy.



Tôi thay mặt các em gửi lời cảm ơn đến Quý Vị, cùng với Ông Dân Biểu Al Green và tổ chức BPSOS.













Phỏng vấn của đài RFA về cuộc vận động Quốc Hội Hoa Kỳ:









Buổi Điều Trần Thứ 2: Nạn Buôn Người Từ Việt Nam Sang Nga

Ngày 18 tháng 4 Dân Biểu Christopher Smith sẽ triệu tập buổi điều trần về nạn buôn người trên thế giới, tập trung vào một số quốc gia đáng quan tâm và có thể phải chế tài. Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA, sẽ điều trần về nạn buôn người từ Việt Nam sang Nga.
Mục đích của buổi điều trần là xem xét tình trạng buôn người ở Trung Quốc, Nga, Uzbekistan, Azerbaijan, Iraq và Cộng Hoà Congo. Theo luật hiện hành, tháng 6 tới đây Bộ Ngoại Giao sẽ phải quyết định là có xếp các quốc gia này v ào Hạng 3 hay không. Các quốc gia ở Hạng 3 sẽ phải chịu các biện pháp chế tài từ Hoa Kỳ.
Theo luật Bảo Vệ Nạn Nhân của Nạn Buôn Người mà Dân Biểu Christopher Smith là tác giả, hàng năm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải nộp bản phúc trình và xếp hạng từng quốc gia một về tình trạng buôn người ở quốc gia ấy. Hạng 1 là những quốc gia nào chứng tỏ thực tâm và hiệu quả trong việc phòng, chống buôn người.
Hạng 2 gồm các quốc gia có thực tâm nhưng chưa hiệu quả. Hạng 3 gồm các quốc  gia không có thực tâm chống buôn người.
Danh Sách Theo Dõi dành cho các quốc gia mấp mé ở Hạng 3, như một lời cảnh cáo. Một quốc gia không thể ở trong danh sách này quá 4 năm.


“Nếu tình trạng không có gì thay đổi thì tự động sẽ rớt xuống Hạng 3”, Ts. Thắng giải thích.
Các quốc gia được liệt kê ở trên đều đã nằm trong Danh Sách Theo Dõi của Hoa Kỳ 4 năm liền. Tháng 6 tới đây Bộ Ngoại Giao sẽ phải đưa họ lên Hạng 2 hoặc xuống Hạng 3 chứ không thể tiếp tục giữ ở Danh Sách Theo Dõi.
Trong hai năm 2010 và 2011, Việt Nam nằm trong Danh Sách Theo Dõi. Tuy nhiên năm 2012 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm ngoái đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách này và đưa Việt Nam lên Hạng 2.
“Thật ra Việt Nam đã không có một dấu hiệu nào để chứng tỏ thực tâm chống buôn người”, Ts. Thắng giải thích.
Ông giải thích lý do ra điều trần: “Về đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga, nếu Nga chịu trách nhiệm một thì Việt Nam phải chịu trách nhiệm gấp nhiều lần hơn vì Việt Nam là gốc còn Nga chỉ là ngọn.”
Ngày hôm qua, cô Danh Hui, chị ruột của một trong 15 nạn nhân của đường dây buôn nô lệ tình dục từ Việt Nam sang Nga, đã điều trần trước tiểu ban đặc trách nhân quyền mà DB Smith làm Chủ Tịch.
Thông tin từ các nạn nhân cho thấy là Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga đã bao che cho kẻ buôn người thay vì bảo vệ nạn nhân.
“Khi cảnh sát Liên Bang Nga chuẩn bị giải cứu các nạn nhân thì có ai đó ở Toà Đại Sứ Việt Nam đã báo động trước cho kẻ buôn người nên cuộc giải cứu đã không thành công”, Ts. Thắng nói.
Ts. Thắng cho biết là trong thời gian gần đây Liên Minh CAMSA đã can thiệp nhiều vụ buôn người từ Việt Nam sang Nga và chưa có một trường hợp nào mà chính quyền Việt Nam lại bảo vệ cho nạn nhân.
Ông cho biết theo kế hoạch sẽ có 4 buổi điều trần liên tiếp về các vấn đề liên quan đến Việt Nam trong khoảng thời gian 6 tuần: “Các buổi điều trần này sẽ giúp các vị dân biểu am hiểu hơn về thực trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam để còn có những hành động thích ứng.”



Dân biểu Chris Smith yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
http://chrissmith.house.gov/news/documentsingle.aspx?DocumentID=328489


http://chrissmith.house.gov/news/documentsingle.aspx?DocumentID=328489









http://www.americanthinker.com/2013/05/communist_vietnam_human_trafficker_extraordinaire.html

“CỘNG SẢN VIỆT NAM – KẺ BUÔN NGƯỜI LỖI LẠC”


Michael Benge
Diên Vỹ chuyển ngữ

“Việt Nam hiện đang nắm giữ danh hiệu đầy quang vinh “Quốc gia Vi phạm Nhân quyền Tồi tệ Nhất Đông nam Á,” theo lời điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ. Các công ty xuất khẩu lao động có liên quan đến chính quyền là những nhà cung cấp chính về nam, nữ và trẻ em cho các thị trường cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục, trong khi các quan chức chính quyền kiếm lợi từ việc lại quả.

Dữ kiện thống kê về nạn buôn người của Việt Nam thì có nhiều dạng, mặc dù thông tin chính xác về quốc gia cộng sản thì khó mà tìm được. Bộ Công an Việt Nam công bố con số chính thức 2.935 người Việt là nạn nhân buôn người trong giai đoạn 2004-2009. Tuy nhiên các tổ chức quốc tế lại cho biết con số này cao hơn nhiều, có đến hơn 400 nghìn nạn nhân kể từ năm 1990. Ngay cả con số này chỉ bao gồm những nạn nhân được ghi nhận, chưa kể hàng chục nghìn trường hợp bị lạm dụng không được lưu ý, đặc biệt là trong giới lao động.

Xuất khẩu lao động không là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Sau khi cộng sản chiếm đóng vào năm 1975, hàng trăm nghìn lao động đã bị gửi đi Liên Xô và những quốc gia thuộc khối Đông Âu như một hình thức trả nợ chiến tranh. Nhiều người lâm vào cảnh mất việc, nợ nần và cùng quẫn. Việt Nam nhanh chóng chuyển từ tình trạng cung cấp lao động cưỡng bức sang việc mua bán phụ nữ và trẻ em như những nô lệ tình dục.

Buôn bán nô lệ tình dục được nhà nước cho phép

Việt Nam là nhà cung cấp chính cho công nghệ khai thác tình dục cũng như cưỡng bức lao động -- và một số người xuất thân là lao động rồi trở thành nô lệ tình dục. Hôn nhân giả hiệu hoặc lường gạt là một phương pháp được dùng để lợi dụng phụ nữ Việt. Viễn cảnh của một cuộc hôn nhân với một người đàn ông tại một quốc gia tương đối giàu có, cộng thêm lời hứa chi trả đến 5 nghìn Mỹ kim (gấp mười lần mức lương trung bình tại Việt Nam) thì thường quá hấp dẫn đối với phụ nữ miền quê cũng như gia đình nghèo khổ của họ. Phụ nữ và trẻ em bị đưa sang Cambodia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Macau, Trung Đông và châu Âu. Ngược lại trẻ em Cambodia bị buôn sang những trung tâm thị tứ ở Việt Nam. Ngày càng tăng, Việt Nam trở thành điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, nơi những kẻ lạm dụng tình dục đến từ Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ. Phụ nữ cũng bị đưa đến những quốc gia khác để mang thai hộ. Một số bị cưỡng ép để sinh con cho các gia đình hiếm muộn, trong khi những con những người khác bị bán làm con nuôi cho người nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia phương Tây.

Nga: một trường hợp điển hình

Vừa qua cô Danh Hui đã ra điều trần về đường dây buôn bán tình dục và tống tiền chuyên lôi kéo thiếu nữ Việt đến Nga với lời hứa sẽ có những công việc tiếp viên với lương cao (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Thay vì thế họ bị bán vào các nhà chứa ở Moscow. Đường dây này được điều hành bởi những công ty môi giới lao động có giấy phép nhà nước, chuyên đưa tiền lại quả cho quan chức chính quyền. Những thiếu nữ này bị giữ hộ chiếu, bị trả lương rẻ mạt, không được chăm sóc y tế và không có cách nào để quay lại quê nhà. Một số cô gái bị giữ lại Nga hơn 4 năm, họ bị đánh đập tàn nhẫn nếu tìm cách thoát khỏi nhà chứa. Ngay cả khi bị giam giữ ngoài ý muốn, họ vẫn phải trả tiền trọ cũng như tiền khẩu phần và quần áo ít ỏi.

Bé Hương, em gái của cô Danh, là một nô lệ tình dục. Sau vài tháng, cha mẹ nghèo khổ của cô nhận được điện thoại yêu cầu họ phải trả tiền cho chi phí y tế. Họ thu vén được 300 Mỹ kim và gửi sang cho cô. Vài tuần sau cô gọi lại bảo rằng cơ quan môi giới việc làm tại Việt Nam đồng ý để cô về nước, nhưng cô phải cần 2000 Mỹ kim mua vé máy bay. Cô Danh, lúc ấy đang sống tại Hoa Kỳ, đã mượn tiền và gửi cho cơ quan môi giới. Không bao lâu sau, số tiền này được nâng lên đến 4000, sau đó lên đến 6000; rõ ràng đây là một vụ tống tiền.

Vào tháng Hai năm nay, 13 tháng sau khi bị cầm giữ, Bé Hương đã trốn khỏi nhà chứa cùng với ba nạn nhân khác. Cô đã tìm cách tiếp xúc với Đại diện Sứ quán tên Nguyễn Đông Triều tại Đại sứ Quán Việt Nam ở Moscow và năn nỉ được giúp đỡ. Triều nói với cô rằng nghề mãi dâm thì hợp pháp ở Nga, và “Ai đưa sang thì kêu người đó đưa về.” Hai ngày sau, Bé Hương và ba nạn nhân kia đã bị bảo vệ nhà chứa bắt lại, và ba cô gái đi với cô bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó Bé Hương biết được rằng tú bà của nhà chứa ở Moscow là bạn thân của viên Đại diện Sứ quán, người đã phụ lòng tin của các cô gái.

Khi cô Danh biết tin về tình cảnh của em mình, cô đã liên lạc với hai tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ là Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, họ giúp cô liên lạc với Dân biểu Al Green và Bộ Ngoại giao. Với nỗ lực của họ và sự giúp đỡ từ giới truyền thông, Bé Hương đã quay về Việt Nam, nhưng với những cái giá phải trả. Trước tiên, cô bị ép buộc rút đơn tố cáo công ty môi giới lao động với công an Việt Nam. Cô Danh cũng phải viết một thư xin lỗi đối với tú bà vì đã vu cáo bà ta tội buôn bán tình dục. Cuối cùng, cô bị ép buộc phải viết một lá thư gửi cho các quan chức đại sứ Việt ở Moscow để cám ơn họ đã giúp Bé Hương về nước. Lúc ấy cô mới được về nước.

Cuối cùng, Bé Hương được phép đến Đại sứ Quán Việt Nam; ông Kiên tại sứ quán bảo cô rằng cô được tự do với vài điều kiện. Cô phải viết thư nói rằng những gì cô kể với thân nhân về tú bà Thuý An là sai sự thật, và một lá thư khác cám ơn các nhân viên sứ quán và tú bà Thúy An đã giúp đỡ cho cô hồi hương.

Đương nhiên là Đại sứ Quán Việt Nam cũng như tú bà Thúy An đã chẳng làm gì cả, vì chỉ qua áp lực ngoại giao và truyền thông mà Bé Hương đã được phép về nước. Qua áp lực liên tục, sáu nạn nhân khác cuối cùng cũng được trả tự do và quay về Việt Nam. Tám người khác vẫn còn bị tú bà Thúy An giam cầm với sự tiếp tay của Đại sứ Quán Việt Nam ở Moscow.

Xuất khẩu lao động

Việt Nam bắt đầu quá trình xuất khẩu lao động của mình bằng cách học hỏi từ Thống chế Tito, người từng dùng xuất khẩu lao động thặng dư như là chiếc van xả để xoa giảm phản kháng trong giới trẻ Nam Tư. Tito là một kẻ độc tài cực đoan và tàn bạo (mặc dù rất nổi tiếng ở phương Tây), người đã mang chức “Chủ tịch vĩnh viễn” cho đến khi ông qua đời vào năm 1980.

Giờ đây Cộng sản Việt Nam xuất khẩu một phần lớn lực lượng lao động của mình nhằm cố gắng giảm thiểu sự bất ổn đang âm ỉ trên đất nước ngày cũng như để tăng cường thu nhập. Năm 2007 người Việt lao động ở nước ngoài đã gửi lượng tiền tương đương với 2 tỉ Mỹ kim. Việt Nam có một lực lượng lao động hơn 51,4 triệu và 70% dân số dưới tuổi 30. Bất chấp việc xuất khẩu lao động, vẫn có 12% -- 10 triệu người lao động Việt Nam vẫn không có việc làm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.

Chính quyền Việt Nam đặt mục tiêu đưa 500 nghìn lao động ra nước ngoài vào năm 2005, và con số này đã không ngừng tăng lên. Năm 2008, Việt Nam đã đạt được thoả thuận với Qatar để tăng con số lao động gửi sang Trung Đông từ 10 nghìn lên gấp 10 lần vào năm 2010.

Nghệ thuật xuất khẩu lao động

Nhiều công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam là bộ phận của các đường dây băng đảng buôn người và tống tiền đầy phức tạp, và các quan chức chính quyền và các nhà băng cũng thường xuyên dính líu. Những người nộp đơn bị lừa gạt hợp đồng -- còn được gọi là hợp đồng nội, trong đó nêu rõ loại công việc, điều kiện làm việc tốt và lương bổng phải chăng; tuy nhiên, họ có thể phải trả đến 10 nghìn Mỹ kim chỉ để được nộp đơn. Những người nộp đơn thường được khuyến khích vay tiền, ví dụ như từ một ngân hàng nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để trả cho chi phí, dùng tài sản của cha mẹ mình để thế chấp. Nếu số tiền vay vẫn không đủ, cha mẹ họ phải cầm cố hoặc bán đi phần tài sản còn lại.

Sau khi món tiền lệ phí không hoàn lại đã được đóng, các lao động thường được nhận một hợp đồng thực để ký vào một ngày trước khi lên đường. Hợp đồng này thường đưa ra các điều kiện khác với hợp đồng gốc với những từ ngữ pháp lý mà họ không hiểu được. Sau khi đặt chân đến nước ngoài (có thể không phải là quốc gia mà họ đồng ý), họ bị tịch thu hộ chiếu và giấy tờ tuỳ thân và bắt buộc phải ký một hợp đồng khác, hợp đồng ngoại bằng thứ tiếng nước ngoài mà hoàn toàn không hiểu. Vì thế họ lâm vào hoàn cảnh phải làm việc nhiều giờ hơn trong điều kiện lao động dưới tiêu chuẩn với số lương thấp hơn nhiều so với lời hứa trước đây và có rất ít hoặc không được chăm sóc y tế. Nhiều khi người lao động không được trả hết lương và bị trói buộc vào nợ nần, trong khi bị bắt buộc hằng tháng phải trả tiền góp cho công ty môi giới. Hệ quả là người lao động không thể trả dứt được số nợ vay, không có tiền để về nước và gia đình họ bị mất đất đai và tài sản.

Các Đại sứ Quán Việt Nam chỉ giúp đỡ rất ít hoặc không giúp gì đối với những con người bị lợi dụng này. Đúng là nhà nước Việt Nam đã thông qua các luật lệ chống nạn buôn người, thỉnh thoảng cũng truy tố vài trường hợp; nhưng đây chỉ là kiểu tô vẽ bề ngoài. Thật là một tấn trò trước việc lừa gạt Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và những quốc gia viện trợ ngây thơ để họ tin rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đang giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, nạn buôn bán lao động và tình dục vẫn tiếp tục với cú nháy mắt gật đầu của các quan chức ăn hối lộ. Nhân tiện, bạn có biết là việc tố cáo hối lộ là bất hợp pháp ở Việt Nam không?

Và ban nhạc vẫn tiếp tục chơi...”

Michael Benge từng là nhân viên ngoại giao tại Việt Nam 11 năm và là người nghiên cứu chính trị Đông nam Á. Ông rất tích cực trong việc khuyến khích nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ cho người dân trong khu vực và đã viết rất nhiều về những vấn đề này.



Communist Vietnam -- Human Trafficker Extraordinaire
By Michael Benge


Vietnam is now the proud possessor of the inglorious title "The Worst Human Rights Violator in Southeast Asia," according to recent testimony before the House Committee on Foreign Affairs. State-affiliated labor export companies are major suppliers of men, women, and children to the forced labor and sex trafficking markets, while government officials profit from kickbacks.
Statistics on Vietnam's human trafficking range widely; though accurate information about this communist country is hard to find. Vietnam's Ministry of Public Security offers an official figure of 2,935 Vietnamese who were subjected to human trafficking between 2004 and 2009. However, international organizations report a far larger number; more than 400,000 victims since 1990. Even this covers only those reported as victims, omitting untold tens of thousands of abuses that go unnoticed, especially in the labor force.
Exporting workers is nothing new for Vietnam. After the 1975 communist takeover, hundreds of thousands of laborers were sent to the Soviet Union and European Eastern-Bloc countries as a form of war debt payment. Many ended up jobless, in debt, and stranded. Vietnam quickly graduated from supplying forced labor to trafficking women and children as sex slaves.
State-Sanctioned Sex Slavery
Vietnam is a primary supplier for commercial sexual exploitation, as well as forced labor -- and some who start out as laborers also wind up as sex slaves. Fraudulent or misrepresented marriages are one method by which Vietnamese women are exploited. The lure of marriage to a man in a comparatively rich country, coupled with a promised payment of up to $5,000 (ten times the average annual wage in Vietnam), is often too great a temptation for rural women and their impoverished families to resist. Women and children are sent to Cambodia, China, Laos, Thailand, Malaysia, Taiwan, Macau, the Middle East, and Europe. In turn, Cambodian children are trafficked to urban centers in Vietnam. Increasingly, Vietnam is a destination for child sex tourism, with perpetrators visiting from Japan, the Republic of Korea, China, Taiwan, the UK, Australia, Europe, and the U.S. Women are also shipped to other countries to serve as surrogate mothers. Some are forced to produce babies for families that cannot have their own, while others have their babies sold for adoption by foreigners, primarily from Western countries.
Russia: a Case in Point
Ms. Hui Danh recently testified about a sex-trafficking and extortion ring that lured young Vietnamese women to Russia with promises of high-paying jobs (by Vietnamese standards) as waitresses. Instead they were sold to brothels in Moscow. The operation was run by government-sanctioned labor agencies, which provided kickbacks to Vietnamese officials. The passports of the young women were confiscated; they received only a pittance in pay, and had no health care or any way to return home. Some girls were held captive in Russia for more than four years, and were savagely beaten if they tried to leave the brothel. Even though they were being held against their will, they still had to pay rent and were charged for their meager food and clothing.
Ms. Danh's younger sister Be Huong was one of the sex slaves. After several months, her impoverished parents received a call asking for money to pay for medical expenses. They scraped together $300 and sent it to her. A few weeks later she called again saying that the employment agency in Vietnam had agreed to let her return home, but she would need $2,000 for air travel. Ms. Dang, who was living in the U.S., borrowed the money and sent it to the employment agency. Soon the amount was raised to $4,000, and later to $6,000; clearly, it was extortion.
In February of this year, 13 months after her enslavement, Be Huong escaped from the brothel, along with three other victims. She was able to contact the Consular Envoy, Nguyen Dong Trieu, in the Vietnamese Embassy in Moscow and begged for his help. Trieu told her that prostitution was not legal in Russia and said, "Whoever brought you here, ask them to take you home." Two days later, Be Huong and the other three victims were recaptured by the brothel guards, and the three girls with her were severely beaten. Be Huong later learned that the Madame of the brothel in Moscow was a good friend of the Consular Envoy, who had betrayed the girls.
When Ms. Danh learned of her sister's plight, she contacted two U.S. non-government organizations; Boat People SOS, and the Coalition to Abolish Modern-Day Slavery in Asia, which put her in contact with Congressman Al Green and the State Department. Through their efforts and with assistance from the media, Be Huong was returned to Vietnam, but not without costs. First, she was forced by the brothel Madame -- Thuy An -- to call her parents and ask them to withdraw their complaint to the Vietnamese police about the employment agency. Ms. Danh also had to submit a written apology to the Madame for wrongly accusing her of sex trafficking. Finally, she was also forced to write a letter to Vietnamese officials in Moscow thanking them for helping with Be Huong's repatriation. Only then was she allowed to leave.
Finally, Be Huong was allowed to go to the Vietnamese Embassy; there she was told by staff member Kien that her release was conditional. She had to write a letter stating what she had told her relatives about Madam Thuy An was inaccurate, and one thanking the embassy officials and Madam Thuy An for having helped her with repatriation.
The Vietnamese Embassy had of course done nothing, nor had Madam Thuy An, for it was only through diplomatic and media pressure that Be Huong was allowed to go home. Through continued pressure, six other victims were finally released and returned to Vietnam. Eight others remain enslaved by Madame Thuy An, with the assistance of the Vietnamese Embassy in Moscow.
Labor Trafficking
Vietnam started its labor trafficking by taking a page from the playbook of communist Field Marshal Tito, who exported surplus labor as a safety valve to reduce resistance amongst Yugoslavia's youth. Tito was an extreme and ruthless dictator (though quite popular in the West) who served as "President for Life" until his death in 1980.
Communist Vietnam now exports a great share of its labor force in an attempt to quell the unrest fermenting in that country, as well to increase revenue; in 2007, Vietnamese working in foreign countries sent home the equivalent of US $2 billion. Vietnam has a labor force of more than 51.4 million workers, and 70% of the population is under 30 years of age. Despite the labor trafficking, 12% -- 10 million -- of Vietnam's remaining workers are jobless, according to the International Monetary Fund.
The Vietnamese government set a goal to send 500,000 workers overseas in 2005, and the number has been increasing ever since. In 2008, Vietnam reached an agreement with Qatar to increase the number of workers to be sent to the Middle East from 10,000 to ten times that number by the end of 2010.
The Art of Trafficking
Many labor export companies in Vietnam are part of intricate trafficking syndicates and extortion rings, and government officials and banks are frequently involved. Applicants are deceived by contracts -- dubbed hop dong noi -- "domestic contract," that describe the type of work, good working conditions, and decent pay; however, they may have to pay as much as $10,000 just to apply. Applicants are often encouraged to seek a loan, such as one from a state-owned Agricultural and Rural Development Bank, to cover the fee, using their parents' property as collateral. If the loan is not enough, the parents have to mortgage or sell their remaining properties.
After the non-refundable application fee is paid, the workers are often given the real contract to sign only a day or so before leaving. This typically stipulates different terms than the original contract, using legal terms they cannot understand. Once in the destination country (which may not be the one they signed up for), the workers' passports and documents are confiscated and they are forced to sign yet another contract, hop dong ngoai -- "foreign contract," in a foreign language they cannot understand at all. Thus they find themselves working longer hours under substandard conditions, for much less pay than promised, with little or no access to medical care. Many times, workers are not fully paid and are held in debt bondage, while being forced to make mandatory monthly payments to the labor export company. As a result, workers cannot pay off their loans, have no money to return home, and their families lose their land and other properties.
The Vietnamese Embassies provide little or no help to these exploited people. True, the Vietnamese government has passed laws against human trafficking, and prosecutes a few cases now and then; but that is just window dressing. It's a charade to fool the UN, the U.S., and other gullible donor countries into believing that Vietnam's communist government is addressing the issue. Meanwhile, the labor and sex trade goes on with a wink and a nod from officials who are on the take. By the way, did you know it's against the law in Vietnam to report corruption?


Read more:
http://www.americanthinker.com/2013/05/communist_vietnam_human_trafficker_extraordinaire.html#ixzz2SZhYugIt







"Cầm quyền Hà Nội và nhân viên Tòa Ðại Sứ Việt Nam tại Warsaw là một băng nhóm tội phạm có tổ chức, một hệ thống Mafia." - Đài báo Weltspiegel Đức









http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/08/bo-ngoai-giao-chxhcn-viet-nam-embassy.html

















http://www.vnembassy-russia.gov.vn/vi/