ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Sunday, August 19, 2012

VĂN HÓA VIỆT vs VĂN HÓA VẸM - (BÀI TRỪ VĂN HÓA ĐỒI TRỤY - PHẢN ĐỘNG)




Bộ đội cắt tóc một thanh niên để tóc dài trên phố, Sài Gòn 1976




CÁI CHẾT CỦA NGÔN NGỮ VIỆT - TIẾNG VIỆT SÀI GÒN








TRONG SÂN TRƯỜNG NGÀY ẤY - Nguyễn Ngọc Ngạn 









Chữ, Nghĩa Tiếng Việt & Chữ Vẹm

Từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì Tiếng Việt, Chữ Việt đã bị tà quyền cộng sản Việt Nam thay đổi rất nhiều,và đôi lúc trở nên thứ ngôn ngữ quái thai.




Tiếng Việt ta không biết có từ bao giờ. Có thể là bốn ngàn (4000) năm tức là kể từ khi chúng ta có văn hiến hay hơn nữa. 

Nhưng Chữ Việt thì chắc chỉ mới có khoảng hơn trăm (100) năm nay nghĩa là từ khi nước ta bị người Pháp đô hộ hoặc hơn một chút, từ khi có những ông Cố Đạo tới nước ta để truyền bá đạo Thiên Chúa.

Với trên một ngàn năm bị người Tầu đô hộ, dĩ nhiên văn hoá của chúng ta, nói chung, tiếng Việt của chúng ta, nói riêng, không thể không bị ảnh hưởng, mà trái lại còn bị ảnh hưởng rất sâu xa và nặng nề của chữ Hán. Ông Văn Tấn Trường trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự” đã viết : 
“Tiếng Hán Việt (chiếm 60 - 70 %) trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt thì quả thật là một "mission impossible".  

Tôi không tin tiếng Hán Việt nhiều đến thế, nhưng nếu có ai nhờ tôi viết một bài văn hay làm giùm một bài luận hoàn toàn bằng tiếng Việt thì quả thật tôi chịu thua. Tôi không thể làm nổi vì nhiều chữ, quả thật tôi không biết đó là chữ Hán, chữ Hán Việt, hay chữ Nôm (3). Mà dù có biết chăng nữa, nhiều chữ nếu chuyển sang chữ Việt nó cũng ngô nghê, tức cười, nhiều khi còn khó hiển hơn là dùng chữ Hán Việt.


Trước năm 1975, hầu như không có tranh cãi gì nhiều về tiếng Việt, chữ Việt, ngoại trừ một vài tranh cãi nhỏ về chữ I và Y (Thanh Thuý hay Thanh Thúi, li do hay lý do, quý vị hay quí vị …) hoặc có G hay không có G (sáng lạng hay xán lạn). 

Nhưng từ khi bọn Cộng Sản Hà Nội cưỡng chiếm được miền Nam, thì Tiếng Việt, Chữ Việt đã bị  Tà Quyền Cộng Sản Việt Nam thay đổi rất nhiều,và đôi lúc trở nên thứ ngôn ngữ quái thai.

Thực ra thì chữ Việt đã được thay đổi từ lâu, ngay từ khi thời bọn Cộng Sản còn ẩn núp dưới hai chữ Việt Minh tức là từ ngày 19/08/1945, ngày bọn chúng cướp được chính quyền từ chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim. Chính vì thế mới có chữ Vẹm và tiếng Vẹm. 


    " Đường Kách mệnh " , " Giải Fóng"

Đó là  Chữ Vẹm ,tiêu biểu đỉnh cao trí tuệ của một ... thằng vẹm đầu đàn...
Cái thằng dốt chữ đã viết sai không quan trọng bằng cái lũ tự bịt mắt mình và cả thế hệ con cháu của chúng để  tranh nhau tâng bốc hít hửi khen thơm...


Nhưng vì sống dưới sự cai trị độc tài và tàn bạo của chúng, không ai dám lên tiếng sợ bị chụp mũ là phản động. Mãi tới khi người Việt tỵ nạn ở Hải Ngoại bắt đầu bắt đầu xuất bản sách báo và nhất là khi các quân nhân và công chức của chế độ VNCH phải đi “học tập cải tạo” được trở về và được ra đi định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình HO, vô tình mang theo một số tiếng Vẹm, thì vấn đề sử dụng tiếng Vẹm, chữ Vẹm đã được nêu lên và bàn luận rất nhiều.


Nấu bánh trưng, giã bánh "giày"



Thế nào là Tiếng Vẹm ? Thế nào là chữ Vẹm ?

Thực ra thi tiếng Vẹm cũng là tiếng Việt, nhưng vì dùng chữ của Vẹm đặt ra để nói, nên được gọi là tiếng Vẹm. Cũng như tiếng Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam cũng là tiếng Việt mà thôi. Nếu dùng chữ của miền Bắc mà nói thì ta bảo là nói tiếng Bắc, nếu dùng chữ của miền Trung để mà nói, thì ta bảo là nói tiếng Trung và nếu dùng chữ của miền Nam mà nói thì ta bảo là nói tiếng Nam. 

Thí dụ, ta hỏi : Đi mô ? Chữ “mô” là chữ người miền Trung dùng. Ta nói “Đi mô” tức là ta đã nói tiếng Trung. 

Hoặc ta nói : “Tía nó chết rồi. Chữ “tiá” là chữ miền Nam. Ta dùng chữ “tía” để nói, tức là ta đã nói tiếng Nam.
Chữ Vẹm cũng thế, cũng là chữ Việt. Nhưng vì nó là chữ của tụi Vẹm đặt ra Không Đúng Cách, Không Theo Một Nguyên Tắc Hay Quy Luật Nào Cả, nhiều chữ đọc lên, nghe rất ngô nghê và tức cười, nên ta gọi nó là chữ Vẹm.
Cũng trong bài “Một vài suy nghĩ về Hán Tự”, ông Văn Tấn Trường cho rằng:
“Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách "thoát ly tiếng Hán Việt". 

Nếu quả thật đã có phong trào này và phong trào này đã được đưa ra thì chắc phải nhiều người biết. Vậy mà chẳng thấy ai nói tới. Không biết ông Trường nghe tin này ở đâu. Thiển nghĩ, một khi bọn chúng muốn đưa ra một phong trào nào, một chính sách gì, bao gìờ chúng cũng có chủ trương, có mục đích. 

Phong trào này, nếu có, thì chủ trương, mục đích của chúng là gì ? Với chủ trương để “Thoát ly tiếng Hán Việt” ? Với mục đích để bài TC ? Nếu đúng như vậy thì dân tộc ta đã khá, nước ta đã không bị bọn chúng đem đất, đem biển dâng cho Tầu.

Trong bài “Nỗi Buồn Tiếng Việt …”, ông XYZ cũng nghĩ rằng “Với chủ trương nôm na hoá ngôn ngữ Việt, tập đoàn Cộng Sản (Việt Nam) nắm quyền đã lạm dụng từ thuần Việt quá mức, trở thành thô tục như “xưởng đẻ” dùng cho “nhà bảo sanh”, “nhà ỉa” dùng cho nhà “vệ sinh”, hay “linh thuỷ đánh bộ” dùng cho “thuỷ quân lục chiến” … và đặt ra nhiều từ sai hẳn với nguyên nghĩa”.




Theo thiển ý, bọn Cộng Sản Việt Nam đã tạo ra một số chữ khác thường mà ta gọi là chữ Vẹm vì những lý do sau :


1/ Muốn tiêu hủy tất cả những gì mà chúng gọi là “tàn dư của Mỹ Ngụy”

Thực vậy, ngay sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên mà chúng làm là bắt dân chúng phải tiêu huỷ tất cả các văn hoá phẩm của miền Nam như sách báo, phim ảnh, băng nhạc … Do đó, một số chữ của người Việt Quốc Gia dùng, dù hay ho, lịch sự tới đâu, chúng cũng muốn xoá bỏ. 

Thí dụ nơi để chúng ta bài tiết ra ngoài (tiểu tiện hoặc đại tiện), xưa ngưới Bắc gọi là nhà xí, người Nam gọi là nhà cầu. Hai tiếng này nghe không được lịch sự cho lắm nên đã được chúng ta đổi là nhà vệ sinh. Ấy vậy mà chỉ vì muốn khác người, bọn Cán ngố đã bỏ đi và thay thế bằng hai chữ nhà ỉa.
Phải chăng đà tiến hoá theo chủ nghĩa xã hội của bọn Cộng Sản Việt Nam là như vậy ? Chẳng trách dân Việt Nam được bọn chúng cai trị, được bọn chúng “giải phóng” đã mỗi ngày một khổ cực, mỗi ngày một ngu si, dốt nát.



2/ Muốn chữ của bọn chúng dùng phải khác chữ chúng ta dùng.

Bọn Cộng Sản Việt Nam, chúng chỉ muốn chữ chúng dùng phải khác người, hay nói cho đúng hơn, là khác chữ của người Việt Quốc Gia dùng mà thôi chứ không phải chúng muốn “thoát ly tiếng Hán Việt” như ông Văn Tấn Trường nói, hay “muốn nôm na hoá tiếng Việt” như ông XYZ đã nhận định. 



Điều này đối với bọn chúng rất quan trọng, nhất là trong thời chiến, vì giúp cho chúng dễ phân biệt người đang sống tại vùng chúng đang kiểm soát với những người đang sống ngoài vùng chúng kiểm soát để chúng dễ khám phá ra những thành phần mà chúng cho là phản động. 


Vì vậy, chữ chúng đặt ra hay dịch ra, chúng không cần biết là Hán hay Nôm, thanh hay tục, trong sáng hay tối tăm, xuôi hay ngược, đúng hay sai. Có chử đang là chữ Hán Việt, chúng đổi sang chữ Nôm. Có chữ đang là chữ Nôm, chúng đổi sang chữ Hán Việt. Chúng chẳng theo một nguyên tắc hay quy luật nào cả.

Thí dụ :

Chúng ta nói là “phát ngôn viên” thì  vẹm nói là : “người phát ngôn”

Chúng ta mượn tờ báo để đọc thì vẹm nói là "trao đổi văn hóa"

Chúng ta nói "nhà bảo sanh"thì vẹm từng nói là "xưởng đẻ"

Chúng ta nói là “thăm viếng” thì vẹm nói là “tham quan”

Chúng ta nói là “ghi danh” thì vẹm nói là “đăng ký”

Chúng ta nói là “đá bóng” thì vẹm nói là “bóng đá”

Chúng ta nói là “yếu điểm” thì vẹm nói là “điểm yếu”

Chúng ta nói là “trở ngại” thì vẹm nói là “sự cố”

Chúng ta nói là “xuất cảng” thì vẹm nói là “xuất khẩu”

Chúng ta nói là “liên lạc” thì vẹm nói là “liên hệ”

Chúng ta nói là"đồng ý" thì vẹm nói là "nhất trí"

Chúng ta nói "lo ngại" thì vẹm nói là "quan ngại"

Chúng ta nói là “hiểu rõ” thì vẹm nói là quán triệt"

Chúng ta nói "chỉ tiêu" thì vẹm nói là "tiêu chí".

Chúng ta nói là “viên chức” thì nói nói là “quan chức”.

Chúng ta nói là “chuyển âm” thi vẹm nói là “lồng tiếng”.

Chúng ta nói là “dẫn giải” thì vẹm nói là “thuyết minh"


Chúng ta nói bom "nổ chậm" thì vẹm nói bom "hẹn giờ"

Chúng ta nói Quan thuế thì vẹm nói là Hải quan.
(Hải ..) được vẹm chúng gọi cho cả sân bay và cửa khẩu đường bộ

Chúng ta nói là máy phát thanh (RADIO) thì vẹm nói là "Đài". 
Sau ngày 30 /4/1975 Bộ đội anh nào cũng nhất định phải mua được một cái "Đài" để mang về Bắc.Tiếc rằng ở SG chỉ có mỗi một cái Đài Phát Thanh duy nhất..

Chúng ta nói "Trực thăng" thì vẹm nói là "máy bay lên thẳng"
Thế thì cái máy bay phản lực này cũng lên  thẳng này chúng sẽ gọi là gì để phân biệt..?


Vì ngu dốt, nên khi chúng đảo ngược hay thay thế bằng một chữ khác mà chúng chẳng biết và cũng chẳng cần biết là đúng hay sai nữa hoặc lẫn lộn ý nghĩa của chữ này với ý nghĩa của chữ kia chúng cũng không rõ.

Thí dụ 1 :

Chữ “đơn giản” mà đọc ngược lại là “giản đơn” hay “vui buồn” đọc ngược lại là “buồn vui” tuy nghe có hơi lạ tai một chút, còn có thể chấp nhận được vì nghĩa của nó không khác nhau. 

Nhưng chữ “yếu điểm” mà sửa lại là “điểm yếu” thì không thể chấp nhận được vì nghĩa nó khác hẳn.

Nhưng vì dốt nát, bọn chúng vẫn hiểu “điểm yếu” là “yếu điểm” và dùng chữ “điểm yếu” để thay thế cho chữ “yếu điểm”.

Chúng ta biết, về văn phạm, chữ Hán giống chữ Anh ở một điểm là tĩnh từ luôn luôn đứng trước danh từ nên con ngựa trắng, người Anh gọi là white horse và người Tầu gọi là bạch mã. 

Chữ yếu điểm cũng vậy, yếu là tĩnh từ và có nghĩa là quan trọng, yếu điểm là điểm quan trọng. 



Nhưng vì ngu dốt, bọn Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn nói khác với chúng ta nên nói ngược lại là điểm yếu và tưởng rằng chúng đã nôm hoá được chữ yếu điểm là chữ Hán. 

Thế còn nhược điểm thì sao ? Nếu nói ngược lại thì điểm nhược là điểm gì ? Đúng là đã ngu lại hay nói chữ. Vậy mà ngày nay, nhiều nhà giáo Việt Cộng vẫn hiểu yếu điểm là điểm yếu và dậy học trò như vậy.

Mới đây tôi có trao đổi với một em học sinh ở SG:

Thay vì nói "con người đó ...có tính nhân bản"  thì giáo viên dạy em rằng "con người đó ...có tính nhân văn" 

Thí dụ 2 :

Chúng ta nói : 
“Xin các bạn cô gắng nhanh lên một chút vì tình trạng gấp rút / cấp bách lắm rồi” 

Thì chúng lại nói là :
“Xin các đồng chí tranh thủ ,khẩn trương vì tinh trạng khẩn trương rồi”. 

Chúng ta dùng chữ cố gắng cho mệnh đề thứ nhất và chữ gấp rút cho mệnh đề thứ hai vì hai chữ này có ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với chúng thì cố gắng cũng là khẩn trương và gấp rút cũng là khẩn trương.

Thí dụ 3 :

Sau khi tham dự một buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, nếu là chúng ta, chúng ta sẽ hỏi người tham dự : 

“Xin anh cho biết cảm tưởng (cảm nghĩ) của anh sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. 

Nhưng nếu người hỏi là một tên Văn nô Việt Cộng, thì chắc chắn hắn sẽ hỏi người tham dự : 

“Xin đồng chí cho biết cảm giác của đồng chí sau khi nghe xong buổi nói chuyện này”. 



Đây chỉ là buổi nói chuyện về một vấn đề văn học, đâu có phải là một buổi đấu tố ghê gớm gì mà hỏi cảm giác ?



Nhiều khi chúng ghép hai ba chữ kép làm một khiến người đọc chẳng hiểu mô tê gì cả hoặc một chữ đã đầy đủ ý nghĩa rồi, chúng lại thêm một chữ nữa khiến chữ mới trở nên kỳ cục. 

Thí dụ :

Hùng vĩ và hiểm trở, chúng ghép thành Hùng hiểm, 

Tương đương và thích hợp  vẹm ghép thành "Tương thích"

Quan tâm và lo ngại  vẹm ghép thành "quan ngại"

Tối ưu chẳng lẽ đổi thành Ưu tối ? Nên chúng thêm chữ “nhất” thành "tối ưu nhất" 

Thật lạ lùng ! Đã tối ưu rồi đâu cần phải thêm chữ  nhất vào làm gì? 


3/Để bóp méo và xuyên tạc Lịch sử VN như:

Cờ Vàng 3 sọc của Dân Tộc thì vẹm nói là Cờ 3 que,Cờ Ngụy.

Cờ máu hiện nay của chúng thì lại là cờ của tỉnh Phúc kiến ,Trung cộng. 

Thực ra thì không phải trong chế độ Cộng Sản Việt Nam không có người khá, người giỏi. Nhưng hầu hết những người này lại chẳng có quyền hạn gì, trong khi đó thì hầu hết bọn lãnh đạo lại ngu dốt, độc tài và ngoan cố, nên chúng muốn nói ngang, nói dọc gì, ai cũng phải nghe theo, chẳng ai dại gì mà phê phán hay cải sửa để mà mang hoạ vào thân.

4/ Để bao che,tha người của bọn chúng có tội và để bỏ tù người đối kháng với bọn chúng dù vô tội.


Thí dụ :

Người của bọn đảng chúng “đi đêm”, “móc ngoặc” với gian thương, nhà thầu bất chính để ăn hối lộ, chúng nói là "có quan hệ xấu" hoặc làm lơ cho những bọn này làm điều phi pháp để được lợi lộc, chúng gọi là "có hành vi tiêu cực" để dễ giảm án hoặc tha tội.

Đôi lúc tội đã được kịp "chạy án" Chánh án vẹm "bất ngờ ngất xỉu" giữa tòa để ...xóa án,chìm xuồng.


5/ Không những chúng thay đổi CHỮ, chúng còn thay đổi cả NGHĨA. 

Thí dụ : 

Gài mìn,pháo kích bừa bãi vào nhà dân.Bắt cóc,thủ tiêu ,gài mìn ,khủng bố,chúng gọi là "hoạt động cách mạng"

Để cướp chính quyền bằng vũ lực súng đạn chúng gọi là "giải phóng nhân dân"
Để cướp đất đai của các điền chủ, chúng gọi là Cải cách ruộng đất. 

Ngày nay để cướp đất toàn dân chúng gọi là KHU QUY HOẠCH

Đập phá nhà dân oan chúng  gọi là "giải phóng mặt bằng"

Muốn cướp tài sản của các thương gia, chúng gọi là Đánh tư sản mại bản.

Muốn cấm người dân buôn bán, chúng gọi là Cải tạo thương nghiệp.

Muốn bỏ tù quân nhân, công chức của chế độ cũ (VNCH), không rõ ngày về chúng gọi là Học tập Cải tạo.

Muốn lấp liếm sự khan hiếm xăng dầu.Xe hơi (ôtô con) đang chạy xăng thì chuyển ngược về chạy bằng hơi than thì vẹm gọi là Cải Tiến

Vượt biên nếu bị bắt thì vẹm gọi là "Thằng phạm,Con phạm"...

Vượt biên nếu thoát thì vẹm âu yếm gọi là "Khúc ruột ngàn dặm"$

Để sống sót  vẹm trở lại với nền kinh tế tư bản từ bước đầu ABC chúng gọi là "Đổi mới"

Để biến dạng thành bọn Tư bản Đỏ độc tài thống trị,bóc lột  nhân dân thì chúng gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN"

Muốn bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, chúng gọi là Phản động...



Sách báo bàn về Dân chủ,tự do thì chúng gọi là tài liệu phản động,công cụ khủng bố. 

Mít tinh, biểu tình đả đảo Trung Cộng xâm lược thì vẹm nói là:“có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị”

Biểu hiện lòng yêu nước thì vẹm nói là “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược,gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước anh em'’.

Ra trát đòi một người nào đó để điều tra và có thể tống giam, chúng gọi là Giấy mời.

Từ ngữ mới đây nhất :

Trung cộng xâm lược trong chiến tranh biên giới Việt Trung thì chỉ được gọi 2 chữ duy nhất là   "kẻ địch" ...

Tàu Trung cộng thì Vẹm gọi là Tàu lạ

Thay vì lên tiếng * (phản đối) Trung cộng ngăn cấm ngư dân VN đánh cá .Thì "Bộ Ngoại Giao" Vẹm lại dùng từ * (quan hệ ) để giải quyết 



Tóm lại, ngôn ngữ là phương cách để con người giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau hay, hoặc diễn đạt tư tưởng của mình cho người khác biết. Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết. Ngôn ngữ cũng là một phần của văn hoá, là linh hồn của dân tộc. Trải qua thời gian và không gian, ngôn ngữ không nhiều thì ít, đã thay đổi để cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh và đà tiến hoá của xã hội. 




Vì vậy, việc thay đổi chữ cũ vì thô tục, vì không trong sáng hay tạo lập những chữ mới để thay thế những chữ cũ không còn hợp thời hay không có, không những là một việc nên làm mà còn là một việc phải làm. 


Nhưng nếu chỉ vì mục đích chính trị hay tự cao, tự đại hơn người hoặc vì tự ty mặc cảm ngu dốt hay để bao che cho nhau hoặc để bỏ tù người vô tội mà thay đổi một cách nhố nhăng, vô tội vạ làm cho chữ Việt trở nên thô tục, kỳ cục hoặc tối tăm, sai lạc ý nghĩa, thì đó không những là một điều sai lầm mà còn có tội ác đối với dân tộc.

Những tác phẩm văn học, thơ ca,những bài hát của miền Nam trước 1975 một thời đã từng bị xé nát,đốt sạch trong chiến dịch bài trừ Văn Hóa Đồi Trụy của Vẹm năm xưa.Nay vẫn là những sách hiếm,quý trong tủ sách của những người  dân Việt có tư duy,nhận thức,hiểu biết nên họ vẫn may mắn chưa được "Bác và đảng" đánh giá và xếp  hạng để kết nạp vào hàng  ngũ "Đỉnh cao trí tuệ loài người".

"Văn Hóa XHCN" -  Kết quả "100 năm trồng người"


































http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2012/08/blog-post.html

No comments: