CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH
@@@@
Saturday, August 18, 2012
CHUYẾN BAY ĐỊNH MỆNH ! ( Operation BABYLIFT )
During the Vietnam War, as South Vietnam was disintergrating under the North Vietnam military onslaught;US President of the United States, Gerald Ford authorized "OPERATION BABYLIFT" (April 3,1975)
In a valiant effort to rescue Vietnamese orphans by flying them to the United States.
However, after the rescue plane takes off, its cargo door blows off, and the plane crashes:175 survivors,more than 150 people (inclueded 79 childrens) who were on board are killed in APRIL 4,1975 .
Vào lúc Sàigòn đang chìm đắm trong cảnh ngộp thở và căng thẳng, không khí trở nên vô cùng hỗn độn. Lúc ấy, tại phi trường Tân Sơn Nhất, ông Allan Topping, giám đốc của hãng hàng không PAN AM đang phải đứng trước một tình thế vô cùng nan giản, vì lúc bấy giờ, Pan Am phải bận rộn với những chuyến phi vụ đưa nhân viên và thường dân Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam.
Cũng vào thời gian trước đó không lâu, chiếc máy bay C-5 A trong chuyến phi vụ thuộc chương trình Không Vận Di tản Trẻ mồ côi bị rớt với hơn 200 người tử nạn, trong số đó có 142 trẻ em. Thế là Pan Am đã lãnh trách nhiệm tiếp tục cung cấp phi vụ đưa các trẻ em mồ côi này sang Mỹ.
Khi chiếc máy bay chở các em mồ côi bị rớt, tin tức loan tải làm chấn động toàn thế giới. Làm sao để đưa các trẻ mồ côi còn sót lại ra khỏi Sài gòn một cách nhanh chóng? Mọi người hầu như đã tuyệt vọng.
Ngay lúc bấy giờ, một vị hảo tâm tại tiểu bang Connecticut đã đứng ra nhận lãnh. Ông Robert Macauley bàn với vợ, đem cầm căn nhà của mình với số tiền 251 ngàn Mỹ kim để thuê riêng một chiếc máy bay Pan Am chở các em cùng với 62 người sống sót sang Mỹ.
Thế còn những nhân viên người Việt đang làm cho PAN AM đang cùng Allan Topping ngày đêm liên tục bám trụ tại phi trường Tân Sơn Nhất trong những giờ phút căng thẳng nhất thì sao? Allan Topping biết chắc Pan Am không thể quyết định cho số phận của họ.
Trong thời gian này, các công ty lớn của Hoa Kỳ như IBM, Bank of America, Citibank…đều đã di tản hết nhân viên và ngưng họat động. Với tư cách là giám đốc của hãng hàng không PAN AM tại Việt nam lúc ấy , ông không thể nhẫn tâm bỏ rơi tất cả nhân viên của mình.
30 năm trước, khi tôi là giám đốc cho hãng hàng không Pan Am ở Việt Nam…Tôi đã chứng kiến cảnh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không còn sự hỗ trợ nào khác và quân miền Bắc thì cứ từ từ tiến vào miền Nam Việt Nam, không còn ai có thể cản trở họ được…Và đã dẫn đến biến cố tháng 4 năm 1975.
Không khí căng thẳng...
Đứng trước tình cảnh hỗn loạn lúc bấy giờ, Allan Topping không biết phải quyết định như thế nào. Số phận của họ nằm trong tay ông. Và chuyện gì đã xảy ra?
Hôm nay, 30 năm sau từ thành phố Miami, tiểu bang Florida, ông Allan Topping thuật lại:
"30 năm trước, khi tôi là giám đốc cho hãng hàng không Pan Am ở Việt Nam…Tôi đã chứng kiến cảnh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không còn sự hỗ trợ nào khác và quân miền Bắc thì cứ từ từ tiến vào miền Nam Việt Nam, không còn ai có thể cản trở họ được…Và đã dẫn đến biến cố tháng 4 năm 1975.
Lúc đó, mọi người ai cũng muốn di tản cả. Và tôi đã phải cố gắng tranh đấu cho các nhân viên của tôi cũng được đi.. Thời gian đó, thật là khó khăn, vì chỉ còn mỗi mình hãng Pan Am họat động. Chúng tôi thật vất vả vì phải lo chuyên chở các trẻ mồ côi trong chương trình Không Vận Di Tản Trẻ Em Mồ Côi.
Tôi không biết làm sao cho các nhân viên của tôi di tản vì cứ chờ đợi cấp trên quyết định. Khi tôi biết được rằng các trẻ em mồ côi được một cơ quan nào đó tại Hoa Kỳ bảo trợ thì sẽ được đến Mỹ, tôi cũng bắt chước làm như thế.
Tôi làm giấy tờ xin với Pan Am ở Hoa Kỳ đứng ra bảo trợ hết cho họ và thân nhân của họ. Cuối cùng, cấp trên tôi đồng ý nhưng tôi phải tự lo liệu mọi việc và phải tuyệt đối giữ bí mật, không được phép tiết lộ với ai.
Thời gian này thật là khó khăn cho tôi vì các nhân viên của tôi hầu như đều trách cứ tôi không lo cho họ. Hàng ngày, họ vẫn đến làm việc bình thường để lo di tản cho những người khác, trong khi chính bản thân họ thì không hề được nhắc đến.
Tôi chỉ biết nói với họ câu “ đừng lo lắng” vậy thôi! Ngoài ra, không được phép nói gì thêm. Có những nhân viên của tôi đã âm thầm rời khỏi Pan Am và tìm cách móc nối với tòa Đại sứ Mỹ hay bằng cách nào đó ra đi bằng tàu Hải quân…
Trong suốt tuần lễ thứ hai của tháng tư, tôi rất buồn và đau lòng khi bắt gặp những ánh mắt không còn thiện cảm của nhân viên tôi đối với tôi. Tuy họ vẫn siêng năng làm việc, nhưng không khí nặng nề bao trùm… Tôi vẫn phải âm thầm lên kế hoạch một mình. Tôi ra lệnh lấy danh sách và thân nhân của tất cả nhân viên tôi.
Tôi còn nhớ là lúc bấy giờ, Sài gòn căng thẳng và nguy hiểm lắm. Tôi phải hứa với cấp trên là bảo đảm tính mạng cho họ. Tôi còn được cấp trên báo cho biết trước là có thể chuyến bay cuối cùng này sẽ bị quân Cộng Sản bắn khi cất cánh. Lúc bấy giờ, tôi không chú ý lời cảnh báo đó cho lắm, mà chỉ chú tâm làm sao đưa nhân viên của tôi và thân nhân của họ rời khỏi Sài gòn bằng mọi cách mà thôi.
Danh sách chỉ có 62 người nhưng thân nhân của họ lên đến 700 người, nào là ông bà cô chú bác, họ hàng đôi bên… Cấp trên tôi chỉ cho chiếc Boeing 747 và nó chỉ có sức chứa được có 375 người mà thôi. Tôi đã phải lọc lại danh sách của họ và chỉ còn có 350 người.
Tôi còn nhớ là lúc bấy giờ, Sài gòn căng thẳng và nguy hiểm lắm. Tôi phải hứa với cấp trên là bảo đảm tính mạng cho họ. Tôi còn được cấp trên báo cho biết trước là có thể chuyến bay cuối cùng này sẽ bị quân Cộng Sản bắn khi cất cánh. Lúc bấy giờ, tôi không chú ý lời cảnh báo đó cho lắm, mà chỉ chú tâm làm sao đưa nhân viên của tôi và thân nhân của họ rời khỏi Sài gòn bằng mọi cách mà thôi.
Cuối cùng, tôi chỉ thông báo cho họ biết trước khi khởi hành một ngày mà thôi, tức ngày 24 tháng 4, vào lúc 4 giờ chiều, chiếc máy bay Pan Am cuối cùng đã cất cánh đem theo 463 hàng khách trong đó có đến 75% là người Việt nam. Và đây là chuyến máy bay cuối cùng của hãng hàng không Mỹ trong thời điểm Sàigòn sụp đổ."
1 comment:
Excellent post. I'm facing a few of these issues as well..
Take a look at my homepage ... uk pay day loans
Post a Comment