ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH


BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES
@@@@

Monday, December 3, 2012

Người xây TỬ CẤM THÀNH - Kiến Trúc Sư Việt Nam - NGUYỄN AN




Forbidden city's Chief Architect : RUAN - AN

From Wikipedia, the free encyclopedia
Nguyen An (? - 1453), also known as Ruan An[1] or Juan An[2] (depending on the transliteration system), was a Ming Dynasty eunuch, architect, and hydraulicspecialist between the first and fifth decades of the 15th century. Born in Vietnam, he was taken as tribute from Vietnam to China and later became an eunuch and architect in service to the Chinese emperors.
He, along with numerous architects, such as master designer and planner Cai Xin, Chen Gui, and Wu Zhong; master carpenter Kuai Xiang and master mason Lu Xiang; was an important[1] principle designer and a chief builder[3] of the Forbidden City in Beijing.[4]

Under the reign of Zhengtong Emperor, Nguyen An had a major role in the reconstruction of the wall of Beijing.[2][5] He was also a hydraulic specialist, who was involved in at least three hydraulic projects and had an flawless record.[6] He died in 1453.[2]


Kiến trúc sư  Nguyễn An, một tù binh chiến tranh người Việt Nam, đã được hoàng đế nhà Minh - Vĩnh Lạc , giao trọng trách thiết kế và tổng chỉ huy việc xây dựng Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn làm tổng công trình sư nhiều công trình quan trọng khác ở Trung Hoa thời bấy giờ.

Kiến trúc sư  Nguyễn An là người vẽ kiểu và chỉ huy hơn 100 ngàn nhân công xây dựng thành Bắc Kinh nổi tiếng khắp năm châu với Tử Cấm Thành, Thiên An Môn vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.




VIDEO PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ












Phim phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. 

Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.


Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm.
Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám.

Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay: 
“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.
“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

 “Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”

Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu đã dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra trươc công luận thế  giới.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) chiếu bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.






Vua Nghiêu từng gởi các quan đến tận đất Việt để học về thiên văn, phép làm lịch và chữ viết. Vào thời nhà Chu, 1.000 năm trước Tây Lịch, giữa nước Việt và nước Tàu hoàn toàn độc lập với nhau. Tổ nhà Chu là Cổ Công Ðản Phụ cho 2 hoàng tử lớn sang đất Việt để học văn hóa và đem về dạy lại cho dân Tàu. Vào thời Chu Vũ vương Cơ Phát họp các bộ tộc đánh Trụ, đọc Mục thệ, xác nhận tới lúc này, người Tàu còn là dân du mục trong khi đó tài liệu của National Geographic ghi rõ 5.000 năm trước Tây Lịch dân Việt đã sống đời định cư và là giống dân trồng lúa đầu tiên trên thế giới. Khác biệt to lớn tới 4.000 năm này nói lên giá trị văn hóa tồn trữ của Việt tộc mới chính là suối, là nguồn mãi mãi của văn minh toàn cõi Phương Ðông.
Kinh Thi với 25 bài phong dao trong Chu Nam và Chiêu Nam, căn cứ vào các sách cổ, tự điển cổ để phản bác lại sự chú giải thiên lệch, đầy chủ quan của Chu Hy (thời nhà Tống) và các học giả Tàu, xác định rõ 25 bài phong dao này là của Việt tộc, được Khổng Tử sử dụng nhằm dạy dỗ luân lý, đạo đức cho người Tàu. Ðể biết tại sao đức thánh Khổng đem phong dao Việt dạy cho người Tàu, tác giả trích dẫn 25 truyện kinh thiên động địa xảy ra trong triều đình nhà Chu và khắp các nước chư hầu thuộc nhà Chu trong thời Xuân Thu, trích từ sách sử do Khổng Tử và các sử gia cùng thời ghi lại.





Forbidden City: The Creation


9,999 Rooms in the Forbidden City


Still so Many Secrets





No comments: