ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Thursday, February 6, 2014

VIỆT NAM BÁO CÁO LHQ VỀ NHÂN QUYỀN - UPR 2014


Lời phát biểu của Peter Mulrean (Phút thứ 34:00 - END)
Đại diện phái bộ Hoa Kỳ 
5 tháng 2 năm 2014 


Hoa Kỳ cảm ơn đoàn Việt Nam về bài thuyết trình của đoàn.

Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.

Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc.

Chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá trình UPR.

Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:
  1. Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức;
  2. Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và
  3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn
(Hết tuyên bố)
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/pr070214.html
Viet Nam Review - 18th Session of Universal Periodic Review
VIDEO
http://webtv.un.org/watch/viet-nam-review-18th-session-of-universal-periodic-review/3160059795001/
THỤY SỸ: Đề nghị thực hiện nghiêm túc Công ước chống tra tấn.

Quan ngại về việc đàn áp các quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ôn hòa.

Đề nghị trả tự do cho ít nhất 30 người đã bị bắt giữ từ phiên UPR 2009 đến bây giờ.

ANH QUỐC: Quan ngại về việc kiểm soát Internet và tiêu chuẩn nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

Quan ngại về những vụ án với quá nhiều án tử hình thời gian gần đây.

Việt Nam nên mời tất cả các cơ chế đặc biệt của Liên Hợp Quốc.

HOA KỲ: “Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và giam giữ những người thực thi các quyền phổ quát và tự do như tự do ngôn luận và hội họp. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn tiếp diễn.

“Chúng tôi lo ngại về các hạn chế đối với việc thành lập công đoàn độc lập, việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính quyền sử dụng lao động bắt buộc.

“Chúng tôi cũng thất vọng vì Việt Nam đã ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào tiến trình UPR nói chung.

“Chúng tôi khuyến cáo Việt Nam:

1. Xem xét lại luật an ninh quốc gia đang được dùng để trấn áp các quyền phổ quát và thả không điều kiện tất cả các tù nhân chính trị như Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, các ông Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.

2. Bảo vệ các quyền của người công nhân đã được quốc tế công nhận và thực thi luật cấm cưỡng bức lao động; và

3. Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn.

…………………………..

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc trả lời:

Quốc Hội VN đã dành nhiều thời gian để thảo luận và thông qua Hiến pháp với số phiếu rất cao

Quyền con người được đặt trang trọng trong Hiến pháp mới, ngay sau chương Chế độ chính trị.

Hiến pháp mới phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều phải ghi họ tên cả vợ cả chồng, theo Luật đất đai mới.

Việt Nam đã giảm từng bước việc áp dụng hình phạt tử hình, chỉ còn 22 điều luật quy định hình phạt tử hình. Từ UPR 2009, đã giảm 7 tội danh có quy định án tử hình. Người dân Việt Nam tán thành án tử hình đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội danh gây nguy hại tới sự tồn vong của nhà nước.

Sẽ sửa đổi các luật để đảm bảo các quyền dân sự và chính trị của người dân như Luật về Hội, Luật Biểu tình.

Cân nhắc khả năng tham gia Công ước người không có quốc tịch. Đang nghiên cứu quy chế Rome về tòa án quốc tế.

Cảm ơn các phát biểu từ các phái đoàn, xin mời đại diện các bộ Tư pháp, Bộ Thông tin Truyền thông, Công an, Bộ Kế hoạch đầu tư trả lời các khuyến nghị.

Đại diện Bộ Tư pháp :

Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.

Hình phạt tử hình là cần thiết để trừng phạt các hành vi phạm tội ở Việt Nam, người dân Việt Nam tán thành với quan điểm đó.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xem xét sửa đổi Bộ luật hình sự và giảm số tội có hình phạt tử hình, chỉ giữ lại những tội nghiêm trọng, có tính chất man rợ, và CÁC TỘI ĐE DỌA SỰ TỒN VONG CỦA NHÀ NƯỚC.

Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông:

Cảm ơn đại biểu của các nước đã có các bình luận và khuyến nghị, xin cung cấp thêm thông tin như sau:

Tình hình tự do thông tin đã có bước tiến triển nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông.

Ở Việt Nam hoàn toàn không có kiểm duyệt báo chí và thông tin.

Lần đầu tiên Việt Nam lấy phiếu tín nhiệm, tăng cường dân chủ xã hội.

Hơn ba triệu bloggers đã thường xuyên trao đổi bình luận các vấn đề chính trị và xã hội trên mạng Internet, tham gia các kiến nghị, ký tên tập thể.

Nghị định 72 không nhằm hạn chế Internet mà chỉ đề đảm bảo quyền lợi của các cá nhân và tổ chức, trật tự xã hội, bản quyền.

Đại diện Bộ Công an:

Cơ sở pháp lý của việc bắt giữ các tội phạm an ninh quốc gia nằm trong các điều luật của Bộ luật Hình sự, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, như các điều 19, 22 của Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

VN tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp. VN khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê phán, phản biện các chính sách quốc gia.

Việt Nam áp dụng các giới hạn để đảm bảo trật tự an toàn an ninh xã hội, phù hợp với điều 29 ICCPR.

Chính phủ VN đảm bảo các điều kiện sinh sống của phạm nhân. Phạm nhân được quyền nhận thư từ, thức ăn từ người thân, được nhắn tin gửi thư cho gia đình.

Đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư:

Chính phủ VN đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về HIV.

Thực hiện Chiến lược Tăng trường xanh gắn với Tái cơ cấu kinh tế, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu….



AUSTRALIA: Quan ngại về tự do biểu đạt ở Việt Nam, đặc biệt là trên Inernet. Nhiều điều luật như 79 không phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Đề nghị sửa đổi luật tuân thủ ICCPR.

Các quyền về hội họp chưa được đảm bảo, đề nghị Việt Nam tuân thủ ICCPR.

Đề nghị tạm dừng án tử hình, hướng tới bãi bỏ tử hình.

AUSTRIA: Quan ngại về việc vi phạm các quyền tự do hội họp và biểu đạt.

Chúng tôi đang có các báo cáo rằng Việt Nam đã ngăn chặn nhiều người sang tham dự UPR.

Đề nghị cung cấp số lượng các trại giam, đặc biệt là nơi giam giữ những người nghiện và cưỡng bức họ lao động.

THỤY ĐIỂN: Đã có hàng triệu người sử dụng Internet nhưng đã ban hành quá nhiều luật lệ đàn áp tự do Internet. Đã có ít nhất 58 người bị bắt giữ chỉ vì bày tỏ ôn hòa trên Internet.

Đã có nhiều người bị bắt giữ và tra tấn trong tù, đề nghị chính phủ Việt Nam thực hiện nghiêm túc Công ước Chống tra tấn.

Đề nghị bãi bỏ các điều luật mơ hồ trong Bộ luật Hình sự như 79, 88 và 258. Hướng tới bãi bỏ án tử hình.

BOLIVIA: Khen ngợi các kết quả về xóa đói giảm nghèo.

Hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp về nhân quyền.

BOSNIA& HERZEGOVINA: VN đã hết sức chú trọng đến các cam kết trước đây của mình trong phiên UPR.

BRAZIL: Đánh giá cao việc sửa đổi Luật Đất đai ở Việt Nam.

Đề nghị ngừng thi hành án tử hình. Cân nhắc thông qua ICCPR 2, đảm bảo quyền tự bày tỏ thông qua Internet.

CANADA: Chính phủ Việt Nam đã từng chấp thuận khuyến nghị về Luật Tiếp cận Thông tin trong lần UPR 2009, vậy xin hỏi chính phủ Việt Nam bao giờ sẽ thông qua và ban hành Luật này?

Đề nghị thay đổi các điều luật 79, 88 và 258 và các điều khoản khác trong Bộ luật Hình sự để phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ chính phủ Việt Nam về mặt kỹ thuật để thực hiện những điều này.

TRUNG QUỐC: Chúc mừng các kết quả VN đạt được trong lĩnh vực nhân quyền.

Thúc đẩy bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo.

Ủng hộ sự lựa chọn độc lập của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.

TIỆP KHẮC: Gỡ bỏ các điều khoản hạn chế quyền tự do lập hội và tự do ngôn luận. Hy vọng chính phủ Việt Nam tiến hành các cải cách hướng tới nền dân chủ đa đảng.

ĐAN MẠCH: Quan ngại về tự do biểu đạt, đặc biệt là việc giam giữ các blogger và những người hoạt động ôn hòa.

Đề nghị sửa đổi luật pháp để đảm bảo các quyền tự do căn bản của người dân.

Khuyến nghị Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận công lý và quyền được có luật sư của mọi công dân khi bị khởi tố.

AI CẬP: Mời VN chia sẻ kế hoạch và tầm nhìn của mình để chuyển các thành tựu kinh tế xã hội thành các thành tựu về quyền con người

Tiếp tục tham gia các Công ước nhân quyền.

Đưa nhân quyền vào chương trình giáo dục ở tất cả các cấp phổ thông.

CUBA: Cuba: Tiếp tục đảm bảo quyền con người để thực sự là một nhà nước của dân do dân và vì dân.

Chúng tôi vẫn nhớ những lời của vị lãnh tụ vĩ đại Việt Nam, và những tình cảm gắn bó của chủ tịch Fidel Castro với nhân dân Việt Nam.

PHẦN LAN: Quan ngại về quyền tự do bày tỏ ở Việt Nam. Không hiểu VN đảm bảo các quyền tự bày tỏ ý kiến trên Internet trong hệ thống pháp luật ra sao?

Nghị định 72 đã hạn chế tự do Internet. Đề nghị có những sửa đổi đối với nghị định này.

PHÁP: Rất quan ngại về việc hạn chế quyền tự do bày tỏ, đặc biệt trên Internet.

Đề nghị tạm hoãn thi hành án tử hình và hướng tới bãi bỏ án tử hình.

Đề nghị sửa đổi các điều luật 79, 88 của Bộ luật Hình sự.



Đại diện Ủy ban Dân tộc trả lời:

Các dân tộc thiểu số được bảo đảm các điều kiện để có quyền như các dân tộc đa số.

Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số về nhà ở, kinh tế: cơ sở hạ tầng có bước phát triển, giáo dục tiếng dân tộc phát triển…

Người dân tộc thiểu số được khám chữa bệnh miễn phí.

Nhà nước chi 8 triệu USD để phổ biến báo chí cho vùng sâu vùng xa.

Người dân tộc thiểu số được tham gia các hoạt động văn hóa, bảo vệ tốt di sản dân tộc thiểu số.

Quyền con người của dân tộc thiểu số trong 4 năm qua đang ngày càng được đảm bảo.

Việt Nam sẽ xây dựng Luật Dân tộc để bảo vệ quyền của họ tốt hơn.

Đại diên Ban Tôn giáo Chính phủ trả lời:

Nhà nước VN luôn nhất quán bảo vệ quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người dân. Hiến pháp mới đã công nhận các quyền này.

Nhiều tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Đã có hơn 3000 cơ sở thờ tự mới được xây dựng.

Các tổ chức tôn giáo được liên hệ với các tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động từ thiện.

Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam được ra nước ngoài đi đào tạo.

Các sự kiện 100 năm Tin lành vào VN đã có sự tham dự của nhiều mục sư từ Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu.

Chính phủ VN cũng cho phép Giáo hội Phật giáo VN đăng cai Lễ hội Phật giáo Vesak.

Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao trả lời :

Quyền được xét xử công bằng được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hiến pháp mới quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này cho thấy Nhà nước rất quan tâm đến quyền tư pháp bình đẳng của người dân.

Hiến pháp quy định sự độc lập của hội thẩm và thẩm phán, nghiêm cấm cá nhân tổ chức can thiệp vào tiến trình tố tụng.

Luật sư có quyền bình đẳng với Kiểm sát viên trong việc tranh tụng và đưa ra các bằng chứng.

Việc tham gia của Luật sư giúp cho bản án được phán quyết một cách công bằng.


CHLB ĐỨC: Hoan nghênh VN ký Công ước Chống tra tấn và trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền.

Giảm tội phạm chịu án tử hình.

Trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân bị giam giữ tùy tiện.

Thực hiện nghiêm túc các quyền được quy định trong các công ước mà VN đã ký kết, đặc biệt quyền tự do biểu đạt trên Internet.

IRELAND: Quan ngại về việc các công ty cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam đã theo dõi người sử dụng.

Đảm bảo các quyền tự do biểu đạt.

Đề nghị tuân thủ nghiêm ngặt điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

NHẬT BẢN: Ghi nhận các thành tựu về xóa đói giảm nghèo.

Đề nghị mở rộng quyền tự ngôn luận, tự do bày tỏ.

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Việt Nam cải cách tư pháp, đào tạo nhân lực về pháp lý.

LITHUANIA: Quan ngại về việc bắt giữ blogger, nhà báo vì bày tỏ ôn hòa.

Đề nghị VN đảm bảo quyền tự do hội họp và ngôn luận của người dân.

LUXEMBOỦG: Đảm bảo quyền tự do thông tin, đặc biệt bảo vệ nhà báo và blogger cũng như những người bảo vệ nhân quyền.

Tất cả mọi người đều phải được xét xử công bằng. Các phiên tòa phải được công khai và cho phép tất cả mọi người được tham dự một cách không hạn chế.

MADAGASCAR: Đề nghị thành lập cơ chế Nhân quyền quốc gia.

MONTENEGRO: Kiến nghị VN nên mời tất cả các Báo cáo viên Đặc biệt vào làm việc.

VN nên tạm hoãn thi hành án tử hình, tiến tới bãi bỏ án tử hình.

HÀ LAN: Quan ngại về tình trạng vi phạm quyền tự do thông tin, đặc biệt là tự do Internet.

Đề nghị tuân thủ nghiêm điều 19 Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn.

NEW ZEALAND: Quan ngại về tình hình tự do ngôn luận và bày tỏ ở Việt Nam.

Nghị định 72 xâm phạm quyền tự do thông tin ở Việt Nam, do đó, cần phải được sửa đổi.

Sau phát biểu CUỐI của ông Hà Kim Ngọc, chủ tọa tuyên bố: Báo cáo sẽ được nhóm troika chuẩn bị và được thông qua vào thứ sáu 7/2, sau 3h chiều.

Upload Music Files - Embed Audio - VIỆT NAM BÁO CÁO LHQ V��...


Thành tích vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt Nam tiếp tục bị quốc tế chỉ trích tại buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR tại Liên hiệp quốc ngày 5/2/2014. Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140206-viet-nam-bi-chi-trich-manh-tai-phien-kiem-diem-dinh-ky-ve-nhan-quyen





Trên 200 khuyến cáo, đề nghị Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ
Kazakhstan soạn thảo và do ông Christian Guillermet, Đại Sứ của Costa Rica trinh bày, đã được Hồi Đồng Nhân quyền LHQ thông qua.
Ông cho biết, có 9 nước đưa câu hỏi trước, và 106 nước phát biểu hôm 5.2 đưa ra 227 Khuyến nghi.
Đáp lời, Trưởng phái đoàn Việt Nam (gồm 23 người), Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, Việt Nam sẽ xem xét kỹ các khuyến nghị, và trả lời vào tháng 6 tới vào khó họp lần thừ 26 của Hồi đồng Nhân quyền LHQ.
Tại cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Phổ quát lần thứ nhất năm 2009, các quốc gia thành viên LHQ đã đưa ra 134 khuyến nghị. Việt Nam chỉ chấp nhận 93 khuyến nghị, nhưng bác bỏ 45 khuyến nghi, là những khuyến nghị quan trọng, cụ thể trong việc  cải cách Bộ Luật Hình sự, trả tự do cho tù nhân lương tâm, chấp nhận nền báo chí độc lậpv.v... Nhưng trong thực tế, theo giới quan sát tại LHQ, thì 93 khuyến nghị được chấp nhận nhưng Việt Nam cũng không thi hành.
106 nước thành viên LHQ phát biểu và khuyến nghị tại cuộc Kiểm Điểm Phổ quát hôm 5 tháng 2 chỉ được nói trong vòng một phút năm giây, và theo thể thức “bốc thăm”, nên Na Uy là nước bắt đầu, Na Uy nói rằng : "Tự do ngôn luận là chủ yếu tại các xã hội cởi mở và trong sạch. Chúng tôi khuyến nghị Việt Nam thực hiện đầy đủ bản Hiến pháp (ở điều 69) tuân thủ theo Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị. Na Uy khuyến nghị Việt Nam cho phép các cá nhân và xã hội dân sự quyền chính đáng thăng tiến nhân quyền và công khai biểu tỏ những bất đồng của họ. Truyền thông có vai trò thiết yếu. Na Uy khuyến nghị Việt Nam rằng khung pháp lý cho phép những hoạt động tự do và độc lập giữa địa phương và truyền thông quốc tế tuân thủ theo các nghĩa vụ liên hệ Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và Chính trị."
Đa số các khuyến nghị đưa ra xoáy vào các vấn nạn tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp, việc sách nhiễu các bloggers và xã hội dân sự, yêu sách sửa đổi bộ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự theo tiêu chuẩn các Công ước LHQ mà Việt Nam tham gia ký kết, đặc biệt là sửa đổi những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia” như các điều 79, 88 và 258.
Bà Đại sứ nước Anh, Ruth Tumer, hy vọng sự kiện Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ khiến Việt Nam tôn trọng nhân quyền nhiều hơn. Nhưng bà quan ngại “những hạn chế đối với tư do ngôn luận và xu hướng kiểm soát Internet”. Bà khuyến nghị Việt Nam tôn trọng nghĩa vụ quốc tế theo Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị “để bảo đảm cho mọi công dân có quyền tự do ngôn luận và hội họp mà không sợ bị sách nhiễu hay bị bắt giam”.
Quyền Đại sứ Hoa Kỳ, ông Peter Mulrean nói lên mối âu lo về tình trạng tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo. Ông nói:
“Việt Nam vẫn tiếp tục giam cầm và sách nhiễu những ai thi hành các quyền tự do cơ bản, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và sách nhiễu các Giáo hội không đăng ký”.
Hoa Kỳ còn lo âu về sự hạn chế thành lập các Công đoàn tự do, vấn đề thiếu nhi lao động và cưỡng bức lao động, những điều luật mơ hồ về “an ninh quốc gia”, và tiếc rằng Việt Nam không cho các xã hội dân sự tham gia vào tiến trình Kiểm điểm UPR. Hoa Kỳ là phái đoàn duy nhất nêu tên các tù  nhân chính trị khi ông kêu gọi “trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức.
Canada cũng quan tâm vấn nạn tự do tôn giáo, khuyến nghị Việt Nam “giảm thiểu các trở ngại hành chính và những nhu cầu đăng ký để những hoạt động tôn giáo ôn hòa của các  nhóm đăng ký và không đăng ký được tự do tôn giáo và tín ngưỡng”.
Những vấn đề được các quốc gia quan tâm nhất là hủy bỏ án tử hình, tự do thông tin và ngôn luận trực tuyến và ngoài luồng, cũng như yêu cầu Việt Nam hình thành Viện Nhân quyền quốc gia.Thụy Điển khen ngợi sự phát triển mạng  mạnh mẽ ở Việt Nam với hàng triệu người sử dụng Internet và Facebook. Nhưng quan tâm tới sự kiện “đang có sự gia tăng kiểm soát Internet và gia tăng sách nhiễu cùng bắt giam công dân mạng. Từ năm 2009, có ít nhất 58 người bị bắt, bị kết án dưới điều luật mơ hồ của an ninh quốc gia cho những hành xử quyền tự do ngôn luận trên Internet”.Hơn 16 nước kể cả Brazil, Đan Mạch, Hung gia lợi, Tây Ban Nha, Úc, Áo, Đức, Pháp phê phán sự kiểm soát và hạn chế Internet, khuyến nghị Việt Nam sửa đổi các luật Internet như Nghị định 72 và 174 vừa thông qua năm ngoái.
Nhưng đại diện bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam bác bỏ, khi trả lời rằng :
“Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, không có kiểm duyệt thông tin Internet. Chúng tôi khẳng dịnh Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận mà là nhắm điều chỉnh các hoạt động trên Internet, nhằm bảo vệ môi trường Internet phù hợp, lành mạnh, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và bảo vệ lợi ích công cộng”.
Đại diện Phần Lan rất ngạc nhiên và hỏi làm sao Việt Nam lại có thể khẳng định rằng luật pháp bảo vệ tự do Internet. Phần Lan yêu cầu Việt Nam phải giải thích thêm. 
Ireland phát biểu:“vô cùng quan ngại việc sách nhiễu và bắt giam những nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, kể cả nhà báo, bloggers và đại diện các tôn giáo của dân tộc ít người khi họ biểu tỏ ý kiến bất đồng. Chúng tôi  nhận thấy thiếu sự độc lập trong ngành truyền thông, cũng như Nhà nước gia tăng xâm phạm vào các dịch vụ cung cấp Internet”.
Nước Áo khuyến nghị Việt Nam “công khai thông tin số lượng các trại giam, kể cả các trung tâm giam giữ hành chính để cai nghiện, do công an, bộ đội và Bộ Lao động  thiết lập, cũng như số lượng tù nhân bị giam giữ, và cung cách lao động mà tù nhân phải thi hành”.
Phần lớn các nước Á châu, đặc biệt ASEAN, tỏ ra “đoàn kết” khen ngợi Việt Nam, ngoại trừ Nhật Bản. Nhật Bản phát biểu:
“Chúng tôi có  những tin tức về việc chính quyền kiểm soát truyền thông, và thúc ép những cá nhân nào phê phán chính quyền và lãnh đạo Đảng, khuyến nghị Việt Nam tôn trọng tự do báo chí kể cả trực tuyến."
Cộng Hòa Tiệp, một quốc gia cựu Cộng sản, là nước duy nhất hiểu rõ nền tảng nhân quyền chỉ hiện hữu trong một chế độ có tự do, dân chủ. Đại diện Cộng Hòa Tiệp khuyến nghị Việt Nam cho phép nhân dân được tham gia vào các cơ cấu chính trị nhà nước, và thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên.
Các nước Tunisia, Azerbaijan, Bỉ, Tiệp, v.v… khuyến nghị Việt Nam mời các Báo cáo viên LHQ về điều tra Việt Nam. Báo cáo viên LHQ về tự do ngôn luận xin đi Việt Nam từ năm 2002, Báo cáo viên bảo vệ những Người đấu tranh bảo vệ Nhân quyền xin đi Việt Nam từ năm 2012, nhưng Việt Nam từ chối. Kỳ này ông Hà Kim Ngọc công bố chấp nhận Báo cáo viên LHQ về Tự do tôn giáo đến Việt Nam vào tháng 7 năm nay.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/over-200-advice-pieces-to-vietnam-02082014093542.html




ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE

No comments: